Ảnh hưởng của lao động, năng suất lao động đến chỉ tiêu GDP

04/06/2019 - 03:30 PM
Dựa trên số liệu GDP theo giá so sánh (giá 2010) của Tổng cục Thống kê (TCTK), có thể tính được tốc độ (chỉ số) phát triển và tốc độ tăng của chỉ tiêu GDP qua các năm và bình quân năm các giai đoạn như bảng 1.
 
Bảng 1. GDP theo giá so sánh và tốc độ phát triển, tốc độ tăng GDP qua các năm
  
Năm GDP (tỷ đồng) Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (%)
2005 1588646    
2006 1699501 1,0697 6,97
2007 1820667 1,0713 7,13
2008 1923749 1,0566 5,66
2009 2027591 1,0540 5,40
2010 2157828 1,0642 6,42
2011 2292483 1,0624 6,24
2012 2412778 1,0525 5,25
2013 2543596 1,0542 5,42
2014 2695796 1,0598 5,98
2015 2875856 1,0668 6,68
2016 3054470 1,0621 6,21
2017* 3262548 1,0681 6,81
Bình quân năm:    
2006-2010 1,0632 6,32
2011-2015 1,0591 5,91
2016-2017 1,0651 6,51
 
Nguồn: Niên giám Thống Ghi chú: Cột 2 - Tốc độ (chỉ số) phát triển GDP bằng GDP (cột 1) năm sau chia cho năm trước Cột 3 - Tốc độ tăng GDP = Tốc độ phát triển GDP (cột2) nhân với 100 và trừ đi 100
* Số liệu năm 2017 là số liệu sơ bộ
  
Số liệu bảng 1 cho thấy, GDP của Việt Nam bình quân năm trong giai đoạn 2006-2010 tăng 6,32%; Từ năm 2011 đến 2015 tăng từ 6,24 đến 6,68%, bình quân năm của cả giai đoạn tăng 5,91% (thấp hơn mức tăng bình quân năm của 5 năm trước là 0,41%); 2 năm 2016 và 2017 tốc độ tăng GDP là 6,21% và 6,81%, bình quân năm của 2 năm này tăng 6,51% (tăng cao hơn mức tăng bình quân năm của các giai đoạn trước đó).
 
Như vậy, tốc độ tăng GDP khá cao ở những năm 2006 và 2007 (trên dưới 7%), sau thấp dần và luôn đạt dưới 6,5%, trong đó, một số năm chỉ tăng trên 5%; đến năm 2015, đạt 6,68%, năm 2016 giảm đi một chút và năm 2017 đạt đến 6,81%. Chung lại, GDP của Việt Nam giai đoạn 2006-2017 đều tăng trên 5% và bình quân năm cả thời kỳ tăng 6,18%.
 
Hình 1. Tốc độ tăng GDP qua các năm
Ảnh hưởng của lao động, năng suất lao động đến chỉ tiêu GDP
 
                     Bảng 2. Tính NSLĐ, tốc độ phát triển lao động và tốc độ tăng NSLĐ qua các năm 
                                                           và bình quân năm các giai đoạn
 
 
Năm
 
GDP
(tỷ đồng)
 
Lao động
(1000
người)
 
NSLĐ
(tr.đ/người)
Tốc độ phát triển
(lần)
Lao động NSLĐ
A 1 2 3 = 1 : 2 4 5
2005 1588646 42774,9 37,14 - -
2006 1699501 43980,3 38,64 1,0282 1,0405
2007 1820667 45208,0 40,27 1,0279 1,0422
2008 1923749 46460,8 41,41 1,0277 1,0281
2009 2027591 47743,6 42,47 1,0276 1,0257
2010 2157828 49048,5 43,99 1,0273 1,0359
2011 2292483 50352,0 45,53 1,0266 1,0349
2012 2412778 51422,4 46,92 1,0213 1,0306
2013 2543596 52207,8 48,72 1,0153 1,0384
2014 2695796 52744,5 51,11 1,0103 1,0491
2015 2875856 52840,0 54,43 1,0018 1,0649
2016 3054470 53302,8 57,30 1,0088 1,0529
2017 3262548(*) 53703,4 60,75 1,0075 1,0602
Bình quân:
2006-2010 x x x 1,0277 1,0344
2011-2015 x x x 1,0150 1,0435
2016-2017 x x x 1,0081 1,0565
             
 Ghi chú: - Cột 4 và cột 5 - Tốc độ (chỉ số) phát triển lao động và năng suất lao động bằng (=) năm sau chia cho năm trước của lao động và NSLĐ ở cột 2 và 3. Riêng tốc độ phát triển bình quân năm tính bình quân nhân từ tốc độ phát triển các năm trong cùng giai đoạn.
(*) Số liệu 2017 là số liệu sơ bộ
 
Từ số liệu GDP theo giá so sánh có ở bảng 1 và có thêm lao động làm việc hàng năm từ Niên giám Thống kê năm 2012 và 2017 của TCTK, ta tính được NSLĐ (NSLĐ = GDP: lao động) và tốc độ (chỉ số) phát triển lao động, tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm và bình quân năm các giai đoạn 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2017 như bảng 2.

Từ số liệu về tốc độ (chỉ số) phát triển GDP có ở bảng 1 và tốc độ (chỉ số) phát triển lao động có ở bảng 2, áp dụng phương pháp chỉ số Thống kê, ta tính được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tăng năng suất lao động và tăng lao động đến tăng trưởng GDP qua các năm và bình quân năm các giai đoạn như cột 2 và 3 bảng 3.
 
Bảng 3. Ảnh hưởng của tăng năng suất lao động và tăng lao động đến tăng trưởng GDP
qua các năm và bình quân năm các giai đoạn.
Đơn vị tính: %
Năm Tốc độ tăng GDP Tăng GDP do Tỷ phần đóng góp vào GDP
Tăng NSLĐ Tăng lao động Tăng NSLĐ Tăng lao động
A 1 = 2 + 3 2 3 4 5
2006 6,97 4,15 2,82 59,54 40,46
2007 7,13 4,34 2,79 60,87 39,13
2008 5,66 2,89 2,77 51,06 48,94
2009 5,40 2,64 2,76 48,89 51,11
2010 6,42 3,69 2,73 57,48 42,52
2011 6,24 3,58 2,66 57,37 42,63
2012 5,25 3,12 2,13 59,43 40,57
2013 5,42 3,89 1,53 71,77 28,23
2014 5,98 4,95 1,03 82,78 17,22
2015 6,68 6,50 0,18 97,31 2,69
2016 6,21 5,33 0,88 85,83 14,17
2017 6,81 6,06 0,75 88,99 11,01
Bình quân năm:
2006-2010 6,32 3,55 2,77 56,17 43,83
2011-2015 5,91 4,41 1,50 74,62 25,38
2016-2017 6,51 5,70 0,81 87,56 12,44
 
Ghi chú:  Cột 4 = Cột 2: Cột 1 x 100; Cột 5 = Cột 3 : Cột 1 x 100 và Cột 4 + Cột 5 = 100
  
Số liệu bảng 3 cho thấy, trong suốt cả thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2017, cả hai yếu tố năng suất lao động và số lượng lao động qua tất cả các năm đều tăng lên và làm tăng GDP, tức là tốc độ tăng GDP do ảnh hưởng của hai yếu tố trên đều mang dấu dương. Tuy nhiên, mức độ làm tăng của mỗi yếu tố ở từng năm cũng như từng giai đoạn có mức độ nhiều ít khác nhau.
 
Giai đoạn 2006-2010, có 4 năm (2006, 2007, 2008 và 2010) tăng năng suất lao động làm tăng GDP nhiều hơn so với tăng lao động làm tăng GDP (đóng góp từ 51,06% đến 60,87% của tăng NSLĐ so với đóng góp từ 48,94% đến 39,13% của tăng lao động); chỉ có năm 2009 tăng NSLĐ làm tăng GDP thấp hơn so với tăng lao động làm tăng GDP (2,64% so với 2,76%), tương ứng với tỷ phần đóng góp là 48,89% so với 51,11%. Bình quân năm cả giai đoạn tăng NSLĐ làm tăng GDP 3,55% với tỷ phần đóng góp là 56,17%, còn tăng lao động làm tăng GDP 2,77% với tỷ phần đóng góp là 43,83%.
 
Giai đoạn 2011-2015, ở tất cả các năm đều có tăng năng suất lao động làm tăng GDP cao hơn do tăng lao động làm tăng GDP, trong đó, 2 năm 2014 và 2015 tăng năng suất lao động làm tăng GDP tới 4,95% và 6,50% so với tăng lao động làm tăng GDP chỉ có 1,03% và 0,18%; Tương ứng với các tỷ phần đóng góp của tăng NSLĐ là 82,78% và 97,31% so với tỷ phần đóng góp của tăng lao động là 17,22% và 2,69%. Bình quân năm giai đoạn 2011-2015, tăng NSLĐ làm tăng GDP là 4,41% với tỷ phần đóng góp là 74,62% và tăng lao động làm tăng GDP 1,50% với tỷ phần đóng góp 25,38%.
 
Giai đoạn 2016-2017, tăng GDP vẫn chủ yếu là do tăng năng suất lao động: Năm 2016 làm tăng 5,33% với tỷ phần đóng góp là 85,83% và năm 2017 làm tăng 6,06% với tỷ phần đóng góp là 88,99%; tăng lao động của 2 năm này chỉ làm tăng 0,88% và 0,75% với tỷ phần đóng góp là 14,17% và 11,01%. Bình quân năm của cả giai đoạn tăng NSLĐ làm tăng 5,70% với tỷ phần đóng góp 87,56%, còn tăng lao động làm tăng 0,81% với tỷ phần đóng góp 12,44%.
 
Nhìn chung, suốt 12 năm từ năm 2006 đến năm 2017, chỉ tiêu tăng trưởng sản phẩm trong nước luôn có tốc độ tăng đạt từ 5,24% trở lên, trong đó giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng bình quân năm trên 6%, đến giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng GDP đạt thấp hơn một chút (bình quân năm tăng dưới 6%), nhưng hai năm 2016 và năm 2017 lại đạt được mức trên 6,5%. hơn nữa, trong tốc độ tăng lên của GDP thì chủ yếu là do tăng năng suất lao động (bình quân 12 năm tăng GDP do tăng NSLĐ 4,27% với tỷ phần đóng góp là 69,09%, còn tăng lao động làm tăng 1,91% với tỷ phần đóng góp là 30,91%). Tốc độ tăng GDP do tăng năng suất lao động chiếm tỷ trọng (có tỷ phần) lớn và xu thế ngày càng tăng, chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang theo hướng phát triển bền vững./.

 
TS. Đặng Văn Lương
Đại học Thương mại Hà Nội

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top