ASEAN trong cách mạng công nghiệp 4.0: Chủ động để phát triển thịnh vượng

15/04/2020 - 03:52 PM
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang mang lại những thay đổi nhanh chóng, đối với phương thức sản xuất, cách thức làm việc, lối sống và quan hệ tương tác lẫn nhau trong khu vực ASEAN bởi các công nghệ mới như phân tích dữ liệu lớn (Big Data), t rí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất tiên tiến, in 3D, kết nối Internet vạn vật (IoT)…, đòi hỏi cộng đồng ASEAN nói chung vcác nước thành viên nói riêng cần có sự thay đổi trong việc điều hành và điều tiết để khu vực phát triển thịnh vượng.
 
Một công nhận chung - một quyết tâm cao
 
CMCN 4.0 được cho là sẽ liên tục định hình tương lai của ASEAN khi nền kinh tế số đang phát triển mạnh tại 6 thị trường trong khu vực là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, ước tính sẽ đt 200 tỷ USD vào năm 2025, tăng gấp 4 lần so với 50 tỷ USD năm 2017 (theo Google và Temasek - một công ty đầu tư toàn cầu tại Singapore, 2017). Hãng tư vấn quản lý hàng đầu thế giới AT Kearney cũng cho rằng, ASEAN có tiềm năng nằm trong top 5 nền kinh tế kỹ thut số hàng đầu trên thế giới vào năm 2025. Đây là một xu hướng phát triển tích cực, dù vy nhiều đánh giá cho rằng các quốc gia thành viên ASEAN vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của CMCN 4.0. Minh chứng là các nền kinh tế kỹ thut số mới chỉ chiếm 7% GDP của ASEAN, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 16% ở Trung Quốc, 27% ở EU và 35% ở Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ hiện chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp của khu vực ASEAN, có 75% doanh nghiệp nhận thy cơ hội của CMCN 4.0, nhưng mới chỉ có 16% trong số đó sử dụng các công cụ kỹ thut s. CMCN 4.0 cũng đang tiềm ẩn không ít thách thức cho nền kinh tế khu vực. Theo kết quả một số nghiên cứu, cuộc cách mạng này sẽ tạo ra nhiều việc làm mới cho xã hội, tại các nước thành viên ASEAN như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ phải chuyển đổi khoảng một nửa (54-56%) công việc hiện tại sang tự động hóa. Điều này đặt ra bài toán đi tìm giải pháp khai thác những tiềm năng cũng như giải quyết các thách thức từ CMCN 4.0 cho cộng đồng ASEAN.
 
Nhìn lại những năm qua có thể thy, cộng đồng ASEAN đã sớm chuẩn bị cho làn sóng CMCN 4.0 đang lan tỏa trên toàn cầu. ASEAN đã xem CMCN 4.0 là một trong những xu thế nổi bt nht toàn cầu và đề ra các sáng kiến quan trọng liên quan đến nền kỹ thut số của cuộc cách mạng, quy định rõ tại yếu tố đặc trưng B9 (Các xu thế lớn toàn cầu và các vấn đề mới nổi liên quan đến thương mại) của Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025. Theo đó, yếu tố này yêu cầu đầu tư vào người lao động và doanh nghiệp như là các trung tâm học tập về phát triển công nghiệp, quản lý các điều chỉnh lao động trong hội nhập ASEAN; nâng cao sức mạnh tổng hợp giữa các doanh nghiệp, người lao động và chính phủ nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh lớn hơn, cũng như đảm bảo tính năng động và toàn diện cho các nước thành viên.
 
Yếu tố B9 đồng thời đề cập đến việc mở rộng các dòng kết nối xuyên quốc gia toàn cầu, đy nhanh tiến bộ công nghệ số hóa đang ngày càng định hình hot động sản xuất, thương mại, dịch vụ và đầu tư quốc tế. Để ASEAN có thể nắm bt được các cơ hội, tt cả các nhóm công tác chuyên ngành được yêu cầu cần phải  chủ động xem xét tác động của các xu thế lớn và đưa vào chương trình làm việc trong tương lai.
 
Ngoài yếu tố B9, Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 cũng đề cập đến các yếu tkhác là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh của ASEAN trong CMCN 4.0 như: Bảo vệ người tiêu dùng (Yếu tố B2); Tăng cường hợp tác quyền sở hữu trí tuệ (Yếu tố B3); Tăng trưởng dựa vào năng suất, đổi mới, nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa công nghệ (Yếu tố B4); Thương mại điện tử (Yếu tố C3) và Khoa học và công nghệ (Yếu tố C9).
 
Bên cạnh đó, ASEAN cũng có các chương trình, quy hoạch chuyên ngành cho hợp tác nền kỹ thuật số trong khu vực như: Quy hoạch tổng thể về công nghệ thông tin ASEAN đến năm 2020, Chương trình làm việc ASEAN về thương mại điện tử 2017 - 2025, Kế hoạch hành động về khoa học, công nghệ và đổi mới ASEAN (APASTI) 2016-2025, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025...
 
CMCN 4.0 còn là một trong những nội dung quan trọng trong nhiều chương trình nghị sự của ASEAN. Lần đầu tiên là tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 vào tháng 4/2017 ở Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 mang lại, nhằm thúc đy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng trong khu vực ASEAN. Tiếp sau đó, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 49 vào tháng 9/2017 đã thảo luận việc xây dựng các cơ chế, chính sách trong khu vực giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tận dụng tốt các hiệp định thương mại nội khối, vượt qua các thách thức mới khi cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có tác động sâu rộng đến mọi doanh nghiệp. Hội nghị đồng thời tán thành khuyến nghị giao nhiệm vụ cho Ban Tký ASEAN thực hiện đánh gvề mức độ sẵn sàng hoặc chuẩn bị của ASEAN và các nước thành viên cho CMCN 4.0 bởi tại thời điểm đó chưa có đánh giá nào bao gồm cả 10 quốc gia thành viên. Với chủ đề ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và các nước ASEAN cũng đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và hình thành các ý tưởng, định hướng lớn về phát triển của các nước ASEAN tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 diễn ra vào tháng 9/2018, nhằm góp phần thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 vì lợi ích và sự phát triển của cả khu vực và từng quốc gia, đóng góp cho sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Tiếp nối những bước đi trên, nhằm tăng tính chủ động chuẩn bị của ASEAN cho CMCN 4.0, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 tổ chức vào tháng 6/2019 tại Thái Lan, các nước đã thảo luận nhiều biện pháp vĩ mô để nâng cao hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại nội khối, từ đó tăng cường tính tự cường của ASEAN. Cụ th, Lãnh đạo các nước thống nht sẽ thúc đy một ASEAN không rào cản thông qua triển khai Sáng kiến Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN); thúc đẩy kinh tế số và một ASEAN số hóa; thống nhất việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho CMCN 4.0. Cũng tại Thái Lan, tham gia Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 (AEM 51), các Bộ trưởng đã thông qua 4/5 vấn đề kinh tế ưu tiên liên quan đến CMCN 4.0 là: Kế hoạch hành động khung tích hợp kỹ thut số ASEAN 2019-2025; Hướng dẫn về phát triển dịch vụ lao động lành nghề để đáp ứng CMCN 4.0; Tuyên bố ASEAN về Chuyển đổi công nghiệp sang công nghiệp 4.0; Hướng dẫn chính sách về số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ ASEAN.
 
Mới đây nht là vào tháng 3/2020, tại Hội nghị AEM họp lần thứ 26 (hội nghị thường niên cấp Bộ trưởng phụ trách kinh tế đầu tiên trong năm) tổ chức tại Việt Nam, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong có tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến CMCN 4.0 như: Thương mại điện tử, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo…
Đánh giá sự sẵn sàng của ASEAN cho CMCN 4.0
Ban Tký ASEAN đã đánh giá sự sẵn sàng của ASEAN nói chung và các nước thành viên ASEAN (AMS) nói riêng trong bối cảnh của CMCN 4.0 sử dụng phương pháp luật từ Báo cáo sẵn sàng cho tương lai của sản xuất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), dựa trên 5 yếu tố: (1) Đổi mới và công nghệ; (2) Nguồn lực con người; (3) Khung pháp lý; (4) Cơ sở hạ tầng và kết nối; (5) Tăng trưởng bao trùm và bền vững.
 
Theo kết quả đánh giá, 10 nước thành viên được phân loại thành 4 nhóm với các cấp độ khác nhau. Nhóm dẫn đầu trong khu vực (có nền kinh tế hiện tại mạnh và sẵn sàng cao cho tương lai) lần lượt là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tiếp theo là nhóm có nền kinh tế mạnh nhưng phải đối mặt với rủi ro trong tương lai,  chỉ có duy nht Indonesia. Thứ ba là nhóm tiềm năng cao (có nền kinh tế còn hạn chế, nhưng có vị trí tốt cho tương lai), có 2 quốc gia là Brunei và Philippin. Cuối cùng là nhóm khai sinh (có nền kinh tế hạn chế và đối mặt với rủi ro trong tương lai), gồm 4 nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar. Điều đáng chú ý là Việt Nam nằm gần điểm giao ct với nhóm T3, cho thy quốc gia có tiềm năng mạnh mẽ hơn và có mức độ sẵn sàng cao hơn 3 nước còn lại.
 
Hình 1: Mức độ sẵn sàng của các nước ASEAN cho CMCN 4.0
ASEAN trong cách mạng công nghiệp 4.0: Chủ động để phát triển thịnh vượng
                                                                                        Nguồn: Ban Thư ký ASEAN

Mặc dù đt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực đổi mới và trình độ công ngh, song Báo cáo Đánh giá sự sẵn sàng cho CMCN 4.0 cũng cho thấy sự tiến bộ không đồng đều của các quốc gia trong các vấn đề: Băng thông rộng cố định, công nghệ 4G, nghiên cứu và phát triển (R&D), bằng sáng chế và bảo mt mạng... Trong khi đó còn tồn tại khoảng cách đáng kể về nguồn nhân lực giữa và trong các nước ASEAN. Do đó, báo cáo đưa ra các lĩnh vực cần được chú trọng hơn để nâng cao mức độ sẵn sàng của ASEAN cho CMCN 4.0 đối với từng quốc gia riêng lẻ cũng như ở cấp khu vực, cụ thể:
 
Thứ nhất, đảm bảo cơ sở hạ tầng vững chắc, bao gồm kết nối về băng thông rộng và tiên tiến, bên cạnh kết nối hệ thống cảng biển và đường b, kết nối về vốn, khung pháp lý, đổi mới công ngh, và tăng trưởng toàn diện bền vững, Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025.
 
Thứ hai, cải thiện khung pháp lý, thực hiện nguyên tắc chung về thực hành quản lý tốt (GRP), các sáng kiến về Thành phố thông minh, Vườn ươm sáng tạo, Nông nghiệp 4.0, ASEAN TVET 4.0, FinTech, phát triển in AI 3D trong ngành y tế, Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN (ACSS), Kho lưu trữ thương mại ASEAN (ATR) kết nối Kho lưu trữ thương mại quốc gia (NTR) của 10 nước ASEAN, Cơ chế Giải quyết Tranh chấp Thương mại, Dịch vụ và Đầu tư ASEAN (ASSIST).
 
Thứ ba, giải quyết các nhu cầu về phát triển kỹ năng: ASEAN đang triển khai dịch các tài liệu có thể truy cập trực tuyến, tăng cường các khóa học trực tuyến mở và các tài nguyên giáo dục mở…
 
Thứ tư,  tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan: Chú trọng tầm quan trọng của “Vai trò tăng cường của khu vực tư nhân”, đẩy mạnh “Quan hệ đối tác công tư”.
 
Thứ năm, tăng cường hợp tác khu vực và phối hợp các trụ cột của ASEAN, tập trung vào các nội dung: (1) Phối hợp giữa các lĩnh vực then chốt, bao gồm các lĩnh vực của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như: Khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,  siêu nhỏ và các lĩnh vực an sinh xã hội như: Lao động, tăng cường giáo dục và an ninh mạng; (2) Phối hợp giữa các cơ quan liên quan của ASEAN như Nhóm đặc trách cấp cao về kinh tế (HTLF-EI), Hội nghị quan chức cao cấp Kinh tế (SEOM), Ủy ban Khoa học và Công nghệ (COST), Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN (AWGIPC)… nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng khu vực.
 
C thể nói, ASEAN đã, đang có một chiến lược nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của khu vực với CMCN 4.0, hướng đến không để ai lại phía sau trong hành trình chuyển đổi kỹ thut s, đồng thời có thể tận dụng các công nghệ để giải quyết các mối quan tâm phát triển bền vững, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia ASEAN./.

Sự chuẩn bị của Việt Nam cho CMCN 4.0

Là thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng đã có nhiều hành động để nâng cao năng lực chuẩn bị cho CMCN 4.0. C thể là năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức TECHFEST tập hợp các nhà phát minh, doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ và truyền thông, thành lập Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) với số vốn 47 triệu USD (một nửa số vốn được phân bổ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ) để chuẩn bị nguồn lực cho cuộc cách mạng. Việt Nam cũng đã hợp tác với chính phủ các nước Phần Lan, Đức, t-xty-li-a, UNICEF, Ngân hàng Thế giới (WB) để thí điểm các chương trình thúc đy đổi mới sáng tạo công nghệ và phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, sản xuất. Tiếp theo đó, năm 2016, đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi động và đổi mới quốc gia vào năm 2025” được phê duyệt nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp ckhả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tu, công ngh, mô hình kinh doanh mới; đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Sự chủ động của Việt Nam thể hiện r nét hơn khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CTTTg (năm 2017) về tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó yêu cầu các cấp chính quyền tập trung vào những việc quan trọng: (i) Phát triển, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ICT; (ii) Cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh; (iii) Đề xuất, xây dựng và đánh giá các chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp với CMCN 4.0; (iv) thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; (v) Thay đổi chính sách, nội dung và phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng theo xu hướng sản xut công nghệ mới; (vi) Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và xã hội về CMCN 4.0.

Đặc biệt, năm 2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Theo tinh thần của Nghị quyết, Việt Nam sẽ hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia, bao gồm: Hoàn thiện pháp lut; y dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm c kiểm soát đối với các công ngh, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số; Ban hành các chính sách hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp; y dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ; y dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh bền vữngCùng với đó, Việt Nam sẽ có các chính sách: Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên; Hội nhập quốc tế; Thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan… Thêm một điều đáng mừng là Việt Nam đã thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia vào tháng 10/2019, nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
 
Bích Ngọc

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top