Báo cáo đầu kỳ về các chỉ tiêu phát triển bền vững của ASEAN - 2020

03/12/2020 - 11:10 AM
Báo cáo đầu kỳ các chỉ số phát triển bền vững của ASEAN là ấn phẩm của Ban Thư ký ASEAN được công bố vào tháng 10/2020, do Nhóm công tác về Chỉ số SDG (WGSDGI) thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ Hội nhập Khu vực ASEAN của Liên minh EU (ARISE) cùng sự hợp tác của các bộ, ban, ngành, các chuyên gia và đặc biệt là các cơ quan thống kê của các quốc gia thành viên ASEAN.

Đây là báo cáo đầu tiên của ASEAN về các chỉ tiêu phát triển bền vững (SDG) nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về tình hình thực hiện các mục tiêu này trong khu vực ASEAN giai đoạn 2016-2018, qua đó hỗ trợ việc giám sát tiến đđạt được Chương trình nghị sự toàn cầu cũng như hỗ trợ công tác hoạch định các chính sách liên quan ở cấp quốc gia và khu vực. Đây là một yêu cầu cần thiết khi chỉ còn chưa đầy một thập kỷ nữa để các quốc gia đạt được các Mục tiêu của Chương trình Nghị sự Toàn cầu 2030 do Liên hợp quốc đề ra, đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid, khiến tiến độ thực hiện SDGs có nguy cơ bị chậm trễ.
 
Báo cáo đầu kỳ về các chỉ tiêu phát triển bền vững của ASEAN - 2020


Ngoài phần giới thiệu, các bảng biểu số liệu, phụ lục phản ánh số liệu, báo cáo của từng quốc gia thành viên ASEAN, Báo cáo đầu kỳ các chỉ số phát triển bền vững của ASEAN gồm 3 phần:

Phần I, những phát hiện chính của từng mục tiêu phát triển bền vững;

Phần II, trình bày chi tiết thực trạng của SDGs trong khu vực;


Phần III, đề cập đến những vấn đđđạt được các mục tiếp phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo như: Những nỗ lực hiện tại của các quốc gia thành viên trong việc đo lường, giám sát việc thực hiện SDGs ở các quốc gia; Những thách thức và vấn đđặt ra trong thời gian tiếp theo, bao gồm cả tác động của đại dịch Covid-19 trong việc giám sát SDG; Các chiến lược và biện pháp cần thiết để cải thiện việc thu thập dữ liệu của các chỉ tiêu SDG cho ASEAN trong tương lai.

Trong phần I, những phát hiện chính, báo cáo cho biết, trong số các quốc gia thành viên có chuẩn nghèo quốc gia, có trung bình 13,0% tổng dân số của các quốc gia sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2018. Tại khu vực nông thôn có 18,0% người dân sống dưới mức nghèo. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở thể thấp còi là 27,0% và thể gầy còm là 8,6% vào năm 2016. Năm 2016, tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống là 235 người. Năm 2018 toàn khu vực có 83,3% các ca sinh được các nhân viên y tế có chuyên môn chăm sóc. Tỷ lệ người biết chữ trong khu vực ASEAN đạt 93,4% vào năm 2018. Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi những người đã kết hôn hoặc ở chung trước 15 tuổi và trước 18 tuổi lần lượt là 1,6% và 14,0% vào năm 2016. Tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội của các quốc gia thuộc khu vực là 19,6%.

Nhìn chung, tỷ lệ người dân ASEAN được tiếp cận với nước uống và các cơ sở vệ sinh đã được cải thiện, với mức trung bình lần lượt là 83,8% và 79,7% dân số. Có 92,0% số người ở khu vực ASEAN được sử dụng điện trong năm 2018. GDP thực tế bình quân đầu người trong khu vực tăng 4,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình đối với dân số từ 15 tuổi trở lên là 3,7%...

Phần II của ấn phẩm cung cấp cho độc giả chi tiết hơn một số kết quả đạt được của các nước trong khu vực về một số mục tiêu phát triển vững, gồm: Mục tiêu 1 - Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; Mục tiêu 2 - Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; Mục tiêu 3 - Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; Mục tiêu 4 - Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; Mục tiêu 5 - Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; Mục tiêu 6- Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; Mục tiêu 7- Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; Mục tiêu 8 - Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; Mục tiêu 9 - Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; Mục tiêu 13 - Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; Mục tiêu 15 - Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; Mục tiêu 16 - Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; Mục tiêu 17 - Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Trong phần III, những nỗ lực, thách thức và các hành động tiếp theo, đã cho thấy việc chính phủ mỗi quốc gia thành viên xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và sự phối hợp hành động của các cơ quan trong từng quốc gia. Đồng thời, chỉ ra những thách thức mà quốc gia sẽ phải đối mặt khi giám sát việc thực hiện các mục tiêu như: Năng lực thống kê còn hạn chế, nhất là nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động thống kê; Xác định các nguồn dữ liệu và phương pháp luận phù hợp có được các chỉ số SDG quốc gia; Duy trì mức độ phối hợp giữa các bên liên quan và các đối tác đđưa ra các chỉ số SDG hay tác động của Đại dịch COVID-19 đối với việc giám sát các Chỉ tiêu SDG của các nước thành viên ASEAN…

Phần III cũng kiến nghị những hành động mà các quốc gia cần thực hiện để giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực, trong đó Hệ thống thống kê quốc gia và các cơ quan thống kê quốc gia đóng vai trò quan trọng./.
 
B.N

 

 

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top