Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Những tác động tới nền kinh tế Việt Nam

16/07/2019 - 03:13 PM
Phóng viên: Trong 5 tháng đầu năm, dòng vốn đầu tư từ Hồng Kông và Trung Quốc vào Việt Nam tăng khá cao. Vậy theo ông, đây có phải do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
 
Ông Nguyễn Bích Lâm: Tổng cục Thống kê luôn theo dõi sát nội dung  và tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Từ cuối năm 2018 đến nay, dòng vốn đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc và Hồng Kông sang Việt Nam đã tăng đột biến, tổng vốn đầu tư đăng ký từ Hồng Kông và Trung Quốc ước đạt 7,1 tỷ USD (Hồng Kông đăng ký đầu tư đạt 5,1 tỷ USD; Trung Quốc đạt 2 tỷ USD), chiếm tới 42,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2019. Nếu so với dòng vốn FDI từ Trung Quốc và Hồng Kông trong cả năm 2017 cũng chỉ là 3,7 tỷ USD; cả năm 2018 là 5,8 tỷ USD cho thấy hiện tượng vốn FDI đăng ký của Hồng  Kông và Trung Quốc tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm 2019. Hiện  tượng  này  phản ánh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một trong các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. Mặt khác, do Việt Nam là thành viên và đã cam kết thực hiện các hiệp định thương mại tự do cũng là một yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Hồng Kông và Trung Quốc vào Việt Nam để hưởng lợi v chính sách thuế của các hiệp định này.

 
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Những tác động tới nền kinh tế Việt Nam
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Phóng viên: Thưa ông, để đón nhận dòng vốn này, Việt Nam cần thay đổi những chính sách gì để tận dụng cơ hội trong thu hút đầu tư từ cuộc chiến thương mại này? Đặc biệt, nguồn vốn này đầu tư vào các địa phương thì các địa phương cần chú ý gì trong lựa chọn nhà đầu tư (quy mô dự án, công nghệ, lao động)?
 
Ông Nguyễn Bích Lâm: Trong những năm qua, Chính phủ và các địa  phương trong cả nước đã tập trung xây dựng môi trường pháp lý và cụ thể hóa thành các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI, không phân biệt các nước đến đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tiếp tục theo đuổi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó tập  trung vào chính sách ưu đãi đầu tư “dựa trên hiệu quả” trong mối tương quan với ưu đãi đầu tư “dựa  trên lợi nhuận”, lưu ý đến tác động vào môi trường, sử dụng lao động có tay ngh, tăng cường hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả của các dự án FDI; ưu tiên các nhà đầu tư có dây chuyn công nghệ hiện đại, trình độ quản tiên tiến phù hợp với xu hướng sản xuất theo chuỗi liên kết để phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, đặc biệt quan tâm đến các ngành Việt Nam đang ưu tiên phát triển; đồng thời, chúng ta cũng mở cửa một số ngành dịch vụ để tiếp thu công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nn kinh tế bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương cần đặt trong bối cảnh xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, phù hợp với tổng thể quy hoạch của địa phương, của vùng và toàn bộ nn kinh tế, phù hợp với lợi thế, điu kiện, trình độ phát triển của từng địa phương trong mối liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường. Thu hút nguồn vốn FDI của các địa phương theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao và công nghệ hiện đại, tiên tiến; không để nhà đầu tư tìm đến Việt Nam chỉ với mục đích tận dụng thị trường lao động giá rẻ, chi phí dịch vụ tiện ích thấp, đặc biệt không để Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phân tán rủi ro trong chiến tranh thương mại. Đối với những địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyn kinh tế, việc thu hút thu hút ĐTNN cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đ bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyn quốc gia lên hàng đầu. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút sử dụng ĐTNN vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao.
 
Phóng viên: Đối với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, theo ông đâu là cơ hội và thách thức đối với Việt Nam? Ông có thể phân tích rõ hơn v những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt?
 
Ông Nguyễn Bích Lâm: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ tác động đến hai nước này mà Việt Nam và các nước khác trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý đến tính chất “nguy hiểm” cuộc chiến này là sẽ tạo ra “cuộc chiến” v tin tệ. Hiện nay, nhiu nước trên thế giới đang có xu hướng phá giá đồng tin, dẫn đến hệ lụy là giá cả hàng hoá leo thang, giá dầu biến động. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, toàn cầu hóa, bất k diễn biến nào của kinh tế thế giới và khu vực cũng đu đem lại những thuận lợi và khó khăn cho các nn kinh tế có liên quan. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đưa đến cho Việt Nam cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc do Việt Nam có môi trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định và các nước đang sắp xếp lại chiến lược đầu   tư ra nước ngoài. Các công ty lớn trên thế giới đang hoạt động đầu tư ở Trung Quốc sẽ tìm giải pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hoạt động đầu tư và sẽ chuyển một số cơ sở sản xuất hay thương mại sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội cho xuất,  nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những mặt hàng cả Trung Quốc và Việt Nam cùng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, do đó khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu từ nước này sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ, góp phần tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2018 so với cùng k tăng 14,2%, cao hơn 4 điểm phần trăm so với kim ngạch xuất khẩu cùng k sang thị trường này của năm 2017.
 
Trung Quốc hiện là thị trường có quan hệ thương mại hai chiu lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh việc tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, một trong những biện pháp Trung Quốc sử dụng để đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ là phá giá đồng Nhân dân tệ đối với đồng Đô la Mỹ nhằm thúc đầy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc, đồng thời khuyến khích tiêu dùng trong nước, đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ tạo ra những lợi ích cho Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trên cơ sở giao dịch bằng đồng Đô la Mỹ, vì với một lượng Đô la Mỹ nhất định, chúng ta sẽ mua được một lượng hàng lớn hơn so với trước khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, tuy vậy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đắt hơn.
 
Bên cạnh những thuận lợi, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đặt ra các thách thức không h nhỏ đối với nn kinh tế nước ta phải đối mặt trong thời gian tới. Trước hết, cạnh tranh thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc gay gắt hơn. Khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tạo nên áp lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc vào các thị trường ngoài Mỹ ngày càng gay gắt; mặt khác xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ khó khăn hơn vì giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên cao hơn ở thị trường Trung Quốc. Thêm nữa, khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ, Trung Quốc sẽ chuyển hướng một phần chiến lược xuất khẩu vào phục vụ thị trường nội địa, tạo áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động với mục tiêu đánh vào ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, hiện tại thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lại chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Chính vậy, nguy thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2019 vẫn ở vị trí dẫn đầu với ước tính 16,1 tỷ USD, tăng 45,9% so với cùng k năm 2018.
 
Việc hàng hoá của Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu cao tại Mỹ tim ẩn nguyhàng hoá Trung Quốc được chuyển qua các nước khác, trong đó có Việt Nam để gian lận xuất xứ khi xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, gần đây phía Mỹ có xu hướng tăng cường điu tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa đi qua một nước trung gian để xuất khẩu tới Mỹ. Chínhvậy, nếu Việt Nam không quảnđược xuất xứ nguồn hàng xuất khẩu thì khả năng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ bị Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh xuất xứ rất dễ xảy ra.
 
Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng là một thách thức không nhỏ khi làn sóng này sẽ tạo ra cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nếu các doanh nghiệp của chúng ta cạnh tranh không tốt, lợi ích mang lại từ hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam vất vả đàm phán sẽ lại dành cho doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, những dự án đầu tư nhỏ, công nghệ thấp, gây ô nhiễm có thể tràn sang Việt Nam trong khi tiêu chuẩn v môi trường của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trên thế giới khiến dòng vốn từ Trung Quốc có thể gây ra vấn đ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho nước ta do các doanh nghiệp Trung Quốc thường đầu tư vào các lĩnh vực da giày, dệt may, sản xuất gang thép.
 
Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô cũng đứng trước thách thức khi Trung Quốc và   các nước trong khu vực, trên thế giới phá giá đồng nội tệ để bảo vệ xuất khẩu hàng hóa sẽ gây áp lực lên tỷ giá của Việt Nam đồng với các ngoại tệ. Điu này gây áp lực không nhỏ đến kiểm soát lạm phát, thị trường chứng khoán, dự trữ ngoại hối và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
 
Phóng viên: Thưa ông, liệu có xu hướng các nhà đầu tư của Mỹ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam? Và Việt Nam có được những cơ hội gì từ các đầu tư của Mỹ?
 
Ông Nguyễn Bích Lâm: Xu hướng chuyển dịch đầu tư của Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam chưa rõ ràng. Đối với các nhà đầu tư Mỹ, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể là cớ để Tổng thống D.Trump lập nên các hàng rào thuế quan, tăng thuế đối với tài sản của Mỹ tại nước ngoài và đưa ra ưu đãi để khuyến khích các tập đoàn Mỹ rút từ các nn kinh tế mới nổi v đầu tư trong nước, trong đó có Việt Nam, điu này có thể khiến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam có thể giảm. Theo số liệu thống kê, tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong 5 tháng 2019 đạt 221 triệu USD, chiếm 1,32% tổng vốn đầu tư - điu này cho thấy chưa có thay đổi đột biến nào v chuyển dịch đầu từ của Mỹ vào Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc là thị trường rất lớn với trên 1,6 tỷ dân, không dễ gì các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các nhà đầu tư Mỹ chuyển ra khỏi thị trường rộng lớn và“béo bở” này. Bên cạnh đó, để chuyển dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài cần có thời gian vì gắn với nó là nhà xưởng, máy móc thiết bị và đội ngũ lao động lành ngh phù hợp.
 
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ thuần túy v vấn đ thương mại và kinh tế, cuộc chiến này còn mang yếu tố chính trị và an ninh quốc gia, phục vụ cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ. Khi mục đích chính trị đã đạt được, Trung Quốc và Mỹ vì lợi ích kinh tế dễ đạt được tiếng nói chung và thỏa thuận mới chấm dứt cuộc chiến thương mại. Vì thế làn sóng đầu tư của Mỹ ở Trung Quốc không dễ chuyển sang nước khác, trong đó có Việt Nam.
 
Tuy nhiên nếu thực sự có xu hướng này thì cũng là cơ hội rất tốt cho Việt Nam do các doanh nghiệp của Mỹ thường công nghệ sản xuất cao, trình độ quản chuyên nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường và có thể đầu tư vào những ngành Việt Nam đang mong muốn thu hút đầu tư như công nghệ cao, tiêu thụ ít năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
 
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!


 
Thúy Hin (TTXVN)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top