Chương trình xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên phấn đấu trở thành điểm sáng của cả nước

03/06/2019 - 11:08 AM
Hướng đến các chỉ tiêu phát triển bền vững
 
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chương trình trọng tâm, xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng, những năm qua, từ chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, việc quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM của các địa phương cùng sự đồng lòng của người dân, chương trình xây dựng NTM Thái Nguyên đã đạt nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn 2016-2018, toàn tỉnh đã huy động được hơn 23,6 nghìn tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 454 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 1.800 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác trên 600 tỷ đồng; vốn huy động từ người dân và cộng đồng trên 860 tỷ đồng… Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 68/143 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tiêu chí bình quân mỗi xã đạt 15,27 tiêu chí/xã; xây mới, cải tạo và nâng cấp 1.644 km đường giao thông nông thôn; xây dựng mới và cải tạo 172 km kênh mương thuỷ lợi và 50 công trình đập, kè, trạm bơm; xây mới 10 công trình nước sạch; xây dựng mới và nâng cấp 148 trạm biến áp, 189,3 km đường điện, 500 phòng học, 522 nhà văn hoá…

 
Chương trình xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên phấn đấu trở thành điểm sáng của cả nước
 
Điểm nổi bật trong chương trình xây dựng NTM ở Thái Nguyên là tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, với trọng tâm đẩy mạnh sản xuất tạo bước khởi sắc lớn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giúp người dân phát triển toàn diện đời sống, tăng thu nhập và bảo đảm tốt hơn các điều kiện về văn hóa tinh thần… Thông qua các chương trình, dự án, mô hình, chương trình NTM đã trực tiếp chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ cao vào phát triển sản xuất; khơi dậy phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương. Điển hình như mô hình liên kết sản xuất chè theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao tại xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên), xã La Bằng (huyện Đại Từ), thị trấn Sông Cầu và xã Minh Lập (huyện Đồng Hỷ)…
 
Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình như: Hỗ trợ   cho các xã điểm (giai đoạn 2013-2015) 2 tỷ đồng/xã, xã còn lại 600 triệu đồng/xã xây dựng các công trình hạ tầng NTM. Từ năm 2012, mỗi năm, Tỉnh hỗ trợ từ 50-60 nghìn tấn xi măng để làm đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, các địa phương tích cực triển khai công tác dồn điền đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi, chuẩn bị điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. Thực hiện đồng bộ Đề  án 2037 về “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”…
 
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
 
Thái Nguyên là một trong những địa phương sớm ban hành Bộ tiêu chí về xã“Nông thôn mới kiểu mẫu”, xóm “Nông thôn mới kiểu mẫu” và hộ gia đình nông thôn mới. Cácđăngxây dựng xã NTM kiểu mẫu, bước đầu đã xây dựng được kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí, tổ chức triển khai thực hiện bộ tiêu chí xã, xóm kiểu mẫu, hộ gia đình NTM…
 
Hai xóm Bến 1 và Bến 2 (xã Đắc  Sơn) là hai xóm đầu tiên được công nhận đạt “Xóm  Nông thôn mới kiểu mẫu năm  2018”. Hai xóm này có 34 hộ dân tham gia hiến trên 2.000  mđất;  huy động  các tổ chức, cá nhân và con em thành đạt hỗ trợ trên 20.000 nghìn viên gạch, cát sỏi và tiền mặt với trị giá trên 600 triệu đồng; vận động kinh phí đóng góp của người dân xây dựng bồn hoa, hệ thống rãnh thoát nước thải khu trung tâm xóm, mua cây trồng dọc hai bên đường khu trung tâm xóm; tranh thủ sự ủng hộ của doanh nghiệp xây dựng nhà văn hoá thôn trị giá trên 2 tỷ đồng; duy trì thường xuyên hàng ngày vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

 
Chương trình xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên phấn đấu trở thành điểm sáng của cả nước 1
 
Hướng tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, xã Tân Đức (huyện Phú Bình) đạt chuẩn NTM năm 2018, được Tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, với mô hình ngày Chủ nhật làm nông thôn mới. Theo đó, từ tháng 6-2018, Ban Quản lý xây dựng NTM xã Tân Đức đã phát động và phân công cán bộ của xã về các xóm tham gia cùng nhân dân địa phương xây dựng NTM vào chủ nhật hàng tuần. UBND xã đã trang bị 2 máy cắt cỏ cùng nhiều nông cụ sản xuất để cán bộ xã tham gia cùng người dân, hỗ trợ trên 10 nghìn túi đựng bầu đất cây chuỗi ngọc… Sau gần 4 tháng triển khai, cán bộ xã Tân Đức đã cùng người dân các xóm thực hiện trồng, chăm sóc hơn 7 km đường hoa, hỗ trợ nhân dân san gạt lề đường, quét dọn, vệ sinh trên 10 km đường làng ngõ xóm, đóng được trên 4 nghìn bầu đất ươm cây chuỗi ngọc, tạo hàng rào xanh thân thiện môi trường tại nhà văn hóa các xóm, xây dựng hỗ trợ bể thu gom rác thải bảo vệ môi trường, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa xóm, giúp đỡ người dân sửa chữa nhà ở, công trình vệ sinh… Thông qua mô hình ngày Chủ nhật làm NTM, Tân Đức đã tạo mối liên hệ gần gũi, mật thiết giữa cán bộ xã với cơ sở, củng cố niềm tin và huy động được nguồn lực cùng chung sức xây dựng NTM.
 
Kết quả đạt được trong xây dựng NTM ở Thái Nguyên đã tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đặc biệt là ở các xã sớm “về đích” NTM. Diện mạo nông thôn tại các địa phương trong tỉnh có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại; Phong trào xây dựng NTM có sức lan tỏa sâu rộng, đi vào chiều sâu với hiệu quả bền vững, thiết thực. Năm 2019, Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu toàn tỉnh có 70% số xã (tương đương 100 xã) đạt chuẩn NTM, hoàn thành kế hoạch trước 1 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.
 
Giai đoạn 2018-2020, Thái Nguyên đề ra mục tiêu có 32 xã đạt chuẩn NTM, xây dựng 9 xã và 9 xóm NTM kiểu mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở mỗi xã và tăng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt trên 17 tiêu chí/xã. Bên cạnh đó, sẽ cơ bản hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân như: Giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, cụ thể, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 32 triệu đồng/năm, năm 2020 đạt 36 triệu đồng/năm./.
 
Linh An
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top