22/10/2019
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật tỉnh Yên Bái được thành lập từ năm 1992. Sau 27 năm xây dựng và phát triển, Trường trở thành địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng lựa chọn học nghề để khởi đầu cho con đường lập nghiệp trong tương lai. Mỗi năm, Nhà trường đào tạo được hàng nghìn lượt học viên, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các đơn vị, cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh…
Năm 2018, mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Yên Bái nói riêng tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức lớn, tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của tỉnh, ngành Công Thương Yên Bái vẫn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nổi bật, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) đạt 9.700 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2017.
Với vai trò đi trước mở đường, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, ngành Giao thông Vận tải Yên Bái đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ GTVT trong công tác triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm, đồng thời tham mưu để tỉnh đầu tư nâng cấp các tuyến tỉnh lộ và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Nhờ vậy, hệ thống giao thông từ quốc lộ, tới tỉnh lộ có sự kết nối liên hoàn, thông suốt góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái.
03/10/2019
Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn được thành lập năm 2016 theo Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Yên Bái, trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện Đa khoa huyện và Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn. Sau 3 năm đi vào hoạt động theo mô hình trung tâm đa chức năng, TTYT huyện Văn Chấn đã kế thừa tốt những thành tựu, truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên cả hai phương diện: Khám chữa bệnh và y tế dự phòng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo được niềm tin trong lòng người dân huyện Văn Chấn và các địa bàn lân cận.
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc thuộc 4 huyện, thị: Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái với số dân khoảng 300 nghìn người. Vượt qua những khó khăn đặc thù của một bệnh viện miền núi như: Xa trung tâm tỉnh lỵ, đối tượng phục vụ chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, hạn chế, địa hình phức tạp... Bệnh viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao và còn nhiều khó khăn của tỉnh Yên Bái. Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông (chiếm 90%). Trước đây, một bộ phận người dân vẫn giữ tập quán lạc hậu tự chữa bệnh theo kinh nghiệm hoặc mời thầy cúng. Tuy nhiên, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước cho hệ thống y tế cơ sở, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, y bác sỹ, nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải, người dân đã dần dần thay đổi suy nghĩ về cách phòng chống bệnh tật cũng như tin tưởng vào những “chiến sĩ áo blouse trắng” mỗi khi có vấn đề về sức khỏe.
01/10/2019
Phường Trung Tâm nằm ở vị trí trung tâm thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, với điều kiện giao thông thuận lợi và được xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá, thương mại - dịch vụ của thị xã Nghĩa Lộ. Toàn Phường có trên 1.800 hộ, 6.846 nhân khẩu, với 16 Tổ dân phố, trong đó có 13 tổ đường phố và 03 tổ khu vực nông nghiệp. Những năm qua, phường Trung Tâm đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng thành công phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
Nhắc đến nếp và cốm Tú Lệ hẳn ai cũng biết đó là món đặc sản nổi tiếng khắp cả nước với hương thơm và vị ngọt dẻo của nếp nương vùng Tây Bắc. Nhưng ít ai biết được món đặc sản nổi tiếng thơm ngon này xuất phát từ xã Tú Lệ, một xã nghèo vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Tú Lệ nằm trong vùng lòng chảo của huyện Văn Chấn, có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn về địa hình, thời tiết, dân trí… nhưng Xã quyết tâm xây dựng và phát triển kinh tế từ thế mạnh địa phương nhằm xóa đói giảm nghèo cho nhân dân xã.
Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tạo ra sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện về kinh tế - xã hội, đời sống ở khu vực nông thôn. Xác định được nội lực mạnh mẽ từ nhân dân, xã Thượng Bằng La đã lấy người dân làm trung tâm trong nhiệm vụ XDNTM, từ đó đạt được nhiều kết quả quan trọng và tạo động lực tiếp tục đặt ra mục tiêu XDNTM nâng cao, tiến tới kiểu mẫu.
Ngày 20/7 vừa qua, HĐND huyện Văn Chấn đã tổ chức kỳ họp thứ 10 để thông qua Đề án thành lập Thị trấn Sơn Thịnh từ xã Sơn Thịnh. Theo đó, xã Sơn Thịnh đã đạt được 4 tiêu chuẩn của Nghị quyết số 1211 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Quy mô dân số đạt trên 8000 người; diện tích tự nhiên đạt 31,5 km2; xã được công nhận là đô thị loại V; có cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt yêu cầu để thành lập Thị trấn.
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!