Đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước“là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách trung hạn và dài hạn phù hợp với năng lực của quốc gia”

03/06/2019 - 10:50 AM
Phóng viên: Xin Ông cho biết tại sao đánh giá lại quy mô GDP lại thực sự cần thiết, nhất là trong thời điểm này?
 
TS. Nguyễn Bích Lâm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, chỉ tiêu này không chỉ phản ánh quy mô, tiềm lực của nền kinh tế mà còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh  tế - xã hội quan trọng khác. Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP, có nhiều vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và dài hạn. thuyết tài khoản quốc gia của Thống kê Liên Hợp quốc đưa ra ba vòng đánh giá lại số liệu GDP: Vòng 1 - Đánh giá lại số liệu quý; Vòng 2 - Đánh giá lại số liệu hàng năm; Vòng 3 - Đánh giá lại số liệu định kỳ. Ba vòng điều chỉnh sẽ được thực hiện một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào khả năng thực hiện của cơ quan thống kê và thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

 
Đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước“là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách trung hạn và dài hạn phù hợp với năng lực của quốc gia”
 
Đánh giá lại số liệu trong vòng 1 và vòng 2 được thực hiện trong ngắn hạn và hầu hết các nước thực hiện thường xuyên trong quá trình biên soạn GDP. Vòng 3 thực hiện điều chỉnh toàn diện được triển khai theo các giai đoạn nhất định, phụ thuộc vào kết quả tổng điều tra, nhu cầu cập nhật phương pháp luận mới, cập nhật gốc so sánh, cũng như áp dụng các bảng phân loại theo khuyến nghị của quốc tế. Thông thường, thông tin từ các cuộc tổng điều tra sẽ được dùng làm căn cứ để đánh giá lại số liệu do tính toàn diện và bao trùm của phạm vi thông tin thu thập từTổng điều tra. Những quốc gia có trình độ thống kê tiên tiến đã thực hiện tốt việc cập nhật, đánh giá lại thường xuyên theo số liệu tổng điều tra và điều tra toàn bộ nên ít phải thực hiện đánh giá lại vòng 3, trừ khi cập nhật phương pháp luận mới. Những quốc gia còn có bất cập về phạm vi, nguồn thông tin thu thập nhưng chưa có khả năng xử lý thường xuyên, cần phải tiến hành đánh giá lại vòng 3 để nâng cao chất lượng số liệu, đảm bảo nguyên tắc“tính đúng, tính đủ” và so sánh quốc tế. Như vậy, theo lý luận của hệ thống tài khoản quốc gia, chỉ tiêu GDP cần được tiến hành rà soát, đánh giá lại thường xuyên hàng quý, hàng năm và đánh giá định kỳ theo giai đoạn. Còn tại sao thời điểm này, Việt Nam lại tiến hành đánh giá lại quy mô GDP bởi một số lý do sau:
 
Thứ nhất, qua các lần tiến hành Tổng điều tra kinh tế 2012 và 2017, Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 20112016 cho thấy, thông tin từ các cuộc điều tra mẫu hàng năm thực hiện đã bị bỏ sót, do vậy trên cơ sở kết quả từ các cuộc Tổng điều tra này sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để TCTKsoát, đánh giá lại cho đúng, đủ quy mô và cơ cấu chỉ tiêu GDP những năm gần đây. Bên cạnh đó, công tác chia sẻ dữ liệu giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) với các bộ, ngành ngày càng tốt hơn, cùng với thông tin từ các cuộc điều tra, Tổng điu tra, Tổng cục Thống kê đã thu thập được thông tin từ nguồn dữ liệu hành chính của các bộ, ngành.
 
Thứ hai, Thống kê Việt Nam đang từng bước chuyển đổi từ SNA 1993 sang SNA 2008 theo khuyến nghị của Thống kê Liên Hợp quốc; trong đó tập trung xử lý các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quan điểm mới về tăng trưởng kinh tế.
 
Thứ ba, năm 2018 ban hành hai bảng phân loại mới theo chuẩn quốc tế. Ngày 06/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thay cho hệ thống ngành kinh tế năm 2007. Ngày 01/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2018/QĐ- TTg về việc ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam thay cho hệ thống ngành sản phẩm năm 2010. Với việc sử dụng hệ thống phân ngành mới, thống kê các hoạt động kinh tế của nước ta sẽ đầy đủ hơn, chi tiết hơn.
 
Thứ tư, nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 01/02/2019, là cơ sở để TCTK tiếp tục củng cố và hoàn thiện nguồn thông tin, phương pháp tính chỉ tiêu GDP và GRDP, nhằm xác định đúng và đầy đủ hơn quy mô GDP.
 
Thứ năm, sau hai năm chính thức thực hiện Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục chênh lệch số liệu tổng sản phẩm trong nướctổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sự khác biệt giữa tốc độ ng của GDP và GRDP đã được khắc phục, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt về quy mô GDP của toàn quốc tổng GRDP của các địa phương. Do đó, cần tiếp tục xem xét, đánh giá lại quy mô GDP của cả nước để hoàn thành mục tiêu khắc phục chênh lệch số liệu GDP và GRDP giữa Trung ương và địa phương cả về quy mô và tốc độ.

 
Thứ sáu, việc đánh giá lại quy mô GDP là căn cứ đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
 
Với 6 lý do nêu trên cho thấy, cần thực hiện xem xét và đánh giá lại quy mô GDP và đây là thời điểm phù hợp để tiến hành công việc này.

Phóng viên: Như vậy, việc đánh giá lại quy mô GDP là thực sự cần thiết trong quá trình sản xuất thông tin thống kê, vậy ông có thể cho biết, các nước đã tiến hành việc này như thế nào?

 
TS. Nguyễn Bích Lâm: Trên thế giới, việc rà soát, đánh giá lại GDP là yêu cầu bắt buộc trong quy trình sản xuất thông tin thống kê. Dựa trên cơ sở lý luận của hệ thống tài khoản quốc gia, thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý, các quốc gia vận dụng linh hoạt trong việc thực hiện đánh giá lại số liệu GDP. Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại GDP thường xuyên và định kỳ. Mức độ và chu kỳ đánh giá lại phụ thuộc vào biến động về nguồn thông tin, phạm vi và mục đích đánh giá lại.
 
Từ năm 2010 đến nay, nhiều quốc  gia  như Mỹ,  Canada,  Đức,  Nga,  Italia, Croatia, Inđônêxia,  Zambia…  đã tiến hành điu chỉnh công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô có liên quan. Cuối tháng 7 m 2013,  Mỹ công bố kết quả tính  toán  GDP theo  cách  tiếcận mới trên  cơ sở cập nhật  khung lý thuyết    của hệ thống tài khoản quốc gia 2008 (SNA 2008). Theo đó, quy mô GDP của Mỹ năm 2012 tăng thêm 560 tỷ USD, ng 3,6% so với số liệu đã công bố. Tương tự Mỹ, năm 2012, Canada cũng tiến hành công bố kết quả đánh giá lại dãy số GDP từ năm 2007-2011. Kết quả sau khi đánh giá lại, quy mô GDP giá hiện hành năm 2011 của nước này tăng thêm 2,4% (tương đương tăng 36,4 tỷ USD). Trung Quốc đã ba lần tiến hành đánh giá lại quy GDP dựa vào thông tin từ các cuộc Tổng điều tra năm 2004, năm 2008 và năm 2013. Kết quả sau khi đánh giá lại năm 2013, quy mô GDP theo giá hiện hành của Trung Quốc được bổ sung thêm khoảng 305 tỷ USD, tương đương tăng 3,4%. Năm 2016, Trung Quốc tiếp tục đánh giá lại quy mô GDP. Kết quả điều chỉnh này đã bổ sung thêm 141 tỷ USD (khoảng 1,3%) vào mức gần 11 nghìn tỷ USD quy mô GDP năm 2015 của Trung Quốc… Một số quốc gia khác ng tiến hành cập nhật SNA 2008 theo khuyến nghị Thống Liên hợp quốc. Theo đó, quy mô GDP giá hiện hành của các nước này cũng thay đổi đáng kể: Ghana tăng 60%, Nigeria tăng 59,5%, Maldive tăng 37%, Kenya tăng 25%, Malaysia tăng 3,2% v.v...

 
Đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước“là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách trung hạn và dài hạn phù hợp với năng lực của quốc gia”
 
Nga và các nước thuộc Liên minh châu Âu cũng thực hiện điều chỉnh tăng quy mô GDP do bổ sung kết quả tính toán một số hoạt động kinh tế ngầm. Mỗi quốc gia có quy định cụ thể về nội hàm, phạm vi của các hoạt động kinh tế ngầm. Hà Lan chấp nhận hoạt động mại dâm và buôn bán ma túy trong khi các nước khác cấm những hoạt động này; Italia thừa nhận hoạt động của thị trường chợ đen từ năm 1987 và năm 2014 bắt đầu tính thêm hoạt động mại dâm và buôn bán ma túy. Bulgari tính toán cả hoạt động mại dâm và buôn lậu; Đức và Pháp tính toán hoạt động mại dâm và buôn bán ma túy… Năm 2013, GDP của Nga được đánh giá lại tăng khoảng 24,3%; Đức tăng khoảng 3%; Italia tăng khoảng 7%. Năm 2014, GDP của Bulgari đánh giá lại tăng 31,2%; Rumani và Croatia đánh giá lại tăng 28,4%.

Phóng viên: Tổng cục Thống kê gặp những thách thức gì khi đánh giá lại quy mô GDP, thưa Ông?

TS. Nguyễn Bích Lâm: Thực tiễn Việt Nam khi đánh giá lại quy mô GDP có một số bất cập. Đó là nguồn thông tin thống kê ở nước ta tuy ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA) theo ngành kinh tế và GDP của cả nước. Phạm vi tính toán chưa đầy đủ do nguồn thông tin còn hạn chế, hoạt động mới phát sinh chưa được xác định rõ và cập nhật kịp thời. Về lý thuyết, điều tra mẫu đã đảm bảo đầy đủ về phạm vi nhưng trong thực tế còn có hoạt động chưa được thu thập, bị bỏ sót hoặc không đầy đủ thông tin. Ngoài ra, việc ước tính theo ngành kinh tế cấp 1 còn bất cập do không phản ánh được sự thay đổi về cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm dẫn đến chưa phản ánh sát định mức kỹ thuật. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán quy mô giá trị tăng thêm của các ngành. Ngoài ra, đối với khu vực kinh tế chưa được quan sát cũng có một số yếu tố rất khó thu thập, hiện nay Tổng cục Thống kê được giao chủ trì thực hiện Đề án khu vực kinh tế chưa được quan sát, với mục tiêu thu hẹp phạm vi của khu vực kinh tế này, nhằm nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của nền kinh tế. Có thể nói, hiện nay Việt Nam vẫn chưa đủ các công cụ để quản lý, kiểm  soát, minh bạch hóa thông tin bởi với việc vẫn sử dụng tiền mặt trong chi tiêu  và sản xuất như hiện nay, thì vẫn còn đó lỗ hổng thiếu sót thông tin đầu vào. Bên cạnh đó, việc chia sẻ dữ liệu từ nguồn hồ sơ hành chính giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành còn bất cập. Để có nguồn dữ liệu đầy đủ, tính toán, tổng hợp thông tin thì rất cần sự vào cuộc, chia sẻ thông tin của các Bộ, ngành; hệ thống tài chính kế toán cần được minh bạch hơn nữa; các công cụ quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế cần hiệu  quả  hơn… có như vậy, ngành Thống  kê  mới có thể đo lường được sát nhất tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Phóng viên: Trước thực trạng đó, Tổng cục Thống kê thực hiện đánh giá lại quy mô GDP như thế nào, thưa Ông?

TS. Nguyễn Bích Lâm: Trước hết, việc thực hiện đánh giá lại quy mô GDP được Tổng cục Thống kê thực hiện dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính lịch sử, so sánh và đảm bảo thống nhất về quy trình và phương pháp tính. Để thực hiện đánh giá lại quy mô GDP, chúng tôi chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, chưa xem xét các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát. Tổng cục Thống kê thực hiện xem xét, rà soát từ nguồn thông tin và kết quả tính toán chi tiết đến 88 ngành kinh tế cấp 2, 21 ngành kinh tế cấp 1 và 3 khu vực kinh tế cho giai đoạn 2010-2017. Bổ sung cập nhật một số nội dung theo phương pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia 2008 và hệ thống phân loại mới. Bổ sung, cập nhật giá trị các sản phẩm nghiên cứu và phát triển, phần mềm tin học sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh; giá trị cải tạo đất, chi phí chuyển nhượng tài sản… Tổng cục cũng thực hiện đánh giá GDP theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2010. GDP tính theo giá hiện hành kết hợp với các chỉ tiêu vĩ mô khác để nghiên cứu, xem xét các cân đối lớn trong nền kinh tế của các địa phương, của các ngành kinh tế với nhau. GDP tính theo giá so sánh nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng theo từng ngành kinh tế qua các năm. Bên cạnh việc rà soát, biên soạn lại GDP theo 2 loại giá nêu trên, cần xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác có liên quan. Có điểm đáng lưu ý là, trong điều kiện phạm vi tính toán được mở rộng và đầy đủ hơn, quy mô GDP thay đổi dẫn đến các quan hệ, cân đối lớn của nền kinh tế thay đổi. Trên cơ sở kết quả đánh giá lại quy mô GDP, cần có những phân tích, đánh giá, xem xét thấu đáo hơn kết quả và hiệu quả hoạt động kinh tế của đất nước trong một giai đoạn. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách trung hạn và dài hạn phù hợp với năng lực của quốc gia.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Ông!

 
Đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước“là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách trung hạn và dài hạn phù hợp với năng lực của quốc gia” 1

Mai Phương (Thực hiện)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top