Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 - Những phát hiện chính

06/07/2021 - 09:35 AM
Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020  tiến hành vào thời đim 01/7/2020 theo Quyết định số 1695/QĐ-TCTK ngày 31/12/2019 ca Tng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu quy mô lớn trên phạm vi cả nước. Dưới đây là một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2016-2020 qua kết quả điều tra
 
Số xã, thôn và số hộ, nhân khẩu nông thôn tại thời điểm điều tra có một số biến động
 
Theo kết quả điều tra, tại thời điểm 01/7/2020 khu vực nông thôn cả nước có 8.297 xã với 66.206 thôn (ấp, bản), So với 01/7/2016, giảm 681 xã và 13.692 thôn.
 
Số hộ và số nhân khẩu khu vực nông thôn có sự biến động khác biệt so với xu hướng thu hẹp về số xã, thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, khu vực nông thôn cả nước có 16.880,47 nghìn hộ dân cư với 62.885,27 nghìn nhân khẩu. Tính ra, trong 5 năm (2016 - 2020), khu vực nông thôn tăng 5,59% về số hộ và tăng 9,05% về số nhân khẩu.
 
Thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong 5 năm 2016 - 2020
 
(1) Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn được tăng cường cả số lượng và chất lượng
 
Mạng lưới cung cấp điện bao phủ hầu khắp khu vực nông thôn, vươn tới nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo: Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020, tại thời đim 01/7/2020 tt ccác xã và gn 99% sthôn khu vc nông thôn đều đã có đin. Năm 2016, cả nước còn 1.766 thôn chưa có điện, nhưng năm 2020 chỉ còn 681 thôn. Thành tựu quan trọng nhất về phát triển cơ sở hạ tầng điện nông thôn trong những năm vừa qua là đưa điện tới vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
 
Hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp, bảo đảm tính kết nối cao: Tại thời điểm 01/7/2020, tỷ lệ xã có đường ô tô từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND huyện chiếm 99,67% tổng số xã khu vực nông thôn, tăng 0,24 điểm phần trăm so với 2016. Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trụ sở UBND xã trên địa bàn nông thôn cả nước so với tổng số thôn cũng tăng từ 93,69% năm 2016 lên 96,31% năm 2020.
 
Hệ thống thủy nông được đầu tư kiên cố hóa, nâng cao năng lực tưới tiêu: Tại thời điểm 01/7/2020, hệ thống kênh mương thủy nông trên địa bàn nông thôn do xã và hợp tác xã quản lý có tổng chiều dài 167,86 nghìn km; bình quân mỗi xã 20,23 km. Chiều dài kênh mương kiên cố hóa đạt trên 75,57 nghìn km, chiếm 45,02%, tăng 10,24 điểm phần trăm so với 01/7/2016. Để nâng cao năng lực tưới tiêu, ngoài việc đẩy mạnh đầu tư kiên cố hóa, hệ thống thủy nông còn được xây dựng thêm số trạm bơm. Tại thời điểm 01/7/2020, trên địa bàn nông thôn cả nước có gần 17,90 nghìn trạm bơm tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản; bình quân mỗi xã có 2,16 trạm bơm.
 
Hệ thống trường, lớp mầm non và giáo dục phổ thông được nâng cấp, chất lượng dạy và học nâng lên đáng kể: Theo kết quả điều tra, cả nước có 8.265 xã có trường mầm non, chiếm 99,61% tổng số xã trên địa bàn nông thôn với 9.865 trường, bình quân mỗi xã 1,19 trường; 8.232 xã có trường tiểu học, chiếm 99,22% tổng số xã với 10.903 trường, bình quân mỗi xã 1,31 trường; 7.712 xã có trường trung hc cơ sở, chiếm 92,95% tổng số xã với 8.259 trường, bình quân mỗi xã gần 1,0 trường. Ngoài ra, còn có 25.140 thôn có trường, lớp mẫu giáo, chiếm 37,97% tổng số thôn.
 
Hệ thống thiết chế văn hóa được bổ sung hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thụ hưởng văn hóa và cập nhật thông tin của dân cư: Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 6.309 xã có nhà văn hóa xã, chiếm 76,04% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 17,66% điểm phần trăm so với năm 2016; 7.199 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, chiếm 86,77% tổng số xã và tăng 3,31 điểm phần trăm; 2.223 xã có thư viện xã, chiếm 26,79% và tăng 7,77 điểm phần trăm. Ngoài ra còn có 3.599 xã có hi trường đa năng, chiếm 43,38% tổng số xã; 58.813 thôn có nhà văn hóa, chiếm 88,83% tổng số thôn, tăng 10,11 điểm phần trăm so với năm 2016 và 5.889 thôn có thư viện thôn, gấp 2,57 lần số thôn có thư vin thôn năm 2016.
 
Năm 2020, cả nước có 7.824 xã lắp đặt hệ thống loa truyền thanh xã, chiếm 94,30% tổng số xã khu vực nông thôn, tăng 4,93 điểm phần trăm so với năm 2016. Cả nước còn có 5.950 xã xây dựng sân thể thao xã, chiếm 71,71% tổng số xã khu vực nông thôn, tăng 9,44 điểm phần trăm so với năm 2016; 2.922 xã có điểm vui chơi giải trí và thể thao dành cho trẻ em và người cao tuổi, chiếm 35,22% tổng số xã năm 2020 và 45.336 thôn có khu thể thao thôn và nơi sinh hot văn hóa ththao, chiếm 68,48% tổng số thôn.
 
Hệ thống y tế được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực: Năm 2020, cả nước có 8.241 xã có trạm y tế xã, chiếm 99,33% tổng số xã khu vực nông thôn. Bên cạnh trạm y tế xã, năm 2020, trên địa bàn nông thôn còn có 2.838 xã có cơ skhám cha bnh là bnh vin, trung tâm y tế khu vc, phòng khám đa khoa và chuyên khoa, phòng khám cha bnh đông y, chiếm 34,21% tổng số xã; 6.808 , chiếm 82,05% tổng số xã và 21.268 thôn, chiếm 32,12% tổng số thôn có cơ sở kinh doanh thuốc tân dược. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, các tuyến y tế xã, thôn còn được tăng cường về nhân lực. Năm 2020, cả nước có 6.572 trạm y tế xã có bác sỹ, chiếm 79,75% tổng số trạm y tế xã, với 7.662 bác sỹ; bình quân mỗi trạm y tế xã có 0,93 bác sỹ. Ngoài ra, hệ thống y tế khu vực nông thôn còn có 19.314 y sỹ; 7.856 nữ hộ sinh; 9.692 y tá; 5.727 dược sỹ và 454 dược tá.
 
Hạ tầng vệ sinh môi trường nông thôn có những mặt được cải thiện: Năm 2020, cả nước có 3.498 xã và gần 22,96 nghìn thôn xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 42,16% tổng số xã và 34,67% tổng số thôn. So với năm 2016, tỷ lệ xã có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung tăng 6,41 điểm phần trăm; tỷ lệ thôn tăng 10,24 điểm phần trăm. Tỷ lệ xã thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 63,46% năm 2016 lên 74,75% năm 2020; tỷ lệ thôn thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 47,30% lên 58,24%. Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 3.236 xã có bãi rác tập trung, chiếm 39,00% tổng số xã và 4.201 xã có điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 50,63% tổng số xã trên địa bàn nông thôn. Tỷ lệ xã xử lý rác thải sinh hoạt chiếm 98,55% tổng số xã có bãi rác tập trung; tỷ lệ xã xử lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật chiếm 97,14% tổng số xã có thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
 
(2) Dịch vụ hỗ trợ kinh tế nông thôn và kinh tế phi nông nghiệp có bước phát triển mới
 
Hệ thống tín dụng, ngân hàng đóng vai trò tích cực trong cung ứng vốn: Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 1.836 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động, chiếm 22,13% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,01 điểm phần trăm so với 01/7/2016. Hệ thống tín dụng, ngân hàng nông thôn thực sự là nguồn cung ứng vốn quan trọng hỗ trợ kinh tế - xã hội nông thôn phát triển. Kết quả điều tra cho thấy. Tỷ lệ hộ được vay vốn cho hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trong tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực nông thôn có nhu cầu vay vốn của hệ thống tín dụng, ngân hàng đã tăng từ 53,92% năm 2016 lên 76,22% năm 2020.
 
Mạng lưới khuyến nông được duy trì, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật tuyển chọn và chăm sóc cây trồng, vật nuôi: Mạng lưới khuyến nông tiếp tục duy trì hoạt động tại các xã, thôn. Năm 2020, cả nước có 6.685 xã có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chiếm 80,57% tổng số xã khu vực nông thôn; 7.534 xã có cán bộ thú y, chiếm 90,80%. Tổng số cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cán bộ thú y năm 2020 của các xã là 16.978 người. Lực lượng cộng tác viên khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và thú y của các thôn cũng khá đông đảo. Tại thời điểm 01/7/2020 có 19.006 thôn có cộng tác viên khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, chiếm 28,71% tổng số thôn và 18.370 thôn có cộng tác viên thú y, chiếm 27,75% tổng số thôn. Trên địa bàn nông thôn còn có 4.854 xã có người hành nghề thú y tư nhân, chiếm 58,50% tổng số xã với 14.213 người hành nghề.
 
 Hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và phục vụ dân sinh phát triển đa dạng: Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 4.346 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống cây trồng, chiếm 52,38% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,71 điểm phần trăm so với thời điểm 01/7/2016; 1.757 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống vật nuôi, chiếm 21,18% tổng số xã, tăng 1,50 điểm phần trăm; 1.025 xã có đim/ca hàng cung cp ging thy sn, chiếm 12,35% và tăng 6,63 điểm phần trăm; 5.590 xã có điểm/cửa hàng cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 67,37%, giảm 6,71 điểm phần trăm; 4.088 xã có điểm/cửa hàng thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản, chiếm 49,27%, tăng 0,33 điểm phần trăm. Trên địa bàn nông thôn còn có 5.347 xã có chợ, chiếm 64,44% tổng số xã, tăng 3,42 điểm phần trăm so với thời điểm 01/7/2016 và 757 xã có cửa hàng tiện lợi, chiếm 9,12% tổng số xã.
 
Cơ sở sản xuất công nghiệp hình thành và phát triển khá phổ biến: Trên địa bàn nông thôn cả nước hiện có 5.771 xã có hộ/cơ schuyên chế biến nông, lâm, thy sn, chiếm 69,56% tổng số xã với 220.599 hộ/cơ sở hoạt động, bình quân có 38,23 hộ/cơ sở thuộc xã có hộ/cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Bên cnh hộ/cơ ssn xut công nghip nói chung và chế biến nông, lâm, thy sn nói riêng, năm 2020 còn có 2.869 xã có doanh nghip, chi nhánh doanh nghip công nghip chế biến, chế to, chiếm 34,58% tng sxã khu vc nông thôn.
 
Làng nghề được rà soát, quy hoạch lại, sản phẩm hàng hóa ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường: Theo kết quả điều tra 01/7/2020, cả nước có 1.011 xã và 2.436 thôn có làng nghề, chiếm 12,19% tổng số xã và 3,68% tổng số thôn khu vực nông thôn, tăng 1,29 điểm phần trăm về số xã và tăng 0,4 điểm phần trăm về số thôn so với 01/7/2016. Năm 2020, các làng nghề có 236.269 cơ sở sản xuất hoạt động, thu hút 604.437 lao động, bình quân mỗi làng nghề có 192,09 cơ sở sản xuất và 248,33 lao động.
 
Tỷ trọng kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục có xu hướng tăng: Tỷ trọng kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong kinh tế nông thôn có xu hướng gia tăng thể hiện rõ nhất ở tỷ trọng cơ cấu hộ nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có trên 8,58 triệu hộ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 50,89% tổng số hộ nông thôn, tăng 4,55 điểm phần trăm so với năm 2016 và tăng 13,04 điểm phần trăm so với năm 2011. Xu hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng được thể hiện trong cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất. Theo kết quả điều tra, tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm trong tổng số hộ nông thôn của cả nước tăng từ 42,49% năm 2011 lên 52,08% năm 2016 và 59,22% năm 2020.
 
(3) Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vượt qua khó khăn về thiên tai và dịch bệnh, phát triển ổn định
 
Hình thức sản xuất và quy mô sản xuất được cơ cấu lại phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu phát triển:   Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta được tổ chức theo 3 hình thức sản xuất chủ yếu, bao gồm: Hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra năm 2020, cả nước có 9.123.018 đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,82% so với năm 2016. Trong đó, 9.108.129 hộ sản xuất, giảm 1,86%; 7.418 hợp tác xã, tăng 6,80%; 7.471 doanh nghiệp, tăng 94,25%.
 
Quy mô sản xuất của hộ được mở rộng, đặc biệt là quy mô trang trại: Hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta hiện nay. Trong tổng gần 9.123,02 nghìn đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tại thời điểm 01/7/2020, có 9.108,13 nghìn đơn vị sản xuất là hộ.
 
Trong những năm vừa qua, nhiều hộ đã mở rộng quy mô sản xuất. Số thửa đất sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ tăng từ 2,5 thửa năm 2016 lên 2,8 thửa năm 2020 và diện tích bình quân 1 thửa tăng từ 1.843,1 m2 lên 2.026,3m2. Mô hình tổ chức sản xuất có tỷ suất và giá trị hàng hóa cao của hộ là trang trại. Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 20.611 trang trại; bao gồm: 5.910 trang trại trồng trọt, chiếm 28,67% tổng số trang trại; 11.688 trang trại chăn nuôi, chiếm 56,71%; 2.782 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 13,50%; 139 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,67% và 53 trang trại tổng hợp, chiếm 0,26%. Ngoài ra còn có 39 trang trại sản xuất muối, chiếm 0,19%.
 
Hợp tác xã được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động: Tại thời điểm 31/12/2019, cả nước có 7.418 hợp tác xã nông, lâm nghip và thy sn tăng 6,80% so vi năm 2015. Trong đó, 6.885 hp tác xã nông nghip, chiếm 92,81% tng shp tác xã nông, lâm nghip và thy sn, tăng 3,60% so vi năm 2015; 86 hp tác xã lâm nghip, chiếm 1,16% tng shp tác xã và tăng 95,45%; 447 hp tác xã thy sn, chiếm 6,03% và tăng 74,61%. Năm 2019, các hợp tác xã sử dụng 77,70 nghìn lao động thường xuyên, bình quân mỗi hợp tác xã sử dụng 10,47 lao động. Trong đó, bình quân 1 hợp tác xã nông nghiệp sử dụng 10,25 lao động, hợp tác xã lâm nghiệp sử dụng 7,63 lao động và hợp tác xã thủy sản sử dụng 14,48 lao động. Năm 2019, doanh thu thun bình quân 1 hp tác xã nông, lâm nghip và thy sn theo giá hin hành đạt 2,32 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2015; bình quân mỗi năm tăng 17,55%.
 
Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, sản xuất nông sản hàng hóa có thêm năng lực mới: Tại thời điểm 31/12/2019, cả nước có 7.471 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 94,25% so với 31/12/2015, bình quân mỗi năm tăng 906,3 doanh nghiệp. Năm 2019, các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 249,24 nghìn lao động thường xuyên. Trong đó, các doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng 193,48 nghìn lao động, chiếm 77,63% tổng số lao động thường xuyên của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản; các doanh nghiệp lâm nghiệp sử dụng 15,88 nghìn lao động, chiếm 6,37%; các doanh nghiệp thủy sản sử dụng 39,88 nghìn lao động, chiếm 16,00%. Tổng doanh thu thuần năm 2019 theo giá hiện hành của các doanh nghiệp đạt 168,50 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp đạt 22,55 tỷ đồng.
 
Cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại được chú trọng: Máy móc, thiết bị sử dụng đa dạng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất với số lượng tăng đáng kể. Bình quân 100 hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 0,74 ô tô phục vụ sản xuất, gấp 3,89 lần năm 2016; 1,93 máy phát điện, gấp 5,36 lần. Bình quân 100 hộ trồng lúa sử dụng 28,87 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ, gấp 2,23 lần; 0,44 máy gt đập liên hp, gp 1,61 lần; 2,84 máy gặt khác, gấp 1,32 lần; 4,02 máy tuốt lúa có động cơ, gấp 1,25 lần.  Trong những năm vừa qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn được tăng cườngng dng khoa hc công nghtiên tiến, hin đại, trong đó có vic sử dụng ngày càng phổ biến nhà kính, nhà lưới, nhà màng. Tại thời điểm 01/7/2020, tổng diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản sử dụng nhà kính, nhà lưới, nhà màng khu vực nông thôn đạt 56,01 nghìn ha, gấp 13,70 lần năm 2016. /.
 
Nguồn: Lược trích Thông cáo Báo chí về kết quả Điều tra Nông thôn,
nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 của TCTK
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top