Dự kiến nhiều mục tiêu Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030 về đích năm 2025

25/02/2025 - 08:58 AM
Ngày 01/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2014/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045 (CLTK 21-30) đưa ra 12 mục tiêu cụ thể để phấn đấu đạt được vào năm 2025 và 2030.

Theo báo cáo của các đơn vị của ngành Thống kê, trong số 12 mục tiêu cụ thể, đến mốc năm 2025 có 08 mục tiêu được dự báo có khả năng đạt được, 01 mục tiêu được dự báo có khả năng không đạt được, 03 mục tiêu chưa đủ dữ liệu để tính toán.

Các mục tiêu có khả năng đạt được, bao gồm:

(1) Thay thế 85% phiếu điều tra giấy bằng phiếu điều tra điện tử trong điều tra và tổng điều tra thống kê vào năm 2025. Theo báo cáo của Cục TTDL, tỷ lệ phiếu điều tra thu được bằng phiếu điện tử trên tổng số phiếu điều tra của các cuộc điều tra trong năm 2023 đạt 92,66% và dự báo năm 2025 đạt 98%. Tỷ lệ phiếu điều tra thu được bằng phiếu điện tử trên tổng số phiếu điều tra của cuộc tổng điều tra thống kê năm 2021 đạt 100% và dự báo năm 2025 đạt 100%. Từ kết quả báo cáo trên cho thấy, mục tiêu “Thay thế 85% phiếu điều tra giấy bằng phiếu điều tra điện tử trong điều tra và tổng điều tra thống kê vào năm 2025” có khả năng đạt được theo mục tiêu đã đề ra.

(2) Mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 (SNA2008) đạt mức 4/6 vào năm 2025. Vụ Tài khoản quốc gia (TCTK) dự báo mục tiêu này khả năng hoàn thành theo đúng kế hoạch. Cụ thể là: Hoàn thành biên soạn chỉ tiêu Giá trị tăng thêm theo khu vực thể chế; Thặng dư hoạt động hoặc thu nhập hỗn hợp theo khu vực thể chế; Thu nhập quốc gia theo khu vực thể chế; Thu nhập quốc gia khả dụng theo khu vực thể chế; Tiết kiệm theo khu vực thể chế và Hoàn thành biên soạn chỉ tiêu Giá trị tăng thêm theo khu vực thể chế; Thặng dư hoạt động hoặc thu nhập hỗn hợp theo khu vực thể chế; Thu nhập quốc gia theo khu vực thể chế; Thu nhập quốc gia khả dụng theo khu vực thể chế; Tiết kiệm theo khu vực thể chế.

Trong năm 2023-2024, Vụ TKQG thực hiện xử lý kết quả điều tra doanh nghiệp 2023 và điều tra đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi năm 2023 để tổng hợp số liệu giá trị sản xuất theo khu vực thể chế; xử lý hệ số chi phí trung gian theo khu vực thể chế từ kết quả điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian và lập bảng IO năm 2021; tính toán thử nghiệm GDP và GRDP theo khu vực thể chế. Trên cơ sở đó, năm 2025 Vụ sẽ tiếp tục thực hiện biên soạn các chỉ tiêu Giá trị tăng thêm theo khu vực thể chế; Thặng dư hoạt động hoặc thu nhập hỗn hợp theo khu vực thể chế; Thu nhập quốc gia theo khu vực thể chế; Thu nhập quốc gia khả dụng theo khu vực thể chế và Tiết kiệm theo khu vực thể chế và việc thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 (SNA2008) sẽ đạt mức 4/6 vào năm 2025. Ngoài ra, Vụ sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ hệ số chi phí trung gian theo khu vực thể chế trên cơ sở Tổng điều tra cơ sở kinh tế 2026 và điều tra lập hệ số chi phí trung gian và lập bảng IO năm 2026.

(3) Cập nhật đầy đủ, thường xuyên hệ thống phổ biến dữ liệu chung tăng cường (e-GDDS); trên 50% hạng mục thuộc tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (SDDS) đảm bảo tiêu chuẩn theo SDDS vào năm 2025. Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê cho biết, tỷ lệ chỉ tiêu đáp ứng tính định kỳ theo tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu chung tăng cường (e-GDDS) và tỷ lệ chỉ tiêu đáp ứng tính kịp thời theo tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu chung tăng cường (e-GDDS) trong các năm từ 2021 đến 2023 và dự báo năm 2025 lần lượt là 77,8% và 88,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ chỉ tiêu đáp ứng tính định kỳ theo tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (SDDS) và Tỷ lệ chỉ tiêu đáp ứng tính kịp thời theo tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (SDDS) trong các năm từ 2021 đến 2023 và dự báo năm 2025 lần lượt là 66,7% và 61,1%.

(4) Đạt 80% các sản phẩm thống kê được cung cấp tới người sử dụng thông tin thống kê kịp thời vào năm 2025. Nhận định mục tiêu này đảm bảo khả năng đạt được đưa ra trên cơ sở tỷ lệ các sản phẩm thống kê được cung cấp kịp thời tới người sử dụng thông tin thống kê trong các năm từ 2021 đến 2023 và dự báo năm 2025 đạt 90%.

(5) Giảm tỷ lệ không hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê xuống dưới 15% vào năm 2025. Theo thống kê hiện tỷ lệ không hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê trong các năm từ 2021 đến 2023 và dự báo năm 2025 là 1,1%.
 
Dự kiến nhiều mục tiêu Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030 về đích năm 2025
Dự kiến 08 mục tiêu của Chiến lược về đích năm 2025

(6) 50% các hoạt động thống kê được tư liệu hóa vào năm 2025. Theo Cục TTDL, tỷ lệ các hoạt động quản lý, điều hành trong hệ thống thống kê tập trung được tư liệu hóa năm 2023 đạt 100% và dự báo năm 2025 đạt 100%;

(7) 50% các hoạt động thống kê được chuyển đổi số vào năm 2025. Báo cáo từ Cục TTDL cho thây tỷ lệ các hoạt động quản lý, điều hành trong hệ thống thống kê tập trung được chuyển đổi số năm 2023 đạt 40% và dự báo năm 2025 đạt 70%.

(8) 100% người làm công tác thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê vào năm 2025; 30% người làm công tác thống kê ở bộ, ngành trung ương và sở, ngành địa phương, thống kê cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê vào năm 2025. Theo báo cáo của Vụ TCCB, đến năm 2023, 100% người làm công tác thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê. Điều này cho thấy mục tiêu trên hoàn toàn có khả năng đạt được vào năm 2025 theo đúng mục tiêu đã đề ra của Chiến lược.

Bên cạnh kết quả trên, 01 mục tiêu có khả năng không đạt được, đó là: Tập trung khai thác, sử dụng dữ liệu hành chính; phấn đấu vào năm 2025 đạt 50% số chỉ tiêu thống kê thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê được biên soạn từ nguồn dữ liệu hành chính. Theo báo cáo, tỷ lệ số chỉ tiêu thống kê thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê được biên soạn từ nguồn dữ liệu hành chính trong các năm 2021, 2022, 2023 lần lượt là 16%, 19%, 19%. Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (Cục TTDL - Tổng cục Thống kê) dự báo tỷ lệ số chỉ tiêu thống kê thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê được biên soạn từ nguồn dữ liệu hành chính trong năm 2025 sẽ đạt 40%, khó có thể đạt được mức 50% như mục tiêu đã để ra. Cục TTDL đã và đang phối hợp cùng Cơ quan Thống kê Hàn Quốc xây dựng hệ thống xử lý và khai thác dữ liệu hành chính của Việt Nam. Hệ thống sẽ thực hiện tích hợp dữ liệu hành chính và dữ liệu điều tra để thực hiện biên soạn số liệu thống kê.

Cùng với đó, 03 mục tiêu chưa đủ dữ liệu để tính toán, bao gồm:  

(1) Đạt 85% các chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê được biên soạn và công bố theo tiêu chuẩn thống kê Việt Nam vào năm 2025. Mục tiêu trên cần dữ liệu về tỷ lệ công bố các chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu như: Asean; kinh tế số; logistic; phát triển giới; phát triển bền vững; bộ, ngành; thanh niên; tỉnh, huyện, xã... Để có dữ liệu về tỷ lệ công bố các chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu trên cần đến số liệu báo cáo của các bộ, ngành.

(2) Cung cấp dữ liệu thống kê vi mô đáp ứng ít nhất 30% nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong và ngoài nước vào năm 2025. Cục TTDL là đơn vị được giao chủ trì báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu trên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục TTDL, do hoạt động cung cấp dữ liệu thống kê vi mô được thực hiện bởi nhiều đơn vị, không có sự theo dõi nên không thu thập được thông tin để tính toán các chỉ tiêu..

(3) Chỉ số hiệu quả thống kê (SPI) và chỉ số dữ liệu mở (ODIN) thuộc nhóm các nước xếp loại khá vào năm 2030. Năm 2022, chỉ số SPI đạt 72,8 điểm (xếp hạng 80/217), chỉ số ODIN đạt 54,6 (xếp hạng 80/195). Mốc thời gian của mục tiêu trên là vào năm 2030, do vậy để thực hiện mục tiêu này, hằng năm cần tiến hành theo dõi điểm số và xếp hạng hai chỉ tiêu trên./.
 
P.V

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top