FINTECH - Sức mạnh của kỷ nguyên số

20/05/2019 - 08:54 AM
Làn sóng Fintech trên thế giới…

Kể từ khi làn sóng các công ty startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính nổi lên sau chuỗi thời gian khủng hoảng xảy ra vào năm 2008, Fintech có sự phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn cầu và trở thành một trong những cuộc cách mạng kỹ thuật số có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dịch vụ tài chính. Đến nay, Fintech đã có mặt trong phần lớn các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thế giới.

 
FINTECH - SỨC MẠNH CỦA KỶ NGUYÊN SỐ
 
Fintech hướng đến mục tiêu chính là thay thế kênh truyền thống bằng cách giảm chi phí, tăng độ tiện dụng, trải nghiệm của khách hàng; khai thác thị trường mới thông qua công nghệ, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng cá nhân. Không sở hữu các cơ sở hạ tầng thị trường tài chính cơ bản, mà thế mạnh nổi trội của các công ty Fintech là việc tự do sử dụng những công nghệ hiện đại nhất để xây dựng các giao diện thân thiện với người sử dụng, do đó lĩnh vực này thu hút đáng kể lượng vốn đầu tư. Theo thống kê, nếu như năm 2013, đầu tư toàn cầu vào Fintech chỉ đạt mức khoảng 4 tỷ USD, thì đến năm 2016, con số này đã lên tới 20 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 120 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biệt, năm 2016 là một cột mốc khá đáng nhớ cho các công ty làm trong lĩnh vực Fintech khi lĩnh vực này chứng kiến sự bùng nổ về cả số lượng startup, ý tưởng lẫn khoản đầu tư.
 
Các công ty Fintech trên thế giới hiện đang cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân, tiền kỹ thuật số, các dịch vụ thay thế dịch vụ lõi của hệ thống tài chính - ngân hàng (alternative cores)… với các sản phẩm/dịch vụ công nghệ đa dạng như: Ví điện tử, công nghệ sổ cái phân tán (DLT) trên nền tảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS… Những công ty khởi nghiệp Fintech nổi tiếng và thành công trên thế giới có thể kể tên như: Ant Financial/Alipay, Paytm, Credit Karma, Visa, Paypal, Stripe,...
 
Với sự đa dạng về dịch vụ cung cấp, Fintech đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngành tài chính và được cho là mối đe dọa lớn đối với các ngân hàng truyền thống hiện nay.
 
Cho vay/gọi vốn cộng đồng được xem là một trong những ngành có lợi nhuận cao trong ngành tài chính. Để thực hiện hoạt động này, ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa những nhân, tổ chức tiền tiết kiệm với những nhân, tổ chức thiếu nguồn vốn bổ sung với hoạt động chính chuyển tiết kiệm thành đầu tư để sinh lời. Tuy nhiên, sự có mặt của Fintech đang thay đổi mô hình kinh doanh này với sự xuất hiện của các khoản cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P), loại bỏ dần chủ thể trung gian và kết nối trực tiếp cả hai bên giữa người cho vay người đi vay, nhằm mục đích giảm chi phí trong quá trình vay mượn. Loại hình cho vay này đã trở nên phổ biến trong vài năm qua trên thế giớiđược rất nhiều tổ chức doanh nghiệp, đặc biệtdoanh nghiệp có quy mô nhỏ áp dụng.
 
Đối với hoạt động thanh toán, Fintech đang nỗ lực cung cấp các điều khoản tốt hơn khi thực hiện chuyển tiền giữa các cá nhân và tổ chức trong các khoản thanh toán nội địa và quốc tế. Fintech đồng thời giúp các doanh nghiệp thu hồi các hóa đơn nợ đúng hạn, đúng theo quy định, giảm thiểu tối đa các khoản nợ xấu, đảm bảo vòng quay vốn sản xuất, tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và sinh lời.
 
Từ những tác động trên, Fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt dịch vụ ngân hàng, được thể hiện rõ qua xu thế phát triển trong những năm gần đây của Mobile banking, Tablet Banking, ngân hàng kỹ thuật số…
 
Bên cạnh đó, với sự phát triển của Fintech, xu hướng “ngân hàng không giấy”, “tổ chức tài chính không giấy” đang dần trở nên phổ biến. Điu này tạo ra thách thức không nhỏ của ngành dịch vụ tài chính, do sẽ làm giảm dần vai trò của các chi nhánh. Từ đó, việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh sẽ được thay thế bởi sự cạnh tranh gay gắt về công nghệ tài chính hiện đại trong các định chế tài chính. Mặt khác, Fintech sẽ khiến các ngân hàng phải chia sẻ“miếng bánh” thị phần, ng như tác động đến thị trường lao động trong lĩnh vực này, đòi hỏi sự thay đổi nguồn nhân lực theo hướng chất lượng cao, giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ tài chính công nghệ thông tin.
 
Không chỉ tác động đến lĩnh vực tài chính, sự xuất hiện của làn sóng Fintech đã và đang đem lại hiệu ứng tích cực với người tiêu dùng và phương thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng được ưa chuộng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, các hình thức kinh doanh bán lẻ đang chịu ảnh hưởng tiêu cực và phải thu hẹp quy mô, trong khi phương thức mua sắm trực tuyến ngày càng được mở rộng và thu hút được số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn e dè bởi những rủi ro về sự an toàn trong thanh toán của loại hình mua sắm trực tuyến. Khắc phục hạn chế đó, sự xuất hiện của Fintech giúp hiện đại hóa các kênh bán hàng, cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến, xây dựng môi trường an toàn hơn với những dịch vụ như Flint và WePay, hỗ trợ thanh toán từ khu vực bán lẻ. Qua đó, nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng.
 
Năm 2019, Fintech được cho là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những xu hướng chính: Nhiều công  ty sẽ lần đầu chào bán rộng rãi cổ phiếu cho công chúng hơn bởi sức hút của Fintech; Sự hợp nhất sẽ tăng cao do hầu hết các startup trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ và việc bị thâu tóm là khả thi; Ngày càng nhiều công ty về công nghệ thử bước vào mảng tài chính; Khách hàng sẽ được trải nghiệm thanh toán nhanh hơn thông qua thẻ không tiếp xúc; Dòng tiền sẽ tiếp tục chảy vào Fintech, cho phép nhiều doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng và thử nghiệm sản phẩm mới.

… lan tỏa đến Việt Nam

Tại Việt Nam, Fintech bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2015 với việc dịch vụ thanh toán trung gian chính thức được cấp phépnhận được nhiều quan tâm của người dùng trong nh vực tài chính, các tập đoàn, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù là nh vực khá mới mẻ song theo thống kê, tính đến cuối năm 2018, Việt Nam đã có khoảng 100 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á là Solidiance, tính đến hết năm 2017, thị trường Fintech Việt Nam đã đạt mức 4,4 triệu USD (dựa trên giá trị giao dịch) và dự kiến có thể đạt ngưỡng 7,8 tỉ USD vào năm 2020.
 
Một thống kê từ Topica và Founder Institute cũng chỉ ra rằng, tổng giá trị các thương vụ khởi nghiệp liên quan tới Fintech tại Việt Nam trong năm 2016 là 129 triệu USD, chiếm 63% trong tổng số giá trị các thương vụ khởi nghiệp. Trong đó, nổi bật việc 2 quỹ là Quỹ đầu tư cá nhân Standard Chartered và Goldman Sach quyết định đầu tư 28 triệu USD vào công ty cổ phần M_Service, công ty sở hữu ví điện tử Momo.
 
Các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến (như Moca, Payoo, VinaPay, MoMo...), hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS. Nổi bật trên thị trường Fintech Việt Nam là hai startup trong dịch vụ thanh toán Momo và Payoo. Khi người dân chưa thực sự hiểu rõ về công nghệ mới này, dẫn đến sự e ngại sử dụng các phương thức thanh toán, chuyển khoản ảo do lo ngại về tính bảo mật chưa cao, Momo đã đẩy mạnh việc đầu tư vào hệ thống giao dịch vật lý, giúp người dùng cảm thấy tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ. Với hướng đi này, đến nay Momo đã đầu tư mở hơn 4.000 điểm giao dịch, và đang đặt mục tiêu sẽ đạt 11.000 điểm giao dịch trên toàn quốc trong tương lai gần. Tính đến tháng 10/2018, đã có gần 10 triệu người dùng ứng dụng ví MoMo trên 2 hệ điều hành iOS và Android. Ví MoMo đang cung cấp dịch vụ khá đa dạng cho khách hàng từ thiết yếu như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại... đến đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống như đăng ký khoản vay, mua vé máy bay, vé xem phim, ăn uống…
 
Trong khi đó, Payoo nổi lên như một nền tảng đáp ứng được nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng. Những sản phẩm có thể kể đến như sản phẩm PayooMPOS nhằm phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng khả năng chấp nhận thẻ ngân hàng, thanh toán QRCode trên di động nhờ việc tích hợp các ứng dụng mobile banking của ngân hàng và ứng dụng Payoo với điện thoại thông minh... Hiện Payoo có hơn 5.000 điểm thanh toán trên toàn quốc, chú trọng đầu tư vào dịch vụ thanh toán các loại hóa đơn và mở rộng liên kết mua vé từ các nhà xe, hãng du lịch.
 
Ngoài Momo và Payoo, trong thời gian gần đây, nhiều công ty khác ng nhảy vào thị trường tiềm năng này với các giải pháp thanh toán khác như OnePay, Ngân lượng Mpos, VTC Pay, WEPay VNPay, điện tử ZaloPay...
 
Bên cạnh những loại hình Fintech trên, Việt Nam còn có một số doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác như gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado hay FirstStep...), dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi), quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (BankGo, Moneylover, Mobivi), ngân hàng kỹ thuật số (Timo), dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi, Trust Circle), chuyển tiền (remit.vn)...
 
Do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông, không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, Fintech đã và đang thu hút được các đối tượng khách hàng đa dạng, không chỉ là các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính truyền thống, mà còn là những khách hàng còn gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý, như những người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
 
Tuy nhiên, sự phát triển của Fintech cũng đặt ra những thách thức đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, đòi hòi các ngân hàng phải xem lại hiệu quả và cách thức áp dụng công nghệ trong kinh doanh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng quản trị dựa trên ứng dụng công nghệ cao như ngân hàng di động, trí tuệ nhân tạo, ngân hàng số…
 
Trong thời gian tới, làn sóng Fintech tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục lan tỏa do tiềm năng phát triển là rất lớn. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ người dân sử dụng internet là hơn 60%. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Tính đến hết tháng 10/2018, cả nước có khoảng 130 triệu thuê bao di động. Trong số đó, thuê bao băng rộng di động (3G và 4G) là hơn 51 triệu thuê bao. Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh đang dần thống trị thị trường di động Việt Nam và điện thoại thông minh đang thay đổi mạnh mẽ cách con người sống, giao lưu và mua sắm. Đây là mảnh đấttưởng cho các Fintech phát triển bởi nhu cầu của người tiêu dùng về một nền tảng công nghệ hiện đại tiết kiệm thời gian, đơn giản về các giao dịch tài chínhrất lớn.
 
Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, khi 99% các giao dịch thanh toán mặt hàng dưới 100.000 đồng vẫn là tiền mặt. Bên cạnh đó, hơn 80% giao dịch thẻ ATM cũng chỉ là rút tiền… Đây được cho là thị trường tiềm năng để các công ty Fintech tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường.
 
Thêm vào đó, Việt Nam hiện nay có lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin dồi dào, phần lớn trong số lao động này là những người trẻ tuổi. Ngoài ra, sự phát triển của Fintech còn tạo thêm nhiều việc làm cho các lao động trẻ, kích thích sự đổi mới sáng tạo trong lực lượng lao động nhiều hơn.
 
Với tất cả những yếu tố “vàng” tạo nền tảng cho những cơ hội phát triển của Fintech, Việt Nam đang được xem là một điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều công ty Fintech quốc tế như IDG, Standard Chartered hay Goldman Sachs…
 
Tuy nhiên, hiện cũng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty Fintech ở nước ta. Trước hết, với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, các doanh nghiệp Fintech trong nước đang và sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các Fintech nước ngoài vốn có lợi thế về mặt công nghệ cũng như tài chính. Trong khi đó, số công ty Fintech trong nước có quy mô ảnh hưởng lớn chưa nhiều, chủ yếu có “tuổi đời” khá trẻ, dưới 5 năm và còn yếu kém trong hoạt động và quản trị. Hơn nữa, đại đa số ứng dụng Fintech mới chỉ tập trung trong lĩnh vực thanh toán điện tử, và còn bỏ ngỏ khá nhiều khoảng trống dịch vụ để các công ty quốc tế xâm nhập. Một vấn đề khác là thể chế pháp lý về lĩnh vực Fintech chưa được hoàn thiện, ngoại trừ hoạt động Fintech trong lĩnh vực thanh toán đã bước đầu có khuôn khổ pháp lý. Điều này gây cản trở không nhỏ đến sự ra đời và hoạt động của những mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực Fintech.
 
Trên thực tế, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã và đang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề, cũng như đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để có thể kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường của các công ty này. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban Chỉ đạo Fintech và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, thông qua việc ký Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính với một số tổ chức, cơ quan quốc tế. Đây là định hướng quan trọng để Fintech Việt Nam có những bước phát triển đột phá trong thời gian tiếp theo./.

 
ThS. Lê Thị Minh Trí
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top