Hàn Quốc: Thực hiện điều tra dân số và nhà ở dựa trên thông tin đăng ký

02/06/2019 - 12:39 PM
Tại Hàn Quốc, Tổng điều tra dân số đầu tiên được diễn ra vào năm 1925 và Tổng điều tra nhà ở đầu tiên được thực hiện vào năm 1960. Năm 2016, là năm thứ 20 Hàn Quốc thực hiện điều tra dân số và là năm thứ 12 thực hiện điều tra nhà ở. Mốc thời gian thu thập thông tin điều tra của cuộc tổng điều tra năm 2016 được tính tại thời điểm lúc 0h ngày 01/11. Đối tượng của tổng điều tra 2016 là tất cả người dân Hàn Quốc và người nước ngoài tạm trú trên lãnh thổ nước Hàn Quốc, phạm vi điều tra là tại tất cả các vùng, miền của đất nước.
 
Hàn Quốc:  Thực hiện điều tra dân số và nhà ở dựa trên thông tin đăng ký

Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Bắt đầu từ năm 2008, Hàn Quốc đã nghiên cứu, đề xuất việc thực hiện điều tra dựa trên thông tin đăng ký. Năm 2009, kế hoạch thực hiện điều tra dựa trên thông tin đăng ký được lập chi tiết và báo cáo lên Hội đồng Thống kê quốc gia. Trong các năm từ 2009-2014, Hàn Quốc tiến hành công tác thu thập dữ liệu hành chính và nghiên cứu về phương pháp điều tra mới. Trên cơ sở đó, từ năm 2012-2014, Hàn Quốc thực hiện thí điểm các cuộc điều tra dựa trên thông tin đăng ký. Đến năm 2015, nước này chính thức triển khai thực hiện điều tra dân số và nhà ở sử dụng kết hợp phương pháp điều tra dựa trên thông tin đăng ký và điều tra thực địa (điều tra mẫu).
 
Cuộc điều tra này sử dụng đồng thời phiếu ngắn và phiếu dài. Phiếu ngắn thực hiện trong tổng điều tra dựa trên thông tin đăng ký, sử dụng dữ liệu hành chính được tổng hợp từ 25 bộ dữ liệu hành chính như: Thông tin đăng đăng cư trú, xây dựng, quan hệ gia đình… của 14 cơ quan của Hàn Quốc. Dạng phiếu này dùng để thu thập thông tin cá nhân cơ bản (gồm 13 chỉ tiêu như: Độ tuổi, giới tính, đặc điểm của hộ gia đình, loại nhà ở, diện tích xây dựng…). Phiếu dài được sử dụng trong điều tra thực địa, thu thập 52 chỉ tiêu khó thực hiện điều tra từ việc sử dụng dữ liệu hành chính như: Trình độ học vấn, hạn chế, ràng buộc hoạt động, gián đoạn nghề nghiệp… hay thu thập các thông tin có sự thay đổi như: Chăm sóc trẻ em, nhóm thiết bị gia đình…
 
Sang năm 2016, Tổng điều tra dân số và nhà ở tại Hàn Quốc thực hiện duy nhất phương  pháp điều tra dựa trên thông tin đăng ký. Phương án tổng điều tra dựa trên thông tin đăng ký được xác định trên cơ sở tính khả dụng và khả năng tiếp cận của dữ liệu hành chính. Quá trình điều tra dựa trên thông tin đăng ký gồm 5 bước: (1) Thu thập dữ liệu từ 25 bộ dữ liệu của 14 cơ quan tại thời điểm 0h sáng ngày 01 tháng 11; (2) Chuẩn hóa và mã hóa: Quản lý “khóa liên kết” giữa các bộ dữ liệu, chuẩn hóa các biến và áp dụng mã chỉ tiêu; (3) Liên kết dữ liệu: Liên kết tập dữ liệu về người và nhà ở; (4) Tổng hợp số liệu thống kê: Lựa chọn chỉ tiêu điều tra công bố, lập siêu dữ liệu và bảng tổng hợp; (5) Công bố kết quả: Đánh giá chất lượng, phân tích các vấn đề và công bố báo cáo. Trong quá trình điều tra dựa trên thông tin đăng ký, thông tin cá nhân được đảm bảo độ an toàn bí mật và thực hiện xây dựng hỗ trợ cộng đồng.
 
Bảng 1: Bộ dữ liệu hành chính của 14 cơ quan Hàn Quốc
 
TT Các cơ quan Dữ liệu hành chính (25 bộ dữ liệu)
1  Bộ Hành chính nhà nước và Nội vụ  Thông tin đăng ký cư trú
2  Bộ Tư pháp  Thông tin đăng ký nước ngoài, thông tin đăng ký người có quốc tịch Hàn Quốc cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài có quốc tịch Hàn Quốc cư trú trong nước, người nhập cư ngắn ngày, thông tin đăng ký xuất nhập cảnh, quốc tịch, thông tin quản lý tù nhân trong các cơ sở giáo dưỡng, thông tin đăng ký cơ sở cải tạo vị thành niên
3  Tòa án tối cao  Thông tin đăng ký về quan hệ của gia đình
4  Bộ Y tế và Phúc lợi  Thông tin đăng ký cơ sở xã hội
5  Bộ Quốc phòng  Thông tin đăng ký quân đội
6  Bộ Ngoại giao và Thương mại  Thông tin đăng ký công chức chính phủ làm việc tại nước ngoài
7  Cơ quan Cảnh sát quốc gia  Thông tin đăng ký nhập ngũ
8  Bộ An toàn công cộng An ninh  Thông tin đăng ký quân lính canh gác bờ biển; quân lính cứu hỏa
9  Tập đoàn Điện lực  Thông tin đăng ký điện (cho nhà ở)
10  Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông  Thông tin đăng ký nhà ở, tòa nhà, dữ liệu giá trị nhà ở được công bố công khai
11  Bộ Giáo dục (hơn 400 trường cao đẳng và đại học)  Thông tin đăng ký của trường đại học; thông tin đăng ký người sử dụng ký túc xá
12  Dịch vụ thông tin việc làm Hàn Quốc  Dữ liệu bảo hiểm việc làm của người được bảo hiểm
13  Dịch vụ hưu trí quốc gia  Thông tin đăng ký cán bộ hưu trí
14  Dịch vụ bảo hiểm y tế quốc gia  Danh sách người sử dụng bệnh viện nghỉ dưỡng
 
Trong khâu chuẩn hóa và mã hóa dữ liệu, thực hiện chuẩn hóa và quản lý các tham biến từ các bộ dữ liệu hành chính khác nhau và khóa liên kết an toàn (số chứng minh hoặc địa chỉ) để sắp xếp, thể hiện các chỉ tiêu điều tra qua dữ liệu hành chính.
 
Dữ liệu được chuẩn hóa gồm: Địa chỉ mới (mã hành chính, mã số đường phố, số lô chính phụ của tòa nhà), địa chỉ (số chính phụ), loại đất, tên tòa nhà, số tầng, số tòa nhà, số nhà). Dữ liệu được hóa gồm: hành chính, giới tính, tuổi, loại hình trú, năm trú hiện tại...
 
Ngay từ khi phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên thông tin đăng ký được đề xuất, đã có những lo ngại về chất lượng dữ liệu hành chính. Vì vậy, năm 2009, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc đã nghiên cứu về mô hình hóa thống kê, sử dụng kết quả điều tra mẫu. Mô hình này đã cho kết quả khả quan, cuộc điều tra dân số năm 2010 đã có tới 96,6% hồ sơ dân số và nhà ở được liên kết với dữ liệu quản trị, cho tỷ lệ trùng khớp giữa kết quả điều tra và thông tin đăng ký về các chỉ tiêu như địa chỉ, loại nhà ở… là khá cao, ở mức 90%.
 
Việc thực hiện điều tra trên thông tin đăng ký đã giúp giảm số lượng đối tượng điều tra thực địa xuống còn 20%, kinh phí thực hiện điều tra giảm xuống một nửa so với phương pháp truyền thống (ước tính chi phí tiết kiệm của tổng điều tra năm 2015145,5 tỷ KRW). Cùng với đó, phương pháp này giúp nâng cao chất lượng số liệu thống chính thức: Hồ sơ cá nhân không bị trùng lặp, thiếu sót, qua đó thể hiện chính xác cấu trúc dân số; Cung cấp số liệu thốngvề dân số, hộ gia đình, nhà ở hàng năm và cải thiện tính kịp thời cho việc lấy mẫu; Cung cấp dữ liệu thống kê mới để hỗ trợ hoạch định chính sách như: Thống kê các bà mẹ đơn thân chưa lập gia đình để thực hiện các chính sách chăm sóc con cho bà mẹ đơn thân (Bộ Bình đẳng giớigia đình); Khắc phục việc thu thập những thông tin cá nhân nhạy cảm không có được từ những cuộc điều tra thực địa trước đó; Có thể tạo và cung cấp số liệu thống về các bà mẹ đơn thân chưa kết hôn bằng cách sử dụng siêu dữ liệu của điều tra dựa trên thông tin đăng ký. Đồng thời, với phương pháp điều tra này, kết quả cuộc điều tra thêm những dữ liệu mới từ thông tin đăng như: Số liệu thống kê hộ gia đình đa văn hóa, cha mẹ đơn thân, hộ gia đình có một người; hộ gia đình theo số liệu thốngtrẻ em; hộ gia đìnhtrẻsinhtrẻ nhỏ.
 
Để có được số liệu thống tổng thể hơn, thời gian tiếp theo, trong các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở tại Hàn Quốc sẽ bổ sung các chỉ tiêu điều tra. Trong ngắn hạn, chỉ tiêu về dân số và hộ gia đình sẽ thu thập bổ sung thông tin nơi cư trú 1 hoặc 5 năm trước thời gian cư trú hiện tại, nơi sinh, năm và tháng kết hôn, số trẻ em được sinh ra. Chỉ tiêu về đơn vị nhà ở sẽ thu thập bổ sung thông tin quyền sở hữu nhà ở tại nơi cư trú khác, bổ sung dữ liệu điều tra về mức độ của nhà ở, tầngtòa nhà, cấu trúc của nhà ở, thiết bị sưởi ấm, số phòng, phòng ngủ đang sử dụng. Về việc thành lập các doanh nghiệp, tổ chức, trong dài hạn sẽ bổ sung tình trạng hoạt động kinh tế, tình trạng công nhân, ngành công nghiệp, thu nhập. Trong dài hạn, sẽ bổ sung thu thập các dữ liệu hành chính khác: Thông tin đăng ôtô, trường học, thông tin về người khuyết tật, cơ sở chăm sóc trẻ em, thuê bao truyền thông, sở hữu nhà ở… cũng như phát triển những số liệu thốngmới./.

Ngọc Linh

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top