Nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum

08/11/2024 - 08:09 AM

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 83/85 xã thuộc xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS &MN), trong đó có 50 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn khu vực III và 371 thôn đặc biệt khó khăn. Để triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Kom Tum đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tiến độ, chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn khó khăn của Tỉnh. Nhờ đó, đến nay, đã đạt nhiều kết quả theo Bộ tiêu chí NTM.

Những kết quả đạt được trong Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh Kon Tum

Mục tiêu tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2025 có 70,5% số xã đạt chuẩn xã NTM (khoảng 60 xã), có 04 huyện đạt chuẩn huyện NTM và thành phố Kon Tum hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (chiếm 50% đơn vị cấp huyện).

Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum

Để triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình đạt mục tiêu đề ra, Chương trình đã được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đưa vào Chương trình trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Theo đó, tỉnh Kom Tum đã kịp thời ban hành đầy đủ các quy định, cơ chế trên cơ sở quy định của Trung ương như: Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã ban hành Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong xây dựng Thôn (làng) NTM ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Tỉnh; Hội đồng nhân dân Tỉnh đã ban hành 16 Nghị quyết quy định về triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025; Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành các văn bản gồm: Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch và các văn bản khác để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình; Các sở, ban ngành thuộc Tỉnh, UBND các huyện, thành phố, theo chức năng nhiệm vụ có liên quan đã xây dựng các Chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn và theo lĩnh vực ngành; hướng dẫn tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí NTM các cấp và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. 

Bên cạnh đó, Tỉnh Kon Tum cũng đã tổ chức kiện toàn và thành lập đầy đủ Ban Chỉ đạo theo mô hình tổ chức hoạt động đồng nhất từ cấp Tỉnh đến xã, thôn, qua đó, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng cấp trong quản lý triển khai thực hiện Chương trình. Cụ thể như: Ban Chỉ đạo cấp Tỉnh, huyện đã nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành Chương trình, ban hành các chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn. Đối với Ban quản lý xã đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình. Còn Ban phát triển thôn đã phát huy được vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân trong tổ chức tham gia và giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn.

Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện từng Chương trình cũng đã được tỉnh Kon Tum đã phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo Tỉnh, các Sở Ngành thuộc Tỉnh phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí NTM. Nhờ đó, thời gian qua, việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đã được các ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả; đồng thời, thông qua công tác phối hợp đã kịp thời phát hiện và có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho địa phương.

Theo Văn phòng điều phối NTM tỉnh Kon Tum, tính đến Quý I/2024, xã đạt chuẩn NTM toàn Tỉnh đã có 49 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó có 44 xã đã được công nhận xã NTM, 05 xã đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận); 9 xã đạt chuẩn từ 15 đến 18 tiêu chí; 26 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí và 01 xã có số tiêu chí đạt chuẩn dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã là 16,34 tiêu chí. Toàn tỉnh có 04 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao và 03 xã đang trong gian đoạn thẩm định trình công nhận theo kế hoạch năm 2023. Tỉnh Kon Tum có xã Tân Lập đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và xã Hà Mòn đang trình Tỉnh quyết định công nhận thuộc kế hoạch 2023. Ngoài ra, toàn Tỉnh có 28 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu và 47 thôn (làng) vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, toàn tỉnh Kon Tum có 236 sản phẩm OCOP còn hiệu lực, trong đó có 01 sản phẩm 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, 14 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm tiềm năng 4 sao đang đề nghị Hội đồng OCOP cấp Tỉnh đánh giá và 196 sản phẩm 3 sao.
 

Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum 1

Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum

Đến cuối năm 2020, toàn Tỉnh mới chỉ có 30% số xã đạt chuẩn xã NTM, chưa có xã NTM nâng cao, chưa có huyện NTM; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã là 14,8 tiêu chí, có 01 huyện trắng xã NTM, số xã có số tiêu chí đạt chuẩn dưới 10 tiêu chí còn tương đối cao. Bước vào triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kon Tum có 83/85 xã thuộc xã vùng đồng bào DTTS & MN, trong đó có 50 xã, thuộc xã đặc biệt khó khăn và 371 thôn thuộc thôn đặc biệt khó khăn.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế tại địa phương, góp phần quan trọng trong xây dựng thành công Chương trình NTM, đặc biệt đối với những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh đã tập trung một số giải pháp cơ bản như:

Tỉnh đã phát động Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững’’ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021 - 2025. Kết quả, qua 03 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, tỉnh Kon Tum đã huy động được cả hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào dân DTTS nhiệt tình hưởng ứng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp đã đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, từng bước đưa Cuộc vận động đi vào cuộc sống, gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dần đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.

Việc triển khai hiệu quả xây dựng mô hình điểm thực hiện Cuộc vận động đã tạo ra sức lan tỏa đối với các hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào DTTS. Một bộ phận người nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thay đổi cách thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững bằng chính nội lực của mình. Kết quả đã có 100% hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo trên địa bàn Tỉnh được tuyên truyền, phổ biến về nội dung Cuộc vận động; các địa phương đã thực hiện lồng ghép với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; Có 15.343 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo (chiếm 74,61%) thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; Có 12.370 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo (đạt tỷ lệ 62,31%) biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng, biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất; Có 11.061 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo (đạt tỷ lệ 54,41%) có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện (có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của người DTTS trong Tỉnh, có mô hình sản xuất ổn định, nhà ở kiên cố và một số vật dụng thiết yếu như: Ti vi, xe gắn máy…); Có 5.458 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo (đạt tỷ lệ 24,27%) tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn Tỉnh; Tính đến cuối năm 2023, tỉnh Kon Tum có 5.549 hộ đồng bào DTTS thoát nghèo (đạt tỷ lệ 26,20%) và có 2.654 hộ đồng bào DTTS thoát cận nghèo (đạt tỷ lệ 18,89%); UB MTTQ Việt Nam tỉnh và UB MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố xây dựng hoặc duy trì từ 01 đến 03 mô hình thực hiện Cuộc vận động/đơn vị; UB MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp xây dựng hoặc duy trì 01 mô hình thực hiện Cuộc vận động/đơn vị.

Về triển khai thực hiện xây dựng thôn (làng) NTM ở vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tun đã thực hiện rà soát tại các xã xây dựng NTM có 498 thôn (làng) thuộc diện vùng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị về xây dựng thôn (làng) NTM ở vùng đồng bào DTTS, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn Tỉnh có ít nhất 50% số thôn (làng) vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM theo bộ tiêu chí của Tỉnh ban hành. Để triển khai thực hiện Chương trình đồng bộ trên toàn Tỉnh, trong năm 2023, Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện xây dựng điểm tại các thôn theo hình thức, cấp Tỉnh lựa chọn 01 thôn để chỉ đạo điểm; tại cấp huyện, mỗi huyện lựa chọn 01 thôn để chỉ đạo điểm; tại cấp xã, mỗi xã lựa chọn 01 thôn để chỉ đạo điểm; trên cơ sở thực hiện thí điểm sẽ tổng kết để nhân ra diện rộng. Kết quả sau 2 năm thực hiện, đến nay toàn Tỉnh đã có 47 thôn đã được công nhận đạt chuẩn. Các địa phương cũng phát huy được vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện xây dựng thôn (làng) NTM trên địa bàn; chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; đã xây dựng kế hoạch chi tiết và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai thực hiện xây dựng thôn (làng) NTM.

Thông qua triển khai thực hiện điểm tại các thôn (làng) đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng tại cộng đồng dân cư; đặc biệt làm thay đổi cách nghĩ của người dân trong việc nâng cao nhận thức trong xây dựng NTM và các lợi ích của việc xây dựng NTM mang lại trên địa bàn. Việc triển khai xây dựng Thôn (làng) NTM được gắn với thực hiện các Chương trình MTQG, do đó đã huy động được tổng hợp các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí. Đồng thời, tỉnh Kon Tum xác định kết quả xây dựng thôn (làng) NTM là giải pháp quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng xã NTM và đấy nhanh tiến độ xây dựng NTM đối với những xã có điều kiện khó khăn.

Về huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình MTQG trong xây dựng NTM, hằng năm, ngoài Chương trình MTQG xây dựng NTM, các Chương trình MTQG khác (như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, Chương trình giảm nghèo bền vững) của tỉnh Kon Tum cũng được Trung ương phân bổ nguồn lực tương đối lớn và xác định đây chính là nguồn lực chính để hỗ trợ xây dựng NTM. Từ đó, ngay từ đầu giai đoạn, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Có thể nói, những giải pháp cơ bản được tỉnh Kon Tum triển khai đã đem lại hiệu quả thiết thực và kịp thời, giúp các địa phương khắc phục khó khăn hạn chế, giúp  một bộ phân người nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ và cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thay đổi cách thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, qua đó, góp phần vào nâng cao chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum trong thời gian qua./.

Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum 2

Minh Thư

 


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top