Hưng Yên: Tháng Một năm 2025 hoạt động đầu tư khởi sắc - thương mại dịch vụ ổn định

27/02/2025 - 08:16 AM
Theo đó, tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng Một năm 2025 ước đạt 1.594 tỷ đồng, tăng 70,12%, tương ứng tăng 657 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt 5,53% vốn kế hoạch năm. Trong đó: vốn ngân sách cấp tỉnh 1.050 tỷ đồng, tăng 98,09%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 344 tỷ đồng, tăng 41,84%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 200 tỷ đồng, tăng 21,73%.

Với hoạt động đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 24/01/2025, toàn Tỉnh có lũy kế 620 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 8.543.316 nghìn USD. Trong đó, tháng Một năm 2025 có 07 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký 572.960 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: thứ nhất là Nhật Bản có 178 dự án, vốn đăng ký là 3.886.234 nghìn USD, chiếm 45,49% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 161 dự án, vốn đăng ký 1.457.521 nghìn USD, chiếm 17,06% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 176 dự án, vốn đăng ký 1.349.309 nghìn USD, chiếm 15,79% tổng số vốn đăng ký.

 
Hưng Yên: Tháng Một năm 2025 hoạt động đầu tư khởi sắc - thương mại dịch vụ ổn định

Khu công nghiệp Yên Mỹ II Hưng Yên
 
Hoạt động thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tiếp tực khởi sắc. Cụ thể:Tính từ ngày 22/12/2024 đến ngày 21/01/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 178 doanh nghiệp với vốn đầu tư đăng ký 2.766 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo 47 doanh nghiệp, vốn đăng ký 1.113 tỷ đồng; bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 69 doanh nghiệp, vốn đăng ký 375 tỷ đồng; xây dựng 15 doanh nghiệp, vốn đăng ký 61 tỷ đồng; kinh doanh bất động sản 5 doanh nghiệp, vốn đăng ký 1.034 tỷ đồng; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 10 doanh nghiệp, vốn đăng ký 26 tỷ đồng;...

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng Một (tính từ ngày 22/12/2024 đến ngày 21/01/2025) là 98 doanh nghiệp. Trong đó ngành sản xuất kinh doanh quay trở lại hoạt động nhiều nhất là bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 32 doanh nghiệp, tiếp đó là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 26 doanh nghiệp; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 11 doanh nghiệp; xây dựng 10 doanh nghiệp;...

Số doanh nghiệp giải thể trong tháng Một (tính từ ngày 22/12/2024 đến ngày 21/01/2025) là 25 doanh nghiệp, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 433 doanh nghiệp. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có 09 doanh nghiệp giải thể và 104 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; ngành bán buôn, bán lẻ có 07 doanh nghiệp giải thể và 160 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 02 doanh nghiệp giải thể và 11 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ có 02 doanh nghiệp giải thể và 26 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; xây dựng có 01 doanh nghiệp giải thể và 36 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động;...

Bên cạnh hoạt động đầu tư, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thàng Một tương đối ổn định. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra vào tháng Một nên nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng Một ước đạt 11.635 tỷ đồng, giảm 13,44% so với tháng trước và tăng 35,37% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng Một ước đạt 3.074 tỷ đồng, tăng 2,62% so với tháng trước và tăng 10,95% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng so với tháng trước chủ yếu ở các nhóm ngành hàng sau: Lương thực, thực phẩm tăng 6,16%; hàng may mặc tăng 10,54%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,70%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 10,11%; nhóm hàng phương tiện đi lại, trừ tô con (kể cả phụ tùng) tăng 0,02%; xăng, dầu các loại tăng 1,44%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 3,05%; hàng hóa khác tăng 5,89%;... Bên cạnh nhóm hàng có doanh thu bán lẻ tăng thì hai nhóm hàng có doanh thu bán lẻ giảm so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm là: gỗ và vật liệu xây dựng giảm 4,92%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) giảm 60,42%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Một ước đạt 308 tỷ đồng, tăng 4,08% so với tháng trước và tăng 21,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 11 tỷ đồng, giảm 9,99% so với tháng trước và tăng 17,13% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống 297 tỷ đồng tăng 4,71% so với tháng trước và tăng 21,59% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ du lịch và lữ hành tháng Một ước đạt 2,5 tỷ đồng, giảm 21,56% so với tháng trước và giảm 35,57% so với cùng kỳ năm trước. Tháng Một, người dân tập trung chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ cổ truyền nên nhu cầu đi du lịch giảm so với thời gian trước.

Doanh thu dịch vụ khác tháng Một ước đạt 8.250 tỷ đồng, giảm 18,69% so với tháng trước và tăng 48,21% so cùng kỳ năm 2024. Chi tiết một số ngành như sau: dịch vụ kinh doanh bất động sản doanh thu ước đạt 7.690 tỷ đồng, giảm 19,57% so với tháng trước và tăng 52,52% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 229 tỷ đồng, giảm 5,80% so với tháng trước và tăng 5,38% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ giáo dục và đào tạo 127 tỷ đồng, giảm 7,43% so với tháng trước và tăng 4,50% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 58 tỷ đồng, giảm 10,57% so với tháng trước và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí, dịch vụ khác 20 tỷ đồng, giảm 6,09% so với tháng trước và tăng 61,37% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ khác 127 tỷ đồng, tăng 5,20% so với tháng trước và tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước./.

 
PV
 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top