Kết quả bước đầu triển khai thực hiện Đề án Hội nhập Thống kê ASEAN giai đoạn 2016-2020

11/06/2019 - 02:51 PM
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt Đề án thống kê ASEAN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 871/BKHĐT-TCTK ngày 03 tháng 02 năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 gửi các Bộ, ngành (sau đây gọi là Kế hoạch Bộ, ngành) để các Bộ, ngành chủ động triển khai thực hiện. Kế hoạch Bộ, ngành được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Theo nội dung Đề án thống kê ASEAN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các hoạt động của Đề án thống kê ASEAN trong ba năm 2016 - 2018 chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, kết quả triển khai thực hiện các hoạt động chủ yếu là của ba Bộ, ngành này.
 
Các hoạt động do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện
 
Thực hiện Kế hoạch Bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã triển khai các hoạt động trong ba năm 2016 - 2018 theo bảy nhóm nội dung công việc chính như sau:


1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án ASEAN
 
Trong năm 2016, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 67/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 02 năm 2016 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 của Tổng cục Thống kê. Đây văn bản quan trọng giúp ngành Thống kê triển khai một cách có hệ thống và hiệu quả các hoạt động thực hiện Đề án ASEAN.


2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
 
Bộ Kế hoạch Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thống kê. Một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất làm cơ sở cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thống kê là Luật thống kê 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Luật thống kê 2015 được ban hành đặt ra yêu cầu phải xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo Luật thống 2003 đã hết hiệu lực thi hành.
 
Do đó, ngành Thống kê đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật thống kê 2015, như Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê; Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê; Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 ngày 7 tháng 2016 quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư số 05/2017/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 11 năm 2017 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê. Các văn bản này đều tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn của thống kê Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết.
 
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tiến hành rà soát, cập nhật Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2018.


3. Nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tiến hành triển khai nhiều hoạt động trong Kế hoạch thực hiện Đề án thống kê ASEAN nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể:
 
  • Triển khai các hoạt động liên quan đến việc cập nhật và áp dụng phương pháp luận thốngTài khoản quốc gia năm 2008 (SNA 2008) theo khuyến nghị của Cơ quan Thống Liên hợp quốc, gồm biên soạn xuất bản cuốn sách “Phương pháp biên soạn hệ thống Tài khoản quốc gia năm 2008Việt Nam”; nghiên cứu và hoàn thiện nguồn thông tin để tính toán giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của một số ngành theo SNA 2008 như hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động gia công chế biến; hoàn thiện nguồn thông tin, phương pháp phân bổ FISIM cho các ngành kinh tế theo SNA 2008; nghiên cứu tách hoạt động tái bảo hiểm khỏi hoạt động bảo hiểm chính thức theo SNA 2008; hoàn thiện nguồn thông tin, phương pháp tính tích luỹ tài sản và khấu hao tài sản cố định theo SNA 2008; hoàn thiện các nguồn thông tin và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành lộ trình áp dụng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia năm 2008 vào Việt Nam. Ngoài ra, Tổng cục Thốngcòn nghiên cứu lập các tài khoản theo khu vực thể chế như: Tài khoản sản xuất, tài khoản tạo thành thu nhập, tài khoản phân phối thu nhập lần đầu, tài khoản phân phối thu nhập lần hai, tài khoản thu nhập khả dụng.
  • Triển khai các hoạt động trong kế hoạch cập nhật và áp dụng phương pháp luận về thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo khuyến nghị quốc tế thông qua các báo cáo chuyên đề nghiên cứu phương pháp luận thống kê FDI quốc tế, đánh giá thực trạng thu thập thông tin thống kê FDI tại Việt Nam, tính thử nghiệm số liệu FDI cho Việt Nam theo phương pháp luận quốc tế, từ đó khuyến nghị phương pháp luận thống kê FDI phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đề xuất lộ trình áp dụng phương pháp luận thống kê FDI theo chuẩn quốc tế.
  • Triển khai các hoạt động trong kế hoạch áp dụng phương pháp luận thống kê về xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể, đã xây dựng biểu mẫu và quy định nội dung, phạm vi thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu áp dụng đối với Tổng cục Hải quan và được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 về Quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; thực hiện các chuyên đề nghiên cứu gồm: Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu về dịch vụ gia công, lắp ráp hàng hóa cho nước ngoài của Việt Nam; đề xuất thu thập và tổng hợp số liệu theo phương thức vận tải; nghiên cứu đề xuất phương pháp thống kê giá trị gia tăng đối với hoạt động gia công hàng hóa cho nước ngoài; phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu về hàng chuyển khẩu; Ngoài ra, Tổng cục Thống kê đã hiệu đính bản dịch tiếng Việt cuốn Cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa phiên bản 2010 của Liên hợp quốc; phối hợp với Tổng cục Hải quan rà soát số liệu xuất, nhập khẩu hàng hóa theo hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (mã HS) 8 chữ số cung cấp cho Ban ThưASEAN.
        Đối với các hoạt động liên quan đến thống kê xuất, nhập khẩu dịch vụ, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu áp dụng phương pháp luận quốc tế và kinh nghiệm các nước trong tổng hợp số liệu xuất, nhập khẩu dịch vụ theo phương thức cung cấp dịch vụ; nghiên cứu Danh mục xuất, nhập khẩu dịch vụ theo Cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ phiên bản 2010 và đề xuất sửa đổi Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam để phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 
  • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT, ngày 11/12/2018 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN của Việt Nam, bao gồm: (a) danh mục 103 chỉ tiêu thống kê ASEAN thuộc 16 lĩnh vực; (b) các nội dung chi tiết về khái niệm, phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố, nguồn số liệu; cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp của các chỉ tiêu nói trên. Việc ban hành hệ thống chỉ tiêu ASEAN có ý nghĩa quan trọng khi Thống kê Việt Nam cùng với 9 quốc gia thành viên khác của cộng đồng ASEAN vừa thông qua Hệ thống chỉ tiêu thống kê cộng đồng ASEAN (sửa đổi) tại Kỳ họp lần thứ 8 của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN được tổ chức tại Xin-ga-po vào tháng 10 năm 2018. Đây cũng là căn cứ pháp lý để các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Tổng cục Thống kê thu thập, biên soạn và cung cấp thông tin thống kê kịp thời theo yêu cầu của Ban Thư ký ASEAN.
4. Hoàn thiện tổ chức thống kê
 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 394/QĐ-BKHĐT ngày 30 tháng 3 năm 2016 giao Tổng cục Thống kê là cơ quan đầu mối quốc gia về cung cấp số liệu thống kê cho ASEAN giai đoạn 2016 - 2020.
 
Trên cơ sở đó, ngày 04 tháng 7 năm 2016, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ban hành Quyết định số 515/QĐ- TCTK giao Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế là đơn vị đầu mối tại Tổng cục Thống kê về cung cấp số liệu thống kê cho ASEAN giai đoạn 2016 - 2020.
 
Để đảm bảo Đề án được thực hiện nghiêm túc, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành Quyết định số 662/ QĐ-TCTK ngày 30 tháng 9 năm 2016 về việc thành lập Tổ thường trực thực hiện Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016 - 2020.
 
5. Phát triển nhân lực
 
Phát triển nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng giúp ngành Thống kê Việt Nam hội nhập thành công vào cộng đồng Thống kê ASEAN. Trong ba năm 2016 - 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tổ chức 16 lớp học với tổng số 435 lượt công chức được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ.
 
6. Phổ biến thông tin thống kê ASEAN
 
Hoạt động phổ biến thông tin thống kê ASEAN được đẩy mạnh, tuân thủ theo Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê và Lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước. Cụ thể:
 
- Biên soạn và xuất bản hai ấn phẩm “Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN” và “Số liệu kinh tế - xã hội các quốc gia 
thành viên ASEAN giai đoạn 2000 - 2014” nhằm cung cấp đầy đủ và có hệ thống các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển, cơ sở pháp lý và cơ chế hoạt động của Thống kê ASEAN cũng như số liệu kinh tế - xã hội của các quốc gia thành viên ASEAN cho các cơ quan Chính phủ, Bộ ngành.
 
- Đẩy mạnh phổ biến thông tin trên Trang Thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê; Tăng cường áp dụng đồ họa thông tin (infographics) trong phổ biến thông tin thống kê nhằm truyền tải nội dung hiệu quả.
 
- Tiến hành nghiên cứu để áp dụng hình thức phổ biến thông tin thống kê qua phần mềm hình ảnh hóa dữ liệu PowerBI do Cơ quan Thống kê ASEAN đào tạo.
 
- Triển khai biên soạn dự thảo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đưa các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN vào cơ chế chia sẻ thông tin thống kê giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành sau khi Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành.


7. Hợp tác quốc tế và khu vực
 
Thực hiện chủ trương tăng cường hợp tác song phương, đa phương và khu vực, chủ động tham gia vào các tổ chức thống kê quốc tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế và khu vực. Cụ thể:
 
- Thực hiện chương trình hợp tác “ASEAN giúp ASEAN”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tiếp nhận 1 đoàn khảo sát của quan Thống kê Lào và 2 đoàn khảo sát của quan Thống kê Mi-an-ma đến làm việc và học tập kinh nghiệm về xây dựng Luật thống kê, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thống kê quốc gia, Chính sách phổ biến thông tin thống kê, hệ thống chỉ tiêu và chương trình điều tra thống kê quốc gia, triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững, cơ cấu tổ chức thống kê... Năm 2017 và 2018, Tổng cục Thống kê đã tổ chức khóa đào tạo về thống kê cho 34 công chức thống kê nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Trường Cao đẳng Thống kê. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng cử các chuyên gia sang Cam-pu-chia hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo về thu thập dữ liệu, dữ liệu gốc và cách tính GDP cho 60 cán bộ Kế hoạch và Thống kê của 25 tỉnh, thành phố trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Kế hoạch Cam-pu-chia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) cũng tổ chức 3 đoàn khảo sát đến các nước thành viên của ASEAN để học tập kinh nghiệm về một số lĩnh vực thống kê chuyên ngành.
 
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thống kê ASEAN tổ chức thành công Hội thảo lần thứ nhất của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam và Hội thảo lần thứ 3 của khu vực ASEAN về Thống kê Thương mại quốc tế về dịch vụ (SITS); khóa đào tạo về sử dụng đồ họa Infographics trong phổ biến thông tin thống kê; hội thảo phổ biến hoạt động thống kê của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN.
 
Biên soạn và cung cấp kịp thời số liệu thống kê cho Cơ quan thống kê ASEAN để xây dựng các ấn phẩm của cộng đồng Thống kê ASEAN như Hệ thống giám sát tiến bộ Cộng đồng ASEAN 2015, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN, Niên giám thống kê ASEAN.
 
- Tích cực và tham gia có trách nhiệm vào các Nhóm làm việc, hội thảo, hội nghị do Ban thư ký ASEAN tổ chức. Trong ba năm 2016 – 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã cử 45 đoàn với 64 lượt công chức, viên chức tham gia vào các hoạt động khác nhau do Ban Thư ký ASEAN tổ chức.
 
Các nội dung do Bộ Tài chính thực hiện
 
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), cơ quan phối hợp chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trong việc thực hiện các hoạt động thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã triển khai nhiều hoạt động. Cụ thể:
 
- Xây dựng phần mềm thống kê mới giúp hiện đại hóa các hoạt động thống kê từ thu thập, xử lý số liệu đến phổ biến các sản phẩm đầu ra; tiến hành khảo sát nhu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng số liệu; xây dựng các bảng tương quan phục vụ mục đích thống kê và phân tích kinh tế; hoàn chỉnh và đưa hệ thống thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu đi vào hoạt động; nghiên cứu công cụ tính chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt công bố số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng lịch công bố thông tin thống kê hải quan hàng năm, tuân thủ Quy chế điều chỉnh số liệu đã ban hành, đồng thời tăng cường phổ biến thông tin qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan cho các đối tượng dùng tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu (Tổng cục Thống kê) cung cấp số liệu theo yêu cầu của Ban Thư ký ASEAN.
 
- Tham gia xây dựng Quy chế trao đổi thông tin thống kê giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính và chế độ báo cáo thống kê Tài chính, các văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê.
 
- Tổ chức 2 lớp đào tạo tại Đà Nẵng và Quảng Ninh nhằm nâng cao năng lực thống kê cho các công chức làm công tác thống kê trong năm 2017; 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 70 công chức hải quan làm thống kê ở các địa phương Tổng cục Hải quan trong năm 2018.
 
  • Đăng cai tổ chức Hội thảo khu vực về thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu và Kỳ họp lần 2 của Nhóm làm việc ASEAN về thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu và tiếp nhận một đoàn nghiên cứu khảo sát về thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu cho các nước thành viên ASEAN gồm Campuchia, Lào và Mi-an-ma trong năm 2016; hỗ trợ có hiệu quả các cơ quan chính phủ Lào (Cơ quan Hải quan Lào, Bộ Công Thương Lào, quan Thống kê Lào và Ngân hàng quốc gia Lào) thực hiện thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu; tiến hành các hoạt động hợp tác song phương như phối hợp với Hải quan Thụy Sỹ trong lĩnh vực thống kê hải quan, duy trì việc trao đổi số liệu song phương theo các thỏa thuận đã ký kết với cơ quan Hải quan các quốc gia Liên bang Nga, Ucraina và Lào.
  •  
  • Tích cực tham gia các hoạt động thống kê trong khu vực ASEAN do Ban Thư ký ASEAN tổ chức như: Phiên họp hàng năm của Nhóm công tác ASEAN về Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu, các hoạt động của Dự án tăng cường năng lực thống kê EU-ASEAN (COMPASS) cũng như các sáng kiến, hoạt động khác có liên quan; rút ngắn thời gian cung cấp số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam cho Ban Thư ký ASEAN (60 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo).
 
Các nội dung do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan phối hợp chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trong việc thực hiện các hoạt động thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài và thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ. Cụ thể: 
  • Chủ động tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc cập nhật phương pháp luận thống kê FDI theo đúng chuẩn mực quốc tế (BPM6).
  • Hoàn thành cuộc điều tra toàn bộ kết hợp với chọn mẫu về FDI vào Việt Nam năm 2015. Từ cuộc điều tra này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã biên soạn bộ số liệu FDI vào Việt Nam năm 2015 với đầy đủ các hợp phần, tuân thủ các khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.
Trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài) tổng hợp số liệu FDI phục vụ việc lập cán cân thanh toán quốc tế; phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) nghiên cứu khả năng khai thác, tổng hợp số liệu về lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp FDI từ cơ sở dữ liệu thuế nhằm ước tính đầy đủ hơn cấu phần chi trả thu nhập đầu tư và lợi nhuận tái đầu tư của khu vực FDI, giúp nâng cao chất lượng thống kê FDI mà không làm tăng gánh nặng báo cáo đối với doanh nghiệp.
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng phối hợp tốt với Tổng cục Thống kê trong việc nghiên cứu áp dụng phương pháp luận thống thương mại dịch vụ theo hướng dẫn quốc tế (SITS 2010). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã căn cứ vào kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện để  đề xuất điều chỉnh số liệu hạng mục hàng hóa và hạng mục dịch vụ theo đúng hướng dẫn của Quỹ Tiền tệ quốc tế tại cuốn Hướng dẫn thống kê cán cân thanh toán phiên bản 6 (BPM6). Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì thu thập cung cấp cho Tổng cục Thống kê số liệu dịch vụ ngân hàng, tài chính, các khoản chi trả phí học tập, chữa bệnh của người cư trú Việt Nam tại nước ngoài, chi tiêu qua thẻ tín dụng quốc tế... để biên soạn số liệu xuất, nhập khẩu dịch vụ theo SITS 2010.
 
Tham gia tích cực vào Nhóm công tác của ASEAN về Thống kê thương mại dịch vụ quốc tế (WGSITS) và Nhóm công tác về Thống kê đầu tư quốc tế (WGIIS). Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp số liệu FDI cho Ban Thư ký ASEAN theo đúng các mẫu biểu yêu cầu.
 
Trong thời gian tới kế hoạch triển khai Đề án thống kê ASEAN tập trung vào một số nội dung chính sau:
 
  • Phổ biến Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT ngày 11/12/2018 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN. Trên cơ sở Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT, các Bộ, ngành bổ sung các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê do Bộ, ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp cũng như xây dựng, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin đầu vào cho việc biên soạn, công bố các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN;
  • Sửa đổi, bổ sung nội dung, cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành theo hướng bổ sung nội dung, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin thống kê cung cấp cho ASEAN.
  • Nghiên cứu, cập nhật các nội dung mới và áp dụng vào các lĩnh vực thống kê: tài khoản quốc gia, đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ.
  • Tăng cường công tác phổ biến thông tin thống kê ASEAN thông qua việc đa dạng hóa hình thức phổ biến, nâng cao chất lượng các sản phẩm thống kê và đẩy mạnh phổ biến số liệu thống kê ASEAN trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phân bổ đều trong các tháng của năm nhằm tăng cường đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ công chức thống kê thực hiện nhiệm vụ hội nhập thống kê ASEAN.
  • Về hợp tác quốc tế, tiếp tục duy trì tốt quan hệ hợp tác song phương, đa phương và khu vực trong lĩnh vực thống kê, đặc biệt mở rộng hơn nữa hợp tác với các quốc gia có hệ thống thống kê phát triển trong khu vực. Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác “ASEAN giúp ASEAN”, góp phần nâng cao vị thế của thống kê Việt Nam trong khối ASEAN; Làm tốt công tác cung cấp số liệu cho Ban Thư ký ASEAN; Triển khai các hoạt động chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN về thống kê của Việt Nam trong năm 2020.
 
Để thực hiện được các nội dung trên, một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là:
 
  • Tập trung nguồn lực tiếp tục rà soát và nghiên cứu tài liệu, phương pháp luận thống kê của Liên hợp quốc làm cơ sở cập nhật và hoàn thiện phương pháp luận thống kê tài khoản quốc gia, thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài, thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
  • Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ, đơn vị chức năng trong Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành trong việc thực hiện các hoạt động của Đề án thống kê ASEAN.
  • Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, tập trung vào nội dung phân tích và dự báo thống kê cũng như tổ chức các lớp ngoại ngữ.
  • Các Bộ, ngành chủ động xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án thống kê ASEAN hàng năm, gửi Bộ Tài chính phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thành công cho Đề án./.
 
(Nguồn: Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế - TCTK)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top