Kinh tế toàn cầu kỳ vọng phục hồi hậu COVID-19

31/07/2020 - 03:43 PM
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có những dấu hiệu bớt u ám hơn, nhiều quốc gia đã bt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa và lên kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch. Sau những gói kích thích kinh tế lên tới hàng nghìn tỷ USD và các chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ từ các ngân hàng trung ương, Chính phủ các nước đang đy nhanh nỗ lực khôi phục sản xut và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người dân để đưa nền kinh tế sớm tr lại nhịp độ thường ngày. 
Nỗ lực phục hồi
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thy, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2% trong năm nay, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 cùng với các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng có nguy cơ khiến 100 triệu người dân trên thế giới rơi vào cảnh nghèo cùng cực.
 
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức kinh tế đã liên tục cảnh báo đại dịch Covid -19 sẽ đy thế giới vào một đợt suy thoái trầm trọng nht kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, những dữ liệu kinh tế đã phản ánh mức độ thiệt hại to lớn do Covid-19 gây ra. Theo đó, GDP của Mỹ trong quý I/2020 giảm mạnh ở mức 4,8%. Đây là lần đầu GDP của Mgiảm theo quý mạnh nht kể từ quý IV/2008. Tại châu Âu, nền kinh tế các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 3,8% trong quý I/2020 và là mức sụt giảm lớn nht của kinh tế Eurozone kể từ năm 1995.
 
Các nền kinh tế châu Á vốn được xem là động lực của kinh tế toàn cầu nhiều năm qua, nay cũng đã hoặc đang bên bờ vực suy thoái. Kinh tế Trung Quốc, quốc gia đang bt đầu nối lại các hot động kinh tế sớm hơn so các nước kc, cũng chỉ có thể phục hồi chậm chạp. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, kinh tế nước này trong quý I/2020 đã giảm 6,8% so cùng kỳ năm 2019, lần giảm đầu tiên trong gần ba thập niên. Tại Nht Bản, chi tiêu hộ gia đình giảm mạnh nht trong 5 năm, làm dy lên lo ngại về việc đại dịch đy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào cảnh ốm yếuvà suy thoái sâu. Hãng Reuters đưa tin, giới phân tích dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nht Bản trong quý I/2020 có thể đã giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, kinh tế n Độ vốn dẫn đầu châu lục và thế giới v tốc độ tăng trưởng những năm gần đây, hiện cũng được dự báo sẽ giẫm chân tại chvới mức tăng GDP 0%. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moodys đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của n Độ xuống 0% trong năm tài chính 2020 - 2021.
Kinh tế toàn cầu kỳ vọng phục hồi hậu COVID-19

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Nhận định vsức khỏekinh tế châu Á, Báo cáo hằng năm đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế châu Á 2020 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA), tổ chức tại Trung Quốc cảnh báo, nền kinh tế châu lục này có khả năng đứng yên” trong những năm tới, với mức tăng trưởng dự kiến bằng 0%. BFA dự báo, trong trường hợp diễn biến của đại dịch dịu xuống trong nửa cuối năm nay, tốc độ tăng trưởng của kinh tế châu Á vẫn có thể ở mức dương. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, tăng trưởng kinh tế châu Á có khả năng sẽ giảm xuống dưới mức 0%.
 
Thách thức trên đây đòi hỏi chính phủ các nước phải tăng cường cht lượng dịch vụ y tế, song song với áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.
 
Để hồi sức” cho nền kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang thận trọng nới lỏng các biện pháp hạn chế giãn cách xã hội, cho phép người dân quay trở lại làm việc và bt đèn xanh” cho các doanh nghiệp
 
mở cửa hot động. Tại M, dù dịch bệnh vẫn nghiêm trọng, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang thúc đy việc bt công tắc” cho nền kinh tế khởi động trở lại, dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa... Nhiều bang ở Mỹ bt đầu hoặc đang tiến tới mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi áp dụng lệnh phong tỏa trong thời gian qua để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tổng thống Mkhẳng định, đã đến lúc nước Mỹ phải nhìn về phía trước cho dù nguy cơ từ dịch bệnh vẫn cao nếu các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa trở lại nền kinh tế được dỡ b.
 
Tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn kế hoạch khôi phục nền kinh tế của nước này với chi phí lên tới 5.000 tỷ ruble (tương đương 72,75 tỷ USD). Kế hoạch này được chia làm 3 giai đoạn nhằm duy trì cung cầu trong xã hội và khởi động lại năng lực sản xuất, gồm: Ổn định tình hình đến cuối năm 2020, phục hồi từ đầu năm 2021 và chuyển sang tăng trưởng trong quý IV/2021.
 
Tương t, Liên minh châu Âu (EU) cũng vừa công bố hướng đi mới nhằm vào công nghệ để phục hồi nền kinh tế của khối. Đây là một phần trong kế hoạch phục hồi trị giá 750 tỷ euro mà các nhà lãnh đạo Cựu lục địa tung ra với mục tiêu đt được sự tự chủ vcông nghệ sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra. Theo Chủ tịch y ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, kế hoạch bao gồm tập trung đầu tư vào các mạng 5G và 6G để đem lại lợi ích cho các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, vận tải... Các lĩnh vực khác sẽ được hưởng quỹ nhiều hơn gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng, thông tin bảo mật... EC cũng nhấn mạnh tới kế hoạch thông qua một đạo lut về dữ liệu để tận dụng các phát kiến của khối về dữ liệu công nghiệp, môi trường, y tế, giao thông và quản lý công.
 
Chính phủ Australia đang tìm cách đưa các doanh nghiệp hot động trở lại vào tháng 7/2020, khi những thành công bước đầu trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cho phép nước này tập trung nỗ lực ly lại một triệu việc làm bị mt kể từ giữa tháng 3/2020. Những biện pháp giãn cách xã hội đối với các lĩnh vực bị ảnh hưởng sẽ được nới lỏng theo ba giai đoạn, trong đó các quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng bán lẻ dự kiến sẽ được phép mở lại trong giai đoạn một. Mỗi tiểu bang tại Australia sẽ tiến hành theo tiến triển dịch bệnh của từng bang với mục tiêu chung là khởi động lại hot động kinh tế vào tháng 7/2020.
 
Còn tại Đức, Chính phủ đã kiểm soát khá thành công đại dịch, khi tỷ lệ nhiễm mới giảm, số ca tử vong thấp hơn so với nhiều nước khác và các bệnh viện không bị quá tải. Vì vy, nước Đức tuyên bố chính thức chuyển sang giai đoạn nới lỏng thứ hai bằng một lot các quyết định được thống nht giữa chính quyền liên bang và các bang. Trong lĩnh vực giáo dục, kinh doanh nhà hàng và khách sạn, các bang được tự quyết kế hoạch nối lại hot động, trong khi mọi cửa hàng đều được mở cửa trở lại, không còn bị giới hạn ở diện tích tối đa 800 m2 như trước đây.
 
Trong khi đó, tại châu Á, sau Nht Bản, Singapore và Philippines thì Malaysia cũng mới công bố kế hoạch phục hồi kinh tế ngắn hạn với 40 sáng kiến, trị giá 35 tỷ RM (tương đương 8,2 tỷ USD) nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19. Phần lớn các sáng kiến tập trung vào nỗ lực bảo đảm việc làm, tái đào tạo kỹ năng lao động và nới lỏng tài chính cùng dòng tiền mt cho các doanh nghiệp.
 
n Độ cũng đã nới lỏng một số hạn chế đối với hot động kinh tế được áp đt như một phần của lệnh phong tỏa toàn quốc, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Hầu hết biện pháp mới nhằm giảm bớt sức ép lên ngành nông-lâm-ngư nghiệp vốn sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động của n Đ, giúp đảm bảo việc thu hoạch mùa màng và người lao động tiếp tục có thu nhập. Bên cạnh đó, việc cho phép các nông trường hot động trở lại là nhu cầu cấp bách để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực.
 
Những biện pháp kích thích đồng thời tại nhiều quốc gia được đánh giá làcú hích, tạo ra một hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo nguy cơ bùng phát làn sóng dịch Covid-19 thứ hai đang đe dọa, làm xói mòn các nỗ lực phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, chính phủ các nước cần nhanh chóng đánh giá tác động của đại dịch, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời, nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi cú sốc” một cách an toàn. Điều này đòi hỏi phải có một sự quyết tâm cao đ, sự phối hợp đồng lòng của các quốc gia trên quy mô toàn cầu. 
Dự báo các mô hình phục hồi kinh tế thế giới hậu Covid-19
Trong bối cảnh hiện nay, một trong những vấn đề mà giới phân tích và các chính phủ quan tâm nht là kinh tế thế giới sẽ phục hồi như thế nào sau đại dịch? Theo các nhà phân tích, triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới sẽ diễn ra theo mô hình nào còn tùy thuộc vào thời gian kéo dài của đại dịch Covid 19, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hơn 50 nhà kinh tế học đã tham gia khảo sát của Reuters vkhả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu dưới tác động của dịch COVID-19, và đã đưa r5 kịch bản về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, bao gồm mô hình chữ V, U, W, L và SWOOSH - biểu tượng của thương hiệu Nike.
 
Với dự báo phục hồi theo hình chữ V, các nhà kinh tế học cho rằng đây là kịch bản lạc quan nht đối với nền kinh tế toàn cầu. Sau khi đi xuống, kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng trỗi dy, ly lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước khi dịch bệnh bùng phát với một lot hiệu ứng bt lò xo. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khi các doanh nghiệp hot động trở lại thì nền kinh tế sẽ có khả năng phục hồi nhanh vào quý III và quý IV năm nay.
 
Với kịch bản hình chữ U, có nghĩa là thời gian trì trệ sẽ kéo dài hơn sau sự sụt giảm ban đầu do dịch bệnh, nhưng cuối cùng vẫn là sự trở lại của xu hướng tăng trưởng. Trong kịch bản hình chữ U, thời gian hồi phục sẽ mt hơn 2 quý, bởi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả những năm 2008-2009. Điều này xy ra có thể là vì lệnh giãn cách xã hội đã tác động tiêu cực lên nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có du lịch. Các hãng hàng không và du lịch là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi không thể khai thác các chuyến bay, trong khi các biện pháp giãn cách xã hội hạn chế đáng kể các chuyến du lịch và công tác. Tổ chức Du lịch Thế giới ước tính, lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 60-80% trong năm 2020.
 
Kịch bản chữ W đáng lo ngại hơn khi ngụ ý rằng kinh tế thế giới có thể phục hồi trong thời gian ngắn, sau đó lại suy giảm hơn nữa. Điều này có khả năng xy ra sau khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng. Tuy các hot động kinh tế quay trở lại song nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ tht nghiệp tăng, nguy cơ suy thoái vẫn hiện hữu nếu một đợt sóng Covid-19 thứ hai xut hiện.
 
Theo các chuyên gia, nếu một đợt sóng dịch bệnh bùng phát trở lại thì các quốc gia thay vì có thể đt được sự phục hồi theo kịch bản tối ưu nht là mô hình chữ V thì sẽ phải chứng kiến diễn biến kinh tế đi theo đồ thị hình chữ W (phục hồi ngắn và tiếp tục suy thoái mạnh), hoặc tệ hơn là đồ thị hình chữ L (suy thoái sâu và giữ đáy trong thời gian dài). Vì vy, kịch bản chữ L được xem đáng báo động nhất, xut hiện khi nền kinh tế hầu như chưa thể bt dy, cứ mãi dò đáy nếu dịch Covid -19 tiếp tục lan rộng, dẫn tới phải áp dụng các lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, viễn cảnh này khó trở thành hiện thực.
 
Một kịch bản khác được đa số các nhà hoạch định chính sách đưa ra, đó là nền kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ phục hồi theo mô hình giống dấu “SWOOSH” trong biểu trưng của hãng giày Nike, hơn là mô hình chữ V theo những dự báo trước đó. Điều này có nghĩa là nền kinh tế thế giới sẽ mt nhiều thời gian để chạm đáy, sau đó phục hồi với tốc độ chậm nhưng chắc chắn. Các nhà hoạch định chính sách dự báo rằng nền kinh tế thế giới sẽ có sự sụt giảm mạnh, sau đó là quá trình phục hồi chậm chạp và đau đớn, với nhiều nền kinh tế phương Tây bao gồm cả M và châu Âu, sẽ không thể quay trở lại mức sản lượng như năm 2019 cho tới cuối năm tới hoặc thậm chí xa hơn.
 
Có thể nói, bài toán kinh tế thời kỳ hậu Covid-19 đang là thách thức của bt kỳ quốc gia nào hiện nay. Cho đến nay, kịch bản được nhiều nhà hot định chính sách và các chuyên gia phân tích lựa chọn nhiều nhất, đó là kinh tế thế giới sẽ phục hồi theo mô hình biểu tượng của hãng Nike. Các chuyên gia cho rằng, nếu lộ trình này được thực hiện đồng b, thích hợp và an toàn ở tt cả các nước thì cỗ máy kinh tế thế giới sẽ trở lại với guồng quay phục hồi chậm nhưng chắc./.


 
Thu Hường

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top