13/06/2019
04/06/2019
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi chiếm hơn 80% diện tích, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người định cư không tập trung nên gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Đảng ủy, HĐND, UBND, sự đầu tư nguồn lực của nhà nước và sự chung tay góp sức của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, đã tạo nên sức bật mạnh mẽ và chuyển biến rõ nét diện mạo nông thôn của tỉnh miền biên ải.
Yên Bái là một tỉnh miền núi có ba phần tư diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp, 80% dân số và 70% lao động ở khu vực nông thôn, trên 50% số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 53% người dân thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số… đó là những lý do chính khiến cho việc triển khai xây dựng nông thôn mới của tỉnh gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và nguồn lực. Mặc dù vậy, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận và thay đổi nhận thức trong hệ thống chính trị và người dân, cùng với nhiều cách làm sáng tạo, sát thực tiễn, đảm bảo chất lượng, đánh dấu một bước chuyển biến lớn về chất trong thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Vốn là một tỉnh thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng lại có nhiều tiềm năng về tài nguyên, như: Khí, điện than, biển cùng nguồn nhân lực dồi dào, do đó, Thái Bình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới với tinh thần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Sau 8 năm thực hiện, xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn và đưa Thái Bình trở thành điểm sáng xây dựng NTM của cả nước.
Hà Giang là tỉnh vùng cao nằm ở địa đầu Tổ quốc, địa hình hiểm trở và có nhiều núi đá cao, độ dốc khá lớn, sông suối bị chia cắt, trên 80% dân số của Tỉnh sống ở vùng nông thôn, chủ yếu là đồng bào dân tộc, trong đó người Mông chiếm 32,9%, người Tày chiếm 23,2%, người Dao chiếm 14,9%, người Kinh chỉ chiếm 12,8%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc thù về địa hình và dân số cũng chính là những khó khăn đối với Hà GIang trong công tác Xây dựng Nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, nhờ sự linh hoạt phát huy thế mạnh, kết hợp với các chính sách phát triển du lịch nông thôn để góp phần xây dựng NTM của Tỉnh, đến nay, nông thôn Hà Giang đã mang một diện mạo mới tươi sáng. Du lịch nông thôn Hà Giang không chỉ thu hút du khách trong nước mà hàng năm còn thu hút lượng lớn du khách nước ngoài đến thăm quan và trải nghiệm.
03/06/2019
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng quê nông thôn Thái Nguyên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, chương trình xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh. Thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!