16/07/2019
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cho các quốc gia cơ hội tạo nên những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội nhờ tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với Việt Nam, thực hiện chuyển đổi số không chỉ là nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau mà còn là con đường để hiện thực hóa khát vọng một quốc gia hùng cường.
Năm 2019, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục leo thang với những diễn biến mới. “Cuộc chiến” này sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam như thế nào? TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã có bài trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này.
11/06/2019
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số phản ánh tổng thể diễn biến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, đánh giá về khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả các khoản nợ của một quốc gia. Chỉ trong vòng 1 năm qua, cả ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới là Fitch Ratings, Moody’s và Standard & Poor’s đồng loạt nâng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam, cho thấy nền kinh tế vĩ mô nước ta ngày càng ổn định, uy tín quốc gia được nâng lên đáng kể trên trường quốc tế
06/06/2019
04/06/2019
Trong 02 ngày, 27-28/2/2019, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai đã được tổ chức tại Hà Nội. Mặc dù kết quả không được như mong đợi và kỳ vọng, nhưng nhìn chung dư luận thế giới đều đánh giá cao sự chân thành, thiện chí của cả hai bên tại hội nghị lần này và bày tỏ hy vọng tiến trình đàm phán sẽ được tiếp tục. Với vai trò là nước chủ nhà, Việt Nam đã ghi dấu ấn là đối tác tin cậy, được lãnh đạo hai nước Mỹ, Triều Tiên và cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, khẳng định vị thế, vai trò của mình trên trường quốc tế.
Sau khủng hoảng nợ công năm 2010 và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài cùng những thách thức từ nội tại nền kinh tế, giai đoạn 2011-2017 thực sự là thời điểm khó khăn của nước ta, song vượt lên mọi trở ngại, Việt Nam là một trong những quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể. Bình quân giai đoạn 2011-2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,08%/năm; năm 2018 đạt 7,08%, là quốc gia có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng đã song hành cùng tốc độ tăng trưởng hay chưa? Đây thực sự là bài toán khó mà Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn trăn trở.
03/06/2019
Năm 1995, Việt - Mỹ thực hiện bình thường hóa quan hệ, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước về nhiều mặt, trong đó có hợp tác kinh tế - thương mại. Đây là tiền đề để hai nước cùng nhau ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BAT) vào tháng 7/2000, mở ra triển vọng mới về hợp tác phát triển kinh tế song phương, Hiệp định này đã tạo cơ sở cho hai quốc gia tiếp tục ký kết nhiều hiệp định quan trọng khác như: Hiệp định dệt - may vào tháng 7/2003; Bản ghi nhớ về Hợp tác nông nghiệp, tháng 6/2005; Thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương Việt - Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tháng 5/2006; Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư (TIFA), tháng 6/2007 là bước mở đầu quan trọng cho Hiệp định thương mại tự do (Hiệp định TIFA thế hệ mới) vẫn đang được hai nước đàm phán trong những năm gần đây nhằm tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới…
Chỉ số PCI 2018 là kết quả tính toán theo thang điểm 100 của điểm số tổng hợp có trọng số của 10 chỉ số thành phần thể hiện đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế tại các lĩnh vực có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Là một đất nước năng động và sớm bắt nhịp với xu thế chung của thế giới, năm 2000, Việt Nam đã ký Hiệp định khung ASEAN điện tử (E-ASEAN), cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Kể từ khi bắt tay vào thực hiện đến nay, tuy Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng Chính phủ điện tử (CPĐT), nhưng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhằm hiện thực hóa mục tiêu này.
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!