Một số hiện vật tiêu biểu truyền thống của ngành Thống kê

04/05/2021 - 10:19 AM
Hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Ngành, Tổng cục Thống kê đã tổ chức cuộc thi “Sưu tầm hiện vật, tài liệu 75 năm xây dựng và phát triển ngành Thống kê Việt Nam”. Tính đến 31/12/2020, Ban tổ chức đã nhận được 58 hiện vật và 227 tài liệu, ảnh của 32 đơn vị, cá nhân gửi sưu tầm gồm:
 
17 Cục Thống kê tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa, Thái Bình, Kon Tum, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Hải Phòng; Gia Lai; Kiên Giang; Quảng Bình;
 
07 cơ quan Thống kê ở trung ương: Tạp chí Con số và Sự kiện; Vụ Thống kê Giá; Nhà Xuất bản Thống kê; Hội Thống kê Việt Nam; Vụ Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính; Vụ Thống kê Tổng hợp; Viện Khoa học Thống kê;
 
Đặc biệt, có nhiều hiện vật sưu tầm từ các gia đình cố Tổng cục trưởng: ông Nguyễn Đức Dương, ông Hoàng Trình, ông Lê Văn Toàn, ông Lê Mạnh Hùng; Cá nhân ông/bà: ông Nguyễn Đức Hòa (Nguyên Thứ trưởng, kiêm Tổng cục trưởng TCTK), Nguyễn Anh Tiến Nam, Nguyễn Thị Minh Thuận.
 
Một số hiện vật sưu tầm tiêu biểu đã được trưng bày tại phòng truyền thống của Ngành. Theo kế hoạch Ban tổ chức sẽ thực hiện chấm giải cuộc thi “Sưu tầm hiện vật, tài liệu 75 năm xây dựng và phát triển ngành Thống kê Việt Nam”. Các hiện vật và tài liệu đoạt giải sẽ được trao trong chương trình sự kiện bên lề Hội nghị Kỷ niệm 75 năm thành lập Ngành, dự kiến tổ chức vào ngày 5/5/2021 tại Hà Nội.
 
Sau đây, Tạp chí Con số và Sự kiện xin giới thiệu một số hiện vật được trưng bày tại phòng truyền thống của Ngành.

Một số hiện vật tiêu biểu truyền thống của ngành Thống kê

 
Một số hiện vật tiêu biểu truyền thống của ngành Thống kê 1
Xây dựng nhà phục dựng Nha Thống kê Việt Nam
 
Ngày 06/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Bộ Quốc dân kinh tế. Theo đó, Bộ Quốc dân kinh tế gồm: Văn phòng, các phòng sự vụ, Ban Thanh tra, Ban cố vấn kinh tế; và các Nha chuyên môn trực thuộc, gồm: Nha Thương vụ, Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ, Nha Tiếp tế, Nha Kinh tế tín dụng và Nha Thống kê Việt Nam - tổ chức tiền thân của ngành Thống kê nước ta ngày nay.
 
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp bùng nổ trên phạm vi cả nước, các cơ quan của Chính phủ rời Thủ đô lên Việt Bắc để lãnh đạo kháng chiến. Từ Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ tiếp tục lãnh đạo toàn dân thực hiện khẩu hiệu“vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Hoạt động thống kê trong giai đoạn này từng bước được hoàn thiện về tổ chức, bộ máy. Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 124/ SL bãi bỏ Nha Thống kê Việt Nam. Tiếp sau đó, ngày 09/8/1950, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 38/TTg thành lập Phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng… Đó là dấu mốc sự kiện quan trọng của ngành Thống kê trong những ngày đầu thành lập.
 
Một số hiện vật tiêu biểu truyền thống của ngành Thống kê 2

Nằm trong chuỗi sự kiện, hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Ngành, Tổng cục Thống kê đã thực hiện phát động toàn ngành góp công sức , tiền của xây dựng nhà phục dựng Nha Thống kê Việt Nam tại Khu Di tích Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ trên địa bàn thôn Lập Bình, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi cán bộ, nhân viên Văn phòng ở, làm việc trong kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược trong giai đoạn từ 1948-7/1954.
 
Dự kiến, nhà phục dựng Nha Thống kê Việt Nam sẽ được khánh thành vào ngày 5/5/2021.

P.V
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top