Một số phân tích về cấu trúc và tổng cầu cuối cùng của kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn

30/08/2019 - 11:34 AM
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cấu trúc của hàm tổng cầu

Hàm tổng cầu cuối cùng có dạng sau:

 
Y = C +I+E-M                                           (1)

Trong đó:

Y: Tổng sản phẩm trong nước (GDP);

C: Tiêu dùng cuối cùng (bao gồm CH là tiêu dùng của hộ gia đình; và CG là tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ);

I: Đầu tư;

E: Xuất khẩu;

M: Nhập khẩu.

Theo lý thuyết Keynes thì khi tăng một đồng các yếu tố của tổng cầu cuối cùng sẽ ảnh hưởng làm tăng sản lượng và Leontief đã lượng hoá mối quan hệ này bằng hàm:

 
X=(I-A)-1.Y                                                           (2)

X = (I-Ad)-1.Yd                                                      (3)

Trong đó:

X: Véc tơ giá trị sản xuất;

I: Ma trận chìa khóa;

A: Ma trận hệ số chi phí trực tiếp;

Ad: Ma trận hệ số sử dụng sản phẩm được sản xuất trong nước:

Yd: Tổng cầu sản phẩm trong nước không bao gồm nhập khẩu (M):

 
Yd = Cd+Gd+Id                                     (4)

Ứng dụng của mô hình I-O

Độ lan tỏa

Trong nn kinh tế các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sẽ có một số ngành có ảnh hưởng lớn hơn đến các ngành khác và một số có ảnh hưởng ít hơn. Độ lan tỏa đo mức độ quan trọng của một ngành là bên sử dụng các sản phẩm làm đầu vào từ toàn bộ hệ thống sản xuất của nn kinh tế.

BLi = Σrij (cộng theo cột của ma trận (I-A)-1)                                                                           (5)

Với rij là phần tử của ma trận hệ số chi phí toàn phần (I-A)-1

Hệ số lan tỏa = n.BL/ ΣBL(cộng theo cột của ma trận (I-A)-1)                                               (6)

Hệ số lan tỏa đến nhập khẩu

Ta có ma trận (I-Am )-1 là ma trận nhân tử của nhập khẩu

 
IMi = Σmij                                                                                                                              (7)

Hệ số lan tỏa đến nhập khẩu = n. IMi / Σ Imi                                                                  (8)

Hệ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm (VA)

Tương tự ta có ma trận (I-Ava )-1 là ma trận nhân tử của VA IVA= Σvaij                         (9)
 
Hệ số lan tỏa đến VA = n. IVAi / Σ IVAi                                                                           (10)

V nguyên tắc mỗi bảng I-O đại diện cho một giai đoạn: Bảng I-O 2007 đại diện giai đoạn 2003-2007; bảng 2012 đại diện giai đoạn 2008-2012; và bảng 2016 đại diện giai đoạn 2013-2017. Nhóm nghiên cứu tiến hành cập nhật bảng I-O năm 2016, đồng thời chuyển 3 bảng I-O sang dạng phi cạnh tranh (non-competitive)1.

KT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số chỉ tiêu tổng quan v kinh tế Việt Nam

V cấu trúc của nn kinh tế

Dựa trên cấu trúc của 3 bảng Đầu vào - Đầu ra (Input - Output table) đại diện cho 3 giai đoạn cho thấy: Cầu trung gian và cầu cuối cùng của giai đoạn 2003-2007 tương ứng là 40,5% và 59,5%; giai đoạn 2008-2012 là 42,6% và 57,4%; và giai đoạn 2013-2017 là 51,6% và 48,4%.

Từ đó cho thấy, cơ cấu cầu trung gian đã tăng lên 11,1% (giai đoạn 2003-2007 là 40,5%; giai đoạn 2013-2017 là 51,6%). Tương ứng với đó là cơ cấu cầu cuối cùng cũng giảm đi 11,1% trong cùng giai đoạn (Tiêu dùng cuối cùng (C) giảm 6,4%; Tích lũy tài sản (I) giảm2,3%; và xuất khẩu giảm 2,4%).

Sự thay đổi của cấu trúc tổng cầu trong nước cho thấy, mức độ cạnh tranh trên thị trường sản xuất trong nước ngày càng khốc liệt hơn, đồng thời cũng cho thấy nn sản xuất của Việt Nam đang ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn thông qua cơ cấu cầu trung gian ngày càng tăng cao.

V chỉ số lan toả v kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu

Phân tích cấu trúc của 3 bảng Đầu vào - Đầu ra (Input - Output table) đại diện cho 3 giai đoạn và 36 nhóm ngành sản phẩm cho thấy:

Trong giai đoạn 2003-2007, nn kinh tế Việt Nam có 15 ngành có chỉ số lan tỏa kinh tế tốt (lớn hơn 1); 16 ngành có chỉ số lan tỏa đến nhập khẩu không tốt (lớn hơn 1); kết hợp 2 chỉ số này cho thấy có 8/36 ngành sản phẩm nếu phát triển sẽ có tác động lan tỏa đến toàn bộ nn kinh tế đồng thời không kích thích nhập khẩu.

Trong giai đoạn 2008-2012, có 17 ngành có chỉ số lan tỏa kinh tế tốt (lớn hơn 1); 22 ngành có chỉ số lan tỏa đến nhập khẩu không tốt (lớn hơn 1); kết hợp 2 chỉ số này cho thấy chỉ có 2/36 ngành sản phẩm nếu phát triển sẽ có tác động lan tỏa đến toàn bộ nn kinh tế đồng thời không kích thích nhập khẩu.

Đến giai đoạn hiện nay (2013-2017), nn kinh tế Việt Nam có 15/36 nhóm ngành sản phẩm có chỉ số lan tỏa v kinh tế tốt. Tuy nhiên cũng có đến 20/36 nhóm ngành có chỉ số lan tỏa đến nhập khẩu không tốt (càng mở rộng thì lại càng phụ thuộc vào nhập khẩu). Kết hợp giữa 2 chỉ số này cho thấy chỉ có 4 nhóm ngành sản phẩm nếu phát triển sẽ có tác động lan tỏa đến toàn bộ nn kinh tế đồng thời không kích thích nhập khẩu. Đó là các nhóm ngành: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; (2) Sản phẩm khoáng phi kim loại khác; (3) Dịch vụ lưu trú và ăn uống; (4) Hoạt động xuất bản, nghe nhìn và phát thanh.

Từ kết quả nhiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2003-2017, các ngành có mức độ lan tỏa tốt đến nn kinh tế Việt Nam (chỉ số lan tỏa lớn hơn 1) và không kích thích nhập khẩu (chỉ số lan tỏa nhỏ hơn 1) trong trung và dài hạn như: Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống; ngành Hoạt động xuất bản, nghe nhìn và phát thanh.

Ảnh hưởng của tổng cầu cuối cùng trong nước tới giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và nhập khẩu

V yếu tố tiêu dùng cuối cùng

Trong giai đoạn 2003-2007, khi tăng lên 1 đồng tiêu dùng cuối cùng (C) sẽ lan tỏa tới giá trị sản xuất là 1,79 đồng; đến giai đoạn 2008-2012, khi tăng lên 1 đồng tiêu dùng cuối cùng (C) sẽ lan tỏa tới giá trị sản xuất là 1,76 đồng; tuy nhiên đến giai đoạn 2013-2017 thì độ lan tỏa đã tăng lên là 2,08 đồng (tăng 16,4% so với giai đoạn 2003-2007).

Xem xét đối với ảnh hưởng tới giá trị tăng thêm (VA) của tiêu dùng cuối cùng cho thấy, trong giai đoạn 2003-2007, khi tăng lên 1 đồng tiêu dùng cuối cùng (C) sẽ lan tỏa tới VA là 0,66 đồng; giai đoạn 2008-2012 là 0,64 đồng; và giai đoạn 2013-2017 là 0,58 đồng (giảm 11,1% so với giai đoạn 2003-2007).

Từ 2 kết quả trên, có thể thấy mặc dù mức độ lan tỏa tới giá trị sản xuất của yếu tố tiêu dùng cuối cùng có tăng lên sau 3 giai đoạn, nhưng lan tỏa tới giá trị tăng thêm (VA) lại giảm đi (kém hiệu quả hơn).

Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ lan tỏa của tiêu dùng cuối cùng tới nhập khẩu theo 3 giai đoạn có giảm đi chút ít: Giai đoạn 2003-2007 là 1,27 đồng; giai đoạn 2008-2012 là 1,23 đồng; và giai đoạn 2013-2017 là 1,22 đồng.

V yếu tố tích lũy tài sản
Tính toán tác động của yếu tố tích lũy tài sản đến giá trị sản xuất cho thấy, đầu tư thêm 1 đồng tích lũy tài sản trong giai đoạn 2003-2007 sẽ lan tỏa tới giá trị sản xuất là 1,31 đồng; giai đoạn 2008-2012 là 1,87 đồng; và giai đoạn 2013-2017 là 2,21 đồng (tăng 68,1% so với giai đoạn 2003-2007).

 
Tuy nhiên tác động tới giá trị tăng thêm của tích lũy tài sản lại cho thấy không có sự tăng lên tương ứng: Giai đoạn 2003-2007 là 0,44 đồng; giai đoạn 2008-2013 là 0,53 đồng; và giai đoạn 2013-2017 là 0,50 đồng.
1. Để phân tích chuyên sâu dựa trên cấu trúc bảng I-O theo tổng cầu sản phẩm trong nước, cần tách nhập khẩu ra khỏi tổng cầu cuối cùng. Tổng cầu cuối cùng bây giờ chuyển thành tổng cầu cuối cùng trong nước, chỉ bao gồm: Cd+Gd+Id và E.

Yếu tố tích lũy tài sản cũng có sự lan tỏa giảm sút đối với nhập khẩu: Giai đoạn 2003-2007 là 1,68 đồng; giai đoạn 2008-2013 là 1,33 đồng; và giai đoạn 2013-2017 là 1,27 đồng.

V yếu tố xuất khẩu

Trong giai đoạn 2003-2007, tăng lên 1 đồng xuất khẩu sẽ lan tỏa tới giá trị sản xuất là 1,7 đồng, tương đương với giai đoạn 2008-2012; tuy nhiên đến giai đoạn 2013-2017 tăng lên là 2,02 đồng (tăng 19% so với giai đoạn 2003-2007).

Lan tỏa của xuất khẩu tới giá trị tăng thêm có sự sụt giảm lớn nhất trong 3 yếu tố của tổng cầu cuối cùng theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 2003-2007 là 0,55 đồng; giai đoạn 2008-2012 là 0,51 đồng; và giai đoạn 2013-2017 là 0,48 đồng (giảm 12,3% so với giai đoạn 2007-2012).

Mức độ lan tỏa của xuất khẩu tới nhập khẩu theo 3 giai đoạn có giảm đi, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao so với các yếu tố tổng cầu cuối cùng khác: Giai đoạn 2003-2007 là 1,46 đồng; giai đoạn 2008-2012 là 1,48 đồng; và giai doạn 2013-2017 là 1,39 đồng.

V tổng hợp ảnh hưởng của tổng cầu cuối cùng tới giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và nhập khẩu

Mức độ lan tỏa của tổng cầu cuối cùng tới giá trị sản xuất của giai đoạn 2013-2017 đã tăng lên 31,5% so  với  giai đoạn 2003-2007 (giai đoạn 2003-2007 là 1,6 đồng; giai đoạn 2013-2017 là 2,1 đồng); tuy nhiên mức độ lan tỏa tới giá trị tăng thêm lại sụt giảm 4,7% (giai đoạn 2003-2007 là 0,55 đồng; giai đoạn 2013-2017 sụt giảm chỉ còn 0,52 đồng). Mức độ lan tỏa của tổng cầu cuối cùng tới nhập khẩu tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao (giai đoạn 2003-2007 là 1,47 đồng; giai đoạn 2013-2017 là 1,29 đồng).

Qua một số phân tích cấu trúc của nn kinh tế Việt Nam có thể kết luận một số điểm như sau:

Thứ nhất, cấu trúc tổng cầu của Việt Nam qua 3 giai đoạn cho thấy hiệu quả của sản xuất trong nước ngày càng giảm đi thông qua cơ cấu cầu trung gian ngày càng tăng cao.

Thứ hai, hiện nay nn kinh tế Việt Nam chỉ có 4/36 nhóm ngành sản phẩm có thể phát triển và tập trung đầu tư. Đây là những nhóm ngành có tác động lan tỏa tới các ngành khác, đồng thời không kích thích nhập khẩu.

Thứ ba, ảnh hưởng của các yếu tố tổng cầu cuối cùng trong nước tới giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và nhập khẩu qua 3 giai đoạn cũng cho thấy sự yếu kém của nn sản xuất trong nước (ảnh hưởng tới giá trị sản xuất tăng lên nhưng lan tỏa tới giá trị tăng thêm lại ngày càng yếu đi).

Qua kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị chính sách được đưa ra, cụ thể:

Thứ nhất, cần nghiên cứu các nhóm ngành sản phẩm hiện đang có tác động lan tỏa tốt tới các ngành khác nhưng có chỉ số lan tỏa tới nhập khẩu cao. Từ đó, tập trung nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong nước của những nhóm ngành sản phầm này.

Thứ hai, tác động lan tỏa của xuất khẩu tới giá trị tăng thêm có sự sụt giảm đã minh chứng rõ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn nặng tính chất gia công, giá trị gia tăng thấp và dễ dẫn tới thâm hụt thương mại, ưu tiên thị trường xuất khẩu, xem nhẹ thị trường trong nước. Vì vậy, trong thời gian tới, cần xem xét lại các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô hướng tới chính sách mang tính dài hạn và bn vững, tập trung hơn trong việc nâng cao năng lực sản xuất từ phía cung để phát triển kinh tế bn vững trong dài hạn; đồng thời nhà nước cần có các chính sách thích hợp để kích thích, khai thác tim năng của thị trường trong nước một cách hiệu quả.

Thứ ba, mức độ lan tỏa của tổng cầu cuối cùng tới nhập khẩu có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Vì vậy nn kinh tế cần thay đổi v cơ cấu sản xuất, ưu tiên các ngành ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn và sẽ chủ động làm chủ được tình hình khi các đối tác đầu tư có những thay đổi v chính sách thương mại đầu tư.
Thứ tư, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nếu phát triển sẽ có tác động lan tỏa đến toàn bộ nn kinh tế; đồng thời không kích thích nhập khẩu nhưng cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên phát thải nhà kính. Vì vậy, nhóm ngành này cần được đầu tư nguồn lực hỗ trợ v chính sách, vốn, lao động chất lượng cao để tiến tới nn nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao, đóng góp vào tăng trưởng GDP.

Thứ năm, Việt Nam cần tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có độ lan tỏa tốt đến toàn bộ nn kinh tế. Điu này không chỉ trực tiếp tạo động lực cho phát triển mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu ra cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và tác động lan tỏa đến mọi lĩnh vực trong nn kinh tế./.

 
(Nguồn: Tổ phân tích và dự báo Thống kê - TCTK)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top