Mỹ thuật đương đại Việt Nam trong hành trình hội nhập

24/05/2019 - 03:46 PM
Mỹ thuật đương đại hay nói rộng hơn nghệ thuật đương đại Việt Nam ra đời muộn hơn so với đa số các nước khác phương Tây. Sau một thời gian dài đi theo hình hiện thực hội chủ nghĩa tới thời kỳ Mở cửa, khoảng từ năm 1986-1990, chúng ta mới hội tiếp cận với thế giới nghệ thuật bên ngoài, từ đó manh nha xuất hiện những tác phẩm nghệ những sáng tác được coi là“đương đại”- không chỉ với các đặc điểm giàu tính ý niệm coi trọng tiến trình sáng tác hơn bản thân tác phẩm, còn bắt đầu xuất hiện các hình thức thể hiện đương đại khác nhau như: Trình diễn, sắp đặt, video-art.
 
Mỹ thuật đương đại Việt Nam trong hành trình hội nhập

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Sự xuất hiện của nghệ thuật đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art, video act... dần trở nên không còn xa lạ dù chưa thật gần gũi với số đông công chúng nước nhà. Nếu như trên thế giới, trào lưu này thịnh hành từ những năm 50-60 của thế kỷ XX thì sự ra đời và phát triển của nó ở Việt Nam dẫu muộn hơn vài thập kỷ song cũng là một tất yếu trong đời sống nghệ thuật hiện đại. Mở đầu là một vài triển lãm đơn lẻ theo hình thức sắp đặt, đôi khi kết hợp trình diễn của một số tác giả như Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Quang Huy... Họ thường tổ chức công khai hoặc bán công khai ở một số gallery, nhà riêng, Viện Goethe... Với những biểu đạt mới lạ, trực tiếp lúc bấy giờ như phản ánh tình yêu, suy tư về các vấn đề xã hội... Dần dần, thực hành nghệ thuật đương đại trở thành trào lưu, công khai, ít nhiều tạo được những làn sóng có một số sự kiện được tổ chức với quy mô lớn, thu hút khá nhiều nghệ sĩ tham gia. Một số địa điểm có tiếng đã đi vào hoạt động như Trung tâm Mỹ thuật đương đại của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Nhà sàn Ðức, Ryllega gallery do Quỹ Ðông Sơn Today tài trợ, Studio Anh Khánh, Gia Lâm (Hà Nội); Sàn Art (TP Hồ Chí Minh); Trung tâm nghệ thuật Không gian mới (Huế)... Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tích cực cả về kinh phí và địa điểm tổ chức của Viện Goethe, Hội đồng Anh, Trung tâm văn hóa Pháp, Quỹ phát triển và trao đổi văn hóa Việt Nam - Ðan Mạch (CDEF)...

Từ chỗ không chính thức, ít người biết nhiều khi gặp phải sự phản đối, phê phán của luận, nghệ thuật đương đại dần được công nhận, có chỗ đứng nhất định trong giới nghệ thuật, được nhà trường sinh viên Ðại học Mỹ thuật hưởng ứng, tổ chức các sự kiện nghệ thuật mang tính toàn quốc như Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc lần I và lần II (năm 2007 2011), Cuộc thi Tài năng nghệ thuật trình diễn 2008, Biennale Mỹ thuật trẻ TP Hồ Chí Minh 2009...

Điểm nổi bật của nghệ thuật đương đại là khả năng tác động mạnh, trực tiếp đến thị giác người xem. Trong nghệ thuật đương đại, sắp đặt và trình diễn là hai thể loại thông dụng, phổ biến, trong đó sắp đặt chiếm ưu thế hơn. Phương tiện biểu đạt đa dạng, linh hoạt, có thể vận dụng ngay các chất liệu sẵn có, gần gũi với đời sống hằng ngày. Khả năng truyền đạt nhanh ý tưởng và thông điệp của người nghệ sĩ, phù hợp nhịp điệu, lối sống của xã hội thông tin, công nghiệp; tạo ấn tượng thẩm mỹ bất ngờ, gây sốc, hài hước; ngôn ngữ biểu đạt bình dân, có thể mở rộng ra không gian sống, nơi công cộng nên thu hút được người xem, giúp họ dễ tiếp cận, cùng tham gia vào quá trình hình thành tác phẩm. Ðó là những thế mạnh nổi bật của nghệ thuật đương đại. Song hạn chế lớn của dòng nghệ thuật này là khả năng lưu giữ, bảo tồn kém.

Họa sĩ đương đại không bị gò bó bởi một phương pháp sáng tạo nào mà đã xuất hiện những khuynh hướng đa chiều, đa diện hơn  được  chấp  nhận.Về  hội  họa:  Từ  chất  liệu giấy dó, lụa, nay đã thêm nhiều chất liệu mới  như:  Sơn  dầu,  sơn  mài,  phấn,  bột màu, than, chì được vẽ trên giấy, vải, gỗ, đá, kính... và không gian  cũng  được  thay  đổi  lớn. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại ở Việt Nam đã chạm được đến những vấn đề phức tạp không dễ thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc thuần túy, đó là: Tự do và giới tính, con người và bản năng, triếtnhân sinh, chiến tranh, bạo lực, đạo đức xã hội, ô nhiễm môi trường, những bất cập trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và sự phát triểnhội... Nhiều tác giả có ý tưởng độc đáo đã làm nên thành công, đem lại những sáng tạo ấn tượng. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Ðất qua lửa (sắp đặt-1994) và Rằm tháng bảy (sắp đặt-1999) của Nguyễn Bảo Toàn; Tháp mâm (sắp đặt-2004) của Ly Hoàng Ly; Váy cưới (sắp đặt-2002) của Trương Tân; Người nông dân và máy bay trực thăng (sắp đặt kết hợp video art- 2006) của Quang Ðỉnh; Thế giới xanh (video art-2011) của Trần Hậu Anh; các tác phẩm sắp đặt đầy tính dân gian của Ðặng Thị Khuê, một số chương trình biểu diễn sắp đặt kết hợp trình diễn ngoài trời với không gian hoành tráng và kỹ thuật dàn dựng công phu của Ðào Anh Khánh...

thể thấy, cùng với thành công của sự nghiệp Đổi mới đất nước, nền mỹ thuật nước nhà đã một lớp họa sĩ dám thay đổi, dám làm mới. Từ những cái khác biệt của cuộc sống muôn màu thời Đổi mới, các họa sĩ đã biết chắt lọc những gì tinh túy để tiếp nhận phản ánh trong tác phẩm, tìm ra con đường xuyên suốt trong tư duy sáng tạo và xây dựng được một lý thuyết nghệ thuật riêng./.

 
                                                                                            PV
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top