Năm 2022: Kinh tế Cần Thơ phục hồi mạnh mẽ

31/12/2022 - 04:26 PM
Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, trên cơ sở các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ, thành phố Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để vừa kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, cùng với sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Nhiều ngành kinh tế đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn trước khi dịch Covid-19.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 tăng 12,64% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, do cùng kỳ năm trước dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh; các hoạt động kinh tế năm 2021 bị ngưng trệ. Với tốc độ tăng 2,64% trong năm qua, thành phố Cần Thơ là địa phương có tốc độ tăng GRDP đứng hạng thứ 6 so với cả nước; xếp thứ 2 trong vùng ĐBSCL (sau Hậu Giang, tăng 13,94%) và 5 thành phố trực thuộc Trung ương (sau Đà Nẵng, tăng 14,05%). Lần đầu tiên thành phố có tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số từ trước cho đến nay, đây là tín hiệu khả quan cho thấy tình hình khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,49%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18,18%, đóng góp 5,21 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 13,19%, đóng góp 6,88 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,37% đóng góp 0,26 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế thành phố.

Về cơ cấu kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,03%; khu vực dịch vụ chiếm 52,47%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,85%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng quy hoạch chuyên canh

Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, năm 2022, Thành phố Cần Thơ tiếp tục phát triển vườn cây ăn trái theo hướng quy hoạch vùng chuyên canh, chất lượng cao, tạo mối liên kết tập trung quy mô phù hợp, nhằm thúc đẩy tăng tính cạnh tranh sản phẩm trái cây trên thị trường, từng bước khai thác lợi thế tiêu thụ nội địa, chế biến xuất khẩu và phát triển du lịch sinh thái. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu các sản phẩm thủy sản chủ yếu cá tra; tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu ở mức cao.

Về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng lúa được 216,4 nghìn ha, giảm 2,69% so với năm 2021. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đông xuân được 76,0 nghìn ha, giảm gần 1,2 nghìn ha so với cùng kỳ; lúa hè thu 73,5 nghìn ha, giảm 1,7 nghìn ha; lúa thu đông 66,8 nghìn ha, giảm 3,2 nghìn ha. Năng suất lúa cả năm ước đạt 63,16 tạ/ha, giảm 0,70% so với năm 2021, bằng 0,44 tạ/ha; sản lượng lúa ước đạt 1.366,6 nghìn tấn, giảm 3,37% so với cùng kỳ. Diện tích cây hàng năm khác đạt 17.337,9 ha, tăng 0,09% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, diện tích gieo trồng cây rau, đậu các loại và hoa ước đạt 14,5 nghìn ha, tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cây hàng năm đạt 205,8 nghìn tấn, tăng 0,39% so với cùng kỳ.

Diện tích cây lâu năm đạt gần 26,0 nghìn ha, tăng 4,17% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, diện tích cây ăn quả sơ bộ năm 2022 đạt 24,6 nghìn ha, chiếm 94,69% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 5,03% so với cùng kỳ. Sản lượng cây lâu năm đạt 201,7 nghìn tấn, tăng 14,43% so với cùng kỳ.

Tình hình chăn nuôi nhìn chung ổn định, trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Ước tính năm 2022, tổng đàn heo hiện có 137,2 nghìn con, tăng 13,08% so với cùng kỳ; đàn trâu 279 con, tăng 16,25%; đàn bò 4,4 nghìn con, tăng 8,30% so với cùng kỳ; gia cầm 2,4 triệu con, tăng 6,90% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 19,7 nghìn tấn, tăng 4,58% so với cùng kỳ; thịt trâu 47 tấn, tăng 4,44%; thịt bò 345 tấn, tăng 4,96% và thịt gia cầm 8.437 tấn, tăng 13,33%; sản lượng trứng gia cầm 101,3 triệu quả, tăng 13,27%.

Về thủy sản, diện tích thả nuôi thủy sản ước tính năm 2022 (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 5,5 nghìn ha, giảm 4,61% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 235,74 nghìn tấn, tăng 8,02% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 228,48 nghìn tấn, tăng 7,97%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 7,25 nghìn tấn, tăng 9,46% so với cùng kỳ.

 
Biểu 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2022
Năm 2022: Kinh tế Đà Nẵng đạt mức tăng trưởng cao hơn trước khi dịch Covid-19

Sản xuất công nghiệp đang trên đà phục hồi và tăng mạnh

Năm 2022, các doanh nghiệp tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân những tháng cuối năm, dịp Tết Dương lịch năm 2023 và Tết Nguyên đán Qúy Mão.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 29,59% so với năm 2021, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 35,38%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2022 tăng 29,59% so với năm 2021, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 35,38%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,83%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,59%.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2022, tăng 84,80% so với cùng kỳ. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2022, giảm 4,83% so với tháng trước và tăng 26,94% so với tháng cùng kỳ.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao so với cùng kỳ năm 2021

Tính lũy kế 12 tháng năm 2022, thành phố Cần Thơ cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.744 doanh nghiệp các loại hình, vượt 24,57% KH, tổng vốn đăng ký 12.702 tỷ đồng, đạt 79,38% KH. So cùng kỳ năm 2021, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 36,03% và số vốn đăng ký bằng 76,31%.

Lũy kế tính đến ngày 30/11/2022, tình hình doanh nghiệp biến động giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh, tạm ngưng với tổng số 2.069 doanh nghiệp, trong đó 1.458 doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, v.v… và có 611 doanh nghiệp ngừng có thời hạn.

Hoạt động thương mại và dịch vụ, vận tải, tiếp tục phục hồi tích cực

Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng, tăng 41,48% so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 90,3 nghìn tỷ đồng, tăng 32,27% so với cùng kỳ năm trước; lưu trú, ăn uống ước đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 536,35 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ, dịch vụ khác ước đạt 14,4 nghìn tỷ đồng, tăng 54,13% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát năm 2022 ước đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,04% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách (chưa bao gồm vận tải hàng không): Số hành khách vận chuyển ước đạt 25,4 triệu hành khách, tăng 94,14% so với cùng kỳ; số hành khách luân chuyển đạt 928,2 triệu lượt hành khách.km, tăng 50,91% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hoá: Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 101 triệu tấn, tăng 22,29% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 1.647,4 triệu tấn.km, tăng 19,59% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng mạnh

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2022, ước đạt 35,5 nghìn tỷ đồng, tăng 40,63% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vốn nhà nước đạt 7,9 nghìn tỷ đồng, tăng 57,19% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước đạt 26,0 nghìn tỷ đồng, tăng 43,68%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, tăng 69,57%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý năm 2022, ước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 41,37% so với năm 2021 và bằng 85,44% kế hoạch năm. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố ước đạt 4,8 nghìn 72 tỷ đồng, tăng 69,01% so với năm trước và đạt 81,23% kế hoạch năm; vốn ngân sách nhà nước cấp quận, huyện ước đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,15% so với năm trước và đạt 100% kế hoạch năm.

Công tác giải ngân: Tính đến ngày 19/12/2022, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn khá thấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đối ứng thực hiện từ đơn vị thi công, đã giải ngân 6,3 nghìn tỷ đồng đạt 69,9% so với kế hoạch năm, trong đó ngân sách địa phương 5,3 nghìn tỷ đồng đạt 69,4%

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Lũy kế 12 tháng năm 2022, cấp mới 06 dự án FDI, vốn đăng ký 174,23 triệu USD; chấm dứt hoạt động 05 dự án với tổng vốn đăng ký 5,41 triệu USD. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 86 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,2 tỷ USD.

Thu ngân sách nhà nước lũy kế thực hiện ước tăng 18,26% so với cùng kỳ

Lũy kế thực hiện đến ngày 20/12/2022, tổng thu ngân sách nhà nước lũy ước đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,16% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 18,26% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, bằng 101,86% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 70,67% tổng thu và tăng 19,26% so với cùng kỳ; thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 428,88 tỷ đồng, bằng 85,78% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 2,80% tổng thu và giảm 32,73% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến ngày 20/12/2022 đạt 13,5 nghìn tỷ đồng, bằng 84,51% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 25,25% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 7,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,64% dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 56,04% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 68,72% so với cùng kỳ; chi thường xuyên đạt 5,9 nghìn tỷ đồng, bằng 85,64% dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 43,51% tổng chi ngân sách địa phương và giảm 4,45% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022, tăng 2,33% so với bình quân năm 2021.

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã cận kề, đến thời điểm này hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống trên địa bàn đang khá sôi động để chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm. Nhiều hệ thống phân phối lớn cũng đang triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để đẩy mạnh tiêu thụ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cơ bản dồi dào, giá các mặt hàng không có biến động lớn.

Chỉ số giá tiêu dùng 8 Bảng tổng hợp tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm 2022 đến ngày 19/12/2022 từ Kho bạc nhà nước Cần Thơ. CPI bình quân năm 2022, tăng 2,33% so với bình quân năm 2021. Có 4 nhóm hàng có mức tăng cao hơn so với mức tăng chung bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 2,93%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,81%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,47%; giao thông tăng 12,91%; 4 nhóm hàng có mức tăng thấp hơn so với mức tăng chung, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,68%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,16%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,65%; 3 nhóm hàng có CPI giảm so với năm 2021, bao gồm: Bưu chính viễn thông giảm 1,08%; giáo dục giảm 3,40% và văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,09%.

Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ Năm 2022, chỉ số giá vàng bình quân tăng 2,27% và chỉ số giá đô la Mỹ bình quân, tăng 1,99% so với cùng kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế, tình hình lao động, việc làm năm 2022 trên địa bàn tỉnh tiếp tục đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang làm việc tăng so với quý trước và cùng kỳ năm 2021.

Những ngày cuối năm 2022, nhu cầu việc làm tại Cần Thơ lại tăng cao, số lượng cần tuyển 1.388 vị trí việc làm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Cần Thơ năm 2022, ước đạt 619.996 người, tăng 5,88% tương đương 34.419 người so cùng kỳ năm 2021, chiếm 49,51% dân số, trong đó lực lượng lao động nam chiếm 59,06%, lao động nữ chiếm 40,94%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 69,43%, nông thôn chiếm 30,57%; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước đạt 595.916 người, tăng 7,07% tương đương 39.326 người so với cùng kỳ.

Cùng với đó, theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư trong năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư đã ngày càng cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (TNBQ) ước năm 2022 TNBQ khoảng 5.195,97 nghìn đồng, tăng 8,38% so với sơ bộ năm 2021.

Thành phố thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với số tiền 31.377,5 triệu đồng. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng 200 phần quà12 cho đoàn viên, người lao động là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; người nhiều năm không có điều kiện về quê đón Tết; người khó khăn do bị ảnh hưởng Covid-19 trên địa bàn thành phố, với tổng số tiền là 250 triệu đồng…

Hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh cũng đã trở lại bình thường sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi năm học 2022 – 2023 cấp Mẫu giáo đạt 99,10% so kế hoạch, Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,04%. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT có 11.425 thí sinh trúng tuyển vào các trường THPT công lập năm học 2022 - 2023, đạt 99,37% so với kế hoạch. Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông đạt 83,57%.

Giáo dục phổ thông đầu năm học 2022-2023, thành phố có 447 trường phổ thông; số trường đạt chuẩn quốc gia của thành phố là 339 trường đạt tỷ lệ 75,84%17. Số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 9.536 người, bao gồm: 4.254 giáo viên tiểu học; 3.329 giáo viên trung học cơ sở và 1.953 giáo viên trung học phổ thông. Cũng trong đầu năm học này, thành phố 201.514 học sinh phổ thông, bao gồm: 98.748 học sinh tiểu học; 68.365 học sinh trung học cơ sở và 34.401 học sinh trung học phổ thông. Bình quân cấp tiểu học 31,61 học sinh/lớp, trung học cơ sở 37,46 và trung học phổ thông 36,71 học sinh/lớp.

Cũng trong năm 2022, Thành phố Cần Thơ đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch Covid-19, khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội; tích cực triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”...
 
Nguồn: CTK thành phố Cần Thơ

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top