Nâng cao chất lượng y tế hiện nay

22/10/2019 - 08:57 AM
Những năm qua, ngành y tế nói chung, các bệnh viện nói riêng đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Từ việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến cải tiến quy trình, cải cách thủ tục hành chính hướng tới đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Việc áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện đã. giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) và làm thay đổi cách nhìn và đánh giá của người dân về hệ thống KCB. Những thành tựu mà ngành y tế đạt được đã đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia có thành tích hoàn thành nhanh chóng các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) về y tế.
 
Ngành Y tế tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, cả nước có hơn 12.000 trạm y tế xã, trong đó, số trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) là 9.821 trạm với số thẻ BHYT đăng ký ban đầu là 21,5 triệu thẻ cùng 81,59 triệu người dân tham gia BHYT. Số giường bệnh do Nhà nước quản lý là 295,8 giường, giảm 4,1% so với năm 2017. Số giường bệnh do các cơ sở y tế Nhà nước quản lý bình quân 1 vạn dân (không tính giường bệnh tại các trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp) là 28 giường bệnh, tăng so với bình quân 27,5 giường bệnh của năm 2017. Số bác sĩ trên cả nước năm 2018 là 84,8 nghìn người, tăng 14% so với năm 2017. Có thể nói tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp nên công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được triển khai thuận lợi, người dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại tuyến cơ sở. Y tế cơ sở ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, từ chỗ chỉ là tuyến dưới, trở thành trung tâm và là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh; góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, y tế, ngày càng cao của người dân, nhất là chăm sóc sức khỏe y tế ban đầu.

 

Nâng cao chất lượng y tế hiện nay
 
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 
Để thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020, Bộ Y tế xây dựng Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013- 2020 nhằm nâng cao năng lực về khám bệnh, vệ tinh, thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao tại các bệnh viện vệ tinh. Cụ thể, sau 5 năm (giai đoạn 2013-2018) thực hiện Đề án, ngành y tế đã xây dựng được 23 bệnh viện hạt nhân và 127 bệnh viện vệ tinh. 10 chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển là: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc.
 
Kết quả của Đề án bệnh viện vệ tinh đã từng bước giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện, đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện vệ tinh, củng cố lòng tin của người dân với bệnh viện vệ tinh, tăng tỷ lệ người bệnh tới khám, điều trị tại bệnh viện vệ tinh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện vệ tinh lên bệnh viện hạt nhân, giảm quá tải tại bệnh viện hạt nhân ở tuyến Trung ương.
 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe đã có bước phát triển quan trọng, đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Năm 2018 là năm đột phá trong ứng dụng CNTT tại bệnh viện với gần 100% bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, bước đầu triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS). 99,5% các bệnh viện đã kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, phục vụ giám định khám chữa bệnh BHYT điện tử. Bộ Y tế cũng đã triển khai và hoàn thiện phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cho 8 tỉnh, thành phố trong mô hình điểm và tổ chức triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Mục tiêu của Bộ Y tế là đến cuối năm 2019 sẽ hình thành hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hình thành hệ thống thông tin quản lý y tế dự phòng, triển khai phần mềm tiêm chủng mở rộng trên cả nước, đến nay đã có 11.183 (99%) trạm y tế; 2.261 cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã sử dụng hệ thống để quản lý tình trạng tiêm chủng cá nhân.
 
Với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa y tế của Chính phủ, kể từ năm 2015 đến nay, làn sóng đầu tư vào lĩnh vực y tế ở Việt Nam ngày càng tăng, nhất là việc liên kết, hợp tác để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh, chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ y bác sĩ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phát triển y tế, hàng năm, Nhà nước cũng chi một khoản lớn ngân sách cho việc này. Theo Bộ Tài chính, mỗi năm tổng chi toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe ngày một tăng, tốc độ chi ngân sách Nhà nước cho y tế đã cao hơn tốc độ chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước, chiếm 7-8% tổng chi ngân sách. Thực tế, nhằm giảm bớt nguồn chi từ ngân sách cho y tế, những năm qua chính sách xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế được Nhà nước hết sức quan tâm. Chính phủ đã ưu tiên ngân sách, nguồn vốn ODA, trái phiếu chính phủ để đầu tư cho hệ thống khám chữa bệnh. Hiện đã có hơn 60.000 tỉ đồng đầu tư cho các dự án cải tạo, xây dựng, nâng cấp bệnh viện, trang thiết bị y tế phục vụ người dân.
 
Năm 2018, ngành y tế tập trung chỉ đạo, triển khai các khóa đào tạo y học gia đình, đào tạo quản lý. tại các trạm y tế xã. điểm (26 xã.) và trạm y tế xã. các tỉnh; Sở Y tế, Trung tâm y tế huyện cũng kịp thời bổ sung và đẩy mạnh luân phiên cán bộ y tế cho trạm y tế; các trạm y tế xã. điểm đã bước đầu được sắp xếp lại công năng, sửa chữa, nâng cấp, thay đổi nội thất, trang bị thêm máy tính, đẩy nhanh tiến độ mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế theo danh mục và nhu cầu sử dụng; ban hành cơ chế, chính sách tài chính phù hợp; cung cấp phần mềm quản lý. hồ sơ sức khỏe cá nhân, kết nối thanh toán bảo hiểm y tế và quản lý, báo cáo thống kê hoạt động của trạm; các nhiệm vụ của trạm y tế bước đầu được triển khai trên diện rộng theo nguyên lý y học gia đình. Nhiều trạm y tế đã lập hồ sơ, quản lý. sức khỏe cá nhân, trong đó Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và một số tỉnh khác đã lập hồ sơ quản lý khoảng 85% dân số và quản lý một số bệnh không lây nhiễm. Kết quả, đến nay ngành y tế đã có 9.655 trạm y tế xã triển khai quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt; 7.536 trạm y tế quản lý bệnh nhân động kinh. Theo lộ trình đến 2025 bảo đảm khoảng 70% trạm y tế được đầu tư hoàn chỉnh, hoạt động theo nguyên lý y học gia đình và đến năm 2030, toàn bộ các trạm y tế trong cả nước đủ điều kiện và thực hiện mô hình này.
 
Số liệu năm 2012 và 2018 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân phải nằm ghép giảm từ 58% xuống 16,7% ở tuyến Trung ương; ở tuyến tỉnh từ 47% xuống 11,4%. Đây là sự chuyển mình ngoạn mục của ngành Y tế, giảm tỷ lệ nằm ghép xuống hơn 3 lần. Bên cạnh đó, một mạng lưới bệnh viện vệ tinh theo đề án Bệnh viện vệ tinh đã được xây dựng cũng giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến Trung ương đối với chuyên khoa tim mạch, ngoại khoa là 98,5%, ung thư 97%, sản khoa 99%, nhi khoa 73%.
 
Việc tiếp thu. kiến phản hồi của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế là cách tiếp cận phù hợp với xu thế của thời đại và chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ, liêm chính ở Việt Nam. Năm 2018, Bộ Y tế đã phối hợp kiểm tra, đánh giá sự hài lòng người bệnh tại 53 bệnh viện tuyến Trung ương, Bệnh viện thuộc trường và bệnh viện tuyến tỉnh. Kết quả tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 83,7%. Khảo sát sự hài lòng người bệnh qua điện thoại tại 60 bệnh viện trong 23 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt gần 81%, tăng so với năm 2017. Đặc biệt, về tiêu chí bệnh viện xanh - sạch - đẹp đã có nhiều cải thiện rõ rệt: 95% bệnh viện đạt xanh - sạch - đẹp ở mức tốt và khá, không có loại kém. Nhà vệ sinh bệnh viện - yếu tố luôn bị người bệnh phàn nàn nhiều nhất, đã được cải thiện, năm 2018 tăng 3% so với năm 2017.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trong đổi mới, nhìn chung chất lượng dịch vụ KCB tại các bệnh viện hiện vẫn ở mức thấp, trong khi nhu cầu của người dân tăng cao nên vẫn còn khó khăn.
 
Việc xã hội hóa y tế vẫn còn nhiều hạn chế do chính sách chưa rõ ràng, sự bất bình đẳng giữa y tế công và y tế tư, chính sách BHXH… nhất là thiếu cơ chế chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư khiến cho nguồn vốn đầu tư vào y tế vẫn chưa tương xứng, thủ tục đầu tư còn rườm rà.
 
Y tế tuyến cơ sở là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận nhưng do người dân chưa tin tưởng vào cơ sở y tế tuyến dưới, do chất lượng kỹ thuật chưa cao, đội ngũ cán bộ y tế mỏng, năng lực còn hạn chế. Mặt khác, người dân không lựa chọn trạm y tế xã là nơi chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh BHYT ban đầu một phần do chính sách thông tuyến được thực hiện từ năm 2015 người bệnh BHYT được quyền lựa chọn khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện thay vì đến trạm y tế xã.
 
Đội ngũ cán bộ y tế năng lực chuyên môn còn hạn chế, thiếu kỹ năng trong các lĩnh vực như: Sơ cứu, khám phát hiện sớm quản lý các bệnh không lây nhiễm và ít có cơ hội được đào tạo liên tục; danh mục thuốc cán bộ y tế xã được phép kê đơn rất hạn chế; ít có điều kiện thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
 
Mức gia tăng chi cho y tế khó duy trì do những hạn chế trong nguồn ngân sách Nhà nước. Năm 2018 vẫn còn 20% dân số chưa có BHYT, chủ yếu thuộc nhóm lao động không chính thức hoặc lao
động trong các doanh nghiệp nhỏ.
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thời gian tới
 
Để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp như:
 
Một là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TƯ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước; ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới.
 
Hai là, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến;
 
Ba là, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. Các đơn vị y tế tuyến cơ sở cần bảo đảm đủ thuốc, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn để làm tốt việc theo dõi, quản lý, điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính.
 
Bốn là, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Theo đó, các bệnh viện đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thủ tục hành chính và thời gian chờ khám bệnh.
 
Năm là, cần có thông tin về tiếp cận các dịch vụ y tế được chia theo các nhóm thu nhập khác nhau, vùng thành thị và nông thôn để Chính phủ có thể tập trung đến các nhóm yếu thế, giúp đảm bảo người nghèo ít nhất đạt được mức ngang bằng với các nhóm khá giả hơn trong quá trình dẫn tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân./.

 
Linh An

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top