Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh kế tập thể trong thời kỳ mới

16/07/2019 - 03:35 PM
Sự phát triển của KTTT thời gian qua

KTTT, HTX có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nước, nội dung này đã được khẳng định trong Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Luật Hợp tác xã năm 2012 và hệ thống các văn bản, Nghị quyết liên quan. Theo đó, KTTT là hình thức kinh tế của cộng đồng, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là chỗ dựa của đông đảo những người sản xuất cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh kế tập thể trong thời kỳ mới
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Hiện nay, các khu vực KTTT đang có sự phát triển khá nhanh cả v mặt số lượng và chất lượng với nhiu mô hình mới, cách làm hay và tiệm cận với trình độ, nhận thức của quốc tế. Theo Liên minh HTX Việt Nam, tính đến hết năm 2018, cả nước có gần 22,5 nghìn HTX, trong đó có 13,7 nghìn HTX nông nghiệp, 7,5 nghìn HTX phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, môi trường…); 1,2 nghìn quỹ tín dụng nhân dân, phần lớn hoạt động có hiệu quả. Cả nước có 74 liên hiệp HTX ở 36 tỉnh, thành phố, tỉ lệ hoạt động có hiệu quả là gần 50%. Năm 2018, cả nước có 103,4 nghìn tổ hợp tác đăng hoạt động, tăng 7,8 nghìn tổ so với năm 2017. Đáng lưu ý, năng lực quản trị hiệu quả hoạt động của phần lớn HTX tăng so với năm 2017, thu nhập của HTX thành viên cũng ngày một tăng. Nhiu HTX đào tạo ngh cho thành viên người lao động; sử dụng phần mm hạch toán kinh doanh, tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả; khối lượng và giá trị hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ do các HTX sản xuất ở các địa phương tăng; chi phí cung ứng các dịch vụ đầu vào của các HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp cho thành viên đu thấp hơn 5-10% so với hộ kinh doanh; nhiu HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp kết hợp đồng tiêu thụ, thành viên có lãi 5-30%; HTX hoạt động hiệu quả đạt lợi nhuận 264 triệu đồng/năm, thu nhập đạt 40 triệu đồng/người/năm tăng 5% so với năm 2017. Phần lớn các quỹ tín dụng nhân dân bảo đảm an toàn hoạt động, tỷ lệ nợ xấu thấp...
 
Năm 2018, cả nước có khoảng 15% tổng số HTX nông nghiệp và hơn 60% HTX phi nông nghiệp sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa khoảng 18 tỷ đồng để hỗ trợ, xây dựng 77 HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị tại 51 tỉnh, thành phố.
 
Thời gian qua đã hình thành một số HTX khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao, trong đó có nhiu HTX trẻ, có trình độ, khả năng quản trị cao và thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất. Trong đó, nông nghiệp đang là lĩnh vực tiên phong với những thay đổi lớn trong mô hình HTX với nhiu trường hợp thành công. Đặc biệt, sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 được triển khai và từng bước đi vào thực hiện, mô hình HTX kiểu mới đã phát huy sức mạnh cá nhân, kinh tế hộ với tư cách là xã viên, gắn kết với nhau cùng hợp tác phát triển dưới hình thức tổ chức HTX. Điển hình như HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Huệ (xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp), các hộ nông dân (xã viên) tiếp tục sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình theo quy hoạch. HTX sẽ đứng ra chịu trách nhiệm v cung cứng giống, phân bón, các dịch vụ nông nghiệp khác và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân, thành viên, xã viên của mình. Ở Hải Dương, bước đầu cũng đã thực hiện xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Cụ thể như: HTX Nuôi trồng thủy sản Kênh Triu, HTX Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản Thành Công. Hầu như các địa phương và các HTX đu nhận thấy mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm là hướng đi đúng đắn, hài hòa v lợi ích giữa thành viên và HTX.
 
Thực tế cho thấy, các thành viên tham gia HTX thời gian qua đã thấy được lợi ích rõ ràng đối với xã viên bởi nguồn thu nhập ngày càng tăng. Theo thống kê của 13 tỉnh Đông Nam bộ, khi triển khai áp dụng mô hình kinh tế HTX kiểu mới đã giúp xã viên giảm chi phí đầu vào 9%, giá trị đầu ra tăng 4%, trung bình toàn khu vực tăng 13% so với những người không tham gia.
 
Song song với việc cải thiện đời sống cho người dân, nhiu HTX dịch vụ bảo vệ môi trường đã được thành lập, không ít mô hình thí điểm v quản lý và xử lý môi trường thành công. Điển hình như: HTX Vệ sinh môi trường thị trấn Nam Sách, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Hải. Các HTX này đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động sức mạnh và ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống.
 
Năm 2019, với tiêu chí phát triển kinh tế hợp tác, HTX nhanh, hiệu quả, bn vững, Liên minh HTX Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phấn đấu thành lập mới ít nhất 7.000 tổ hợp tác, 2.500 HTX và 25 liên hiệp HTX; mỗi Liên minh HTX tỉnh, thành phố thành lập mới tăng 10% (tổng số HTX) trở lên, thành lập 1 liên hiệp HTX trở lên; HTX hoạt động có hiệu quả đạt từ 55% trở lên; hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các tỉnh, thành phố hỗ trợ, xây dựng mới 200 mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị... Các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX hướng tới sự phát triển bứt phá, tăng v số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động; Phát triển HTX trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, chú trọng phát triển HTX nông nghiệp; nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng khó khăn...
 
Nhận diện thách thức và từng bước đổi mới cơ chế chính sách trong phát triển KTTT
 
Có thể thấy, HTX là mô hình mang lại hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ các hộ gia đình phát triển sản xuất, tạo vị thế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, khu vực KTTT, HTX đang đối diện với nhiu thách thức đòi hỏi Nhà nước, cũng như cộng đồng HTX phải có tư duy mới, cách nhìn mới và có các giải pháp nhằm phát triển HTX một cách bn vững.
 
Đánh giá của các chuyên gia cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động HTX, tổ hợp tác thời gian qua còn một số hạn chế: Nhiu HTX, nhất là HTX nông nghiệp thành lập trong thời k bao cấp, chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 có cơ sở vật chất yếu kém, ít dịch vụ; tái cơ cấu HTX nông nghiệp theo Quyết định 461/QĐ-TTg diễn ra chậm và gặp nhiu khó khăn; mục tiêu 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 khó đạt được do hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của HTX có nhiu bất cập (thiếu lao động trẻ có trình độ quản trị, đất đai...); việc thành lập mới HTX, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp có biểu hiện chạy theo số lượng... Nguyên nhân những hạn chế này là do nhận thức, trình độ và năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh của các thành viên HTX chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận thành viên còn tư duy sản xuất nhỏ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước; các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo ngh còn bất cập…
 
Ngoài ra, không chỉ thiếu vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, phần lớn các HTX hiện nay còn gặp khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như bảo đảm các quyn lợi cho các thành viên HTX. Thực tế hiện nay, nhiu thành viên HTX vẫn chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, một số địa phương cũng chưa thấy rõ vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội nên mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chưa có chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, không có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các HTX trong quá trình thực hiện. Mặt khác, tại các địa phương cũng chưa xây dựng được nhiu mô hình HTX kiểu mới quy mô lớn, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản thông qua hợp đồng kinh tế. Việc phổ biến, nhân rộng mô hình HTX hoạt động hiệu quả chưa được triển khai rộng rãi giúp cho người dân tin tưởng vào các lợi ích v kinh tế - xã hội do HTX mang lại.
 
Các vấn đ pháp như: Giải thể doanh nghiệp, xử lý các tồn đọng v tài sản và tài chính, hay nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngay trong hình HTX... cũng đang những nút thắt lớn khiến cho việc triển khai nhân rộng phát triển hình HTX kiểu mới gặp nhiu khó khăn, vướng mắc. Thực tế cũng cho thấy, các chính sách hiện hữu v tiếp cận đất đai, tín dụng, quảnthuế hay đào tạo nhân lực... vẫn chậm đi vào cuộc sống.
 
Một vấn đ khác mà các HTX đang đối mặt gay gắt là khả năng tiếp cận tín dụng. Hiện nay, mới chỉ có 0,04% số HTX tiếp cận được tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng vẫn ngại cho xã viên nông nghiệp nói riêng và HTX nói chung vay vốn. Điu này không chỉ vì những rủi ro v mặt tài chính, tài sản đảm bảo, mà còn bởi các ngân hàng chưa có nim tin vào cách thức hoạt động của mô hình HTX hiện tại, hay cách mà xã viên tham gia vào HTX.
 
Để phát triển KTTT, HTX, mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tổng kết Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX v tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. Theo đó, Phó Thủ tướng đ nghị cần đánh giá thực trạng của KTTT hiện nay v số lượng, chất lượng, tính bn vững của loại hình kinh tế này. Đồng thời, cần bám sát các nội dung trong Nghị quyết, lưu ý một số nội dung liên quan đến chính sách đất đai, tín dụng, nguồn nhân lực cho HTX, quản lý nhà nước đối với HTX.
 
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia v KTTT, HTX; điu tra để có thông tin số liệu chính xác làm cơ sở dữ liệu cho công tác điu hành và tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; sớm sửa đổi, ban hành quy định mới v chế độ thông tin báo cáo đánh giá các loại HTX; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyn v KTTT, HTX, các hoạt động của Ban chỉ đạo để góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị v mô hình KTTT, HTX.
 
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Liên minh HTX Trung ương và địa phương tập trung tham mưu, đ xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện v thể chế, cơ chế, chính sách, tạo điu kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển mạnh mẽ, nhất là cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ v vốn, đất đai, tài chính, tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực... Đồng thời, Liên minh HTX Trung ương và địa phương cần xác định rõ hơn chiến lược phát triển, cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu. Đặc biệt, Phó Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ, ngành cần nghiên cứu, từng bước xây dựng Chiến lược phát triển KTTT trong thời k mới phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
 
Tin tưởng rằng, với việc đổi mới cơ chế chính sách nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, HTX trong thời gian tới sẽ giúp cho mô hình KTTT, HTX ngày càng lớn mạnh đáp ứng nhu cầu hội nhập./.
 
TS. Cao Thị Hà
Học viện hành chính Quốc gia

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top