Năng suất lao động tại một số quốc gia châu Á

30/08/2019 - 11:42 AM
Nhật Bản - Khởi động lại năng suất và tăng trưởng

Nhật Bản đã có khoảng 20 năm (1955-1973) có tốc độ phát triển GDP bình quân hàng năm khoảng 10%. Gần 20 năm đó đã thay đổi hoàn toàn vị thế của Nhật Bản trên thế giới, đưa nước này thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, có thu nhập cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng dân số già và giảm nhanh, làm giảm tốc độ tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

 
Năng suất lao động tại một số quốc gia châu Á
 
Nhật Bản đã chạm mốc lịch sử v thách thức nhân khẩu học. Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản dự kiến giảm từ 79 triệu người năm 2012 xuống còn 71 triệu người vào năm 2025. Tăng trưởng năng suất lao động của Nhật Bản đã đình trệ dưới 2% trong suốt hai thập kỷ qua, khoảng cách tăng trưởng năng suất giữa Nhật Bản và các nn kinh tế phát triển ngày càng lớn, năng suất vốn cũng giảm. Cụ thể, lợi tức đầu tư của các công ty phi tài chính của Nhật Bản thấp hơn 23 điểm so với hiệu suất của các tập đoàn tương đương của Mỹ. Nhật Bản đang có xu hướng tăng trưởng GDP hàng năm chậm lại, dự kiến chỉ đạt 1,3% đến năm 2025.
Tình trạng đình trệ trong tăng năng suất lao động của Nhật Bản xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Áp lực cạnh tranh chưa đủ lớn và thị trường lao động cứng nhắc

Tăng năng suất của Nhật Bản đã bị cản trở do chính sách bảo trợ mà Nhật Bản đang áp dụng cho các công ty. Theo quy luật cạnh tranh, các công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ bị thị trường loại bỏ và dừng hoạt động. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, các công ty mắc nợ cao và thậm chí các bộ phận không có khả năng cạnh tranh của các tập đoàn lớn vẫn được duy trì để đảm bảo tính ổn định. Vì vậy, Nhật Bản phải phân bổ các nguồn lực cho cả đơn vị hoạt động hiệu quả và không hiệu quả, nên không phát huy tính hiệu quả và ảnh hưởng đến năng suất lao động. Các công ty đa quốc gia có thể tạo cơ hội cạnh tranh cao hơn, nhưng Nhật Bản lại thu hút rất ít vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, áp lực cạnh tranh chưa đủ lớn để tạo đà tăng năng suất lao động.

Mô hình việc làm trọn đời của Nhật Bản cũng góp phần dẫn tới trì trệ năng suất. Tư tưởng việc làm trọn đời vẫn chiếm phần quan trọng trong hệ tư tưởng của thị trường lao động, tạo ra bộ máy quan liêu, hoạt động không hiệu quả và thiếu linh hoạt. Bản thân người lao động cũng không muốn thăng tiến ngh nghiệp bằng cách thay đổi chỗ làm. Điu này đã hạn chế khả năng phát triển các kỹ năng mới của người lao động. Nhật Bản đã giải quyết vấn đ này thông qua chính sách khuyến khích sử dụng lao động tạm thời nước ngoài. Năm 2013, có hơn 1/3 số công nhân là lao động tạm thời. Với tốc độ như hiện hay, số lao động này có thể chiếm đến 50% lực lượng lao động của Nhật Bản vào năm 2030. Tuy nhiên, điu này lại ảnh hưởng đến năng suất lao động vì những người lao động tạm thời ít được pháp luật bảo vệ và không có lương hưu, họ không có nhiu động lực để vươn lên và nhà tuyển dụng cũng không đầu tư phát triển cho họ. Vì vậy, năng suất lao động của nhóm đối tượng này thường không cao.

Tim năng năng suất của một số ngành ở Nhật Bản còn hạn chế

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiên tiến (bao gồm ô tô, máy móc công nghiệp và điện tử) là ngành đại diện cho sự tiên phong v năng lực công nghiệp và đặc trưng xuất khẩu của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong 15 
năm qua, thị phần toàn cầu của ngành này đã suy giảm khi đối mặt với sự cạnh tranh mới do 4 nguyên nhân cơ bản sau: Không tập trung vào thị trường toàn cầu đang phát triển nhanh, Ngành điện tử Nhật Bản vẫn tập trung nhiu vào phần cứng trong khi thị trường chuyển sang phần mm, dịch vụ CNTT, ứng dụng di động và các giải pháp tích hợp; Nhật Bản chi cho nghiên cứu phát triển công nghiệp chế biến chế tạo nhiu hơn hầu hết các quốc gia khác, nhưng trong những năm gần đây, khoản đầu tư đó không tạo ra các sản phẩm nổi trội; Chi phí phi lao động cao, một phần do hoạt động toàn cầu và các lĩnh vực chức năng như chuỗi cung ứng thiếu hiệu quả.
 
Trong ngành bán lẻ: Sự thâm nhập của di động và Internet đã thúc đẩy hình thức mua sắm trực tuyến phát triển mạnh. Tuy nhiên, các cửa hàng nhỏ thuộc sở hữu gia đình, chiếm khoảng một nửa tổng doanh số bán lẻ của Nhật Bản lại hoạt động kém hiệu quả, đã tạo ra lực cản cho toàn bộ ngành này.

Đối với dịch vụ tài chính: Khu vực tài chính ở Nhật Bản là ngành lớn thứ ba trên thế giới tại thời điểm năm 2012, với tài sản 11 nghìn tỷ đô la. Mô hình hoạt động ít rủi ro nhưng lợi nhuận thấp đã khiến cho tăng trưởng doanh thu hạn chế. Hơn một nửa tài sản tài chính cá nhân được nắm giữ dưới hình thức tin mặt hoặc tin gửi.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Theo ước tính, chi phí chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có thể lên tới 515 tỷ đô la vào năm 2025, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,7%. Nhật Bản đang cố gắng duy trì mức chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe khoảng 8,1% GDP. Nếu tỷ lệ này tăng thêm và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu quốc gia, vượt qua tiêu dùng và đầu tư của nn kinh tế thì Nhật Bản buộc phải cải cách chính sách thuế và an sinh xã hội.

Nếu Nhật Bản tăng gấp đôi tốc độ tăng năng suất, đồng thời tập trung mạnh vào tăng giá trị gia tăng và giảm chi phí, thì có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP hàng năm lên khoảng 3%. Như vậy, đến năm 2025 quy mô GDP của Nhật Bản sẽ tăng 30% so với hiện nay, tương ứng với khoảng 1,4 nghìn tỷ đô la. Nhật Bản có thể đạt khoảng 50-70% mục tiêu năng suất nếu dựa vào các động lực kinh tế toàn cầu như: Dòng chảy thương mại toàn cầu, sự gia tăng hàng tỷ người tiêu dùng đô thị ở các quốc gia mới nổi, những đột phá công nghệ cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các khu vực công - tư trong nước để tạo ra môi trường phát triển phù hợp, tập trung vào phát triển tài năng và kỹ năng, thị trường lao động, tinh thần kinh doanh, đổi mới, cạnh tranh và tăng năng suất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Năng suất lao động tại Trung Quốc: Quá khứ thành công và các thách thức trong tương lai

Trong hơn thập kỷ qua, Trung Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế chưa từng có với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm là 9,3% trong giai đoạn 1978-2014. Với tốc độ đó, GDP thực tế tăng gấp đôi sau mỗi bảy năm. Năm 2014, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đạt khoảng 7.584 đô la Mỹ (theo giá hiện hành), hoặc 12.608 đô la Mỹ (theo sức mua tương đương 2011). Nhờ đó, Trung Quốc đã chuyển đổi từ một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất vào cuối những năm 1970 sang nn kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 16,6% GDP toàn cầu năm 2014. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc trong ba thập kỷ qua có thể là do dân số vàng, phân bổ nguồn lực từ các ngành có hiệu quả thấp sang ngành có hiệu quả cao hơn và tăng năng suất lao động (gồm năng suất các nhân tố tổng hợp và tỷ suất vốn trên giá trị sản xuất). Tuy nhiên, tỷ lệ dân số vàng tại Trung Quốc đang giảm từ sau năm 2010, lợi nhuận vốn sẽ giảm và đóng góp của tỷ suất vốn trên giá trị sản xuất sẽ giảm. Do đó, tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1978-2011, tốc độ tăng trưởng trung bình TFP của Trung Quốc đạt khoảng 3,5% mỗi năm, chiếm khoảng 40% tăng trưởng GDP, là một minh chứng cho thấy tăng trưởng TFP đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng ngoạn mục của quốc gia này trong ba thập kỷ qua.

Hiệu quả TFP của Trung Quốc khác nhau giữa các lĩnh vực và trong các giai đoạn. Trong giai đoạn 1978-2007, tốc độ tăng trưởng TFP bình quân hàng năm của lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp lần lượt là 4,01 và 3,91%. Ngược lại, tăng trưởng TFP hàng năm trong khu vực nhà nước chỉ đạt 1,68%, đặc biệt thấp trong khu vực phi nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trước khi cải cách các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu vào năm 1993. Trong hai thập kỷ đầu tiên của cải cách 1978-1988 và 1988-1998, tăng trưởng TFP hàng năm của khu vực phi nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chỉ là 0,36 và 0,27%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1998-2007, con số này đã tăng lên 5,50%. Do thiếu cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ phi thương mại, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp nhà nước lớn chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng năng suất thấp hơn đáng kể so với các khu vực thương mại. Tăng trưởng năng suất thấp hơn trong các lĩnh vực phi thương mại có thể là do quy định quá chặt chẽ, nhiu rào cản trong gia nhập thị trường và mức độ cạnh tranh thấp. Một số lĩnh vực dịch vụ như: Giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý và viễn thông vẫn bị chi phối bởi các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này hoạt động dưới các quy định quá chặt chẽ của Chính phủ, không chỉ ngăn cản sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn hạn chế sự cạnh tranh giữa những người tham gia trong nước. Các quy định nghiêm ngặt v việc gia nhập thị trường dịch vụ đã làm giảm áp lực cạnh tranh 
và khiến tăng trưởng năng suất thấp. Do vậy, mở cửa ngành dịch vụ cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy năng suất trong tương lai.
 
Chính  phủ  Trung  Quốc  đã  tuyên  bố  mục  tiêu   tăng   trưởng   kinh   tế   vào   năm   2020   là   tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người so với năm 2010. Để đạt được mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 phải đạt ít nhất 6,7%, do đó, Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, chính phủ Trung Quốc cần cam kết mạnh hơn nữa trong việc phân bổ hợp lý nguồn lực lao động, vốn, đất đai và công nghệ, chuyển đổi mô hình phát triển từ đầu tư dàn trải đến định hướng đổi mới, sáng tạo thông qua đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, hệ thống hộ khẩu và tài chính, cũng như tập trung vào tự do hóa lĩnh vực dịch vụ, thúc đẩy đổi mới, nghiên cứu và Internet.

Trung Quốc cũng cần áp dụng các biện pháp khuyến khích khởi nghiệp như bãi bỏ các hạn chế ngăn cản khởi nghiệp, đưa ra ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục phê duyệt và dễ dàng tiếp cận hỗ trợ tài chính cho những công ty khởi nghiệp. Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, thông qua bảo đảm quyn lợi của nhà đầu tư nước ngoài và phân bổ vốn đầu tư nước ngoài hợp lý hơn. Ngoài ra, cần mở cửa một số ngành dịch vụ, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và viễn thông cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cải cách hệ thống tài chính sẽ là tâm điểm trong 5 năm tới. Định hướng của cải cách là thiết lập một  thị trường vốn hoạt động minh bạch, đa cấp và hoạt động tốt, khuyến khích đầu tư tư nhân vào hệ thống ngân hàng, hình thành cơ chế tỷ giá và lãi suất theo định hướng thị trường, cùng với việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Xây dựng một hệ thống tài chính để cung cấp cho công dân quyn truy cập vào các dịch vụ
tài chính…

Singapore: Tăng năng suất lao động để ứng phó với tình trạng già hóa dân số

Singapore đã trở thành một quốc gia năng động với tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP đã chậm lại trong những năm gần đây. Singapore thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ấn tượng chủ yếu thông qua tích lũy nhân tố (thu hút vốn và nhập khẩu lao động từ nước ngoài) nhưng năng suất không tăng. Hiệu quả của chiến lược này đang giảm dần. Theo báo cáo gần đây của Bộ Nguồn nhân lực, tỷ lệ lực lượng lao động trên 60 tuổi tăng từ 6,1% năm 2007 lên 14,1% năm 2017; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm từ mức 68% năm 2016 xuống 67,7% năm 2017. Trong khi đó, tổng tỷ suất sinh của Singapore từ năm 2010 đến năm 2016 trung bình trong khoảng từ 1,15- 1,20 (so với mức trung bình toàn cầu là 2,10). Như vậy, tỷ lệ sinh thấp hơn và già hóa dân số có khả năng sẽ thu hẹp lực lượng lao động của quốc gia này. Tính đến tháng 6 năm 2017, Singapore có 1,4 triệu lao động nước ngoài, chiếm khoảng 36% lực lượng lao động. Nguồn cung lao động nước ngoài giá rẻ khiến các doanh nghiệp không có nhu cầu phải đổi mới hoặc đầu tư vào công nghệ nâng cao năng suất. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt mức âm trong những năm gần đây.

Phát biểu tại hội nghị Viễn cảnh Singapore 2018 mới đây, Giám đốc điu hành của Cơ quan tin tệ Singapore (MAS) cho rằng, tăng trưởng GDP của Singapore v cơ bản gắn với tăng trưởng năng suất và tăng trưởng lực lượng lao động. Nói cách khác, các vấn đ thiếu hụt lao động của Singapore có thể được giải quyết bằng cách mở rộng lực lượng lao động hoặc tăng tốc độ, tăng năng suất.

Để ứng phó với tình trạng trên, Singapore phải cải cách mạnh mẽ thành một nn kinh tế theo hướng đổi mới nếu muốn duy trì các tiêu chuẩn kinh tế.

Nâng cao chất lượng lao động nước ngoài

Singapore có thể tăng năng suất lao động nước ngoài bằng cách tập trung vào cải thiện chất lượng của lực lượng lao động này. Theo Cơ quan tin tệ Singapore, số người có giấy phép lao động đã giảm 10 điểm phần trăm trong 10 năm qua, trong khi số người có thẻ S Pass (dành cho nhân viên có trình độ trung cấp) và thẻ Employment Pass (đối với các chuyên gia, nhà quản lý và giám đốc điu hành nước ngoài) đã tăng 10 điểm phần trăm. Xu hướng này cần được tiếp tục khi nn kinh tế trải qua quá trình tái cấu trúc theo hướng số hóa.

Nâng cao kỹ năng cho lao động thường trú

Singapore cũng cần xác định chính xác lực lượng lao động bản địa trong bối cảnh kinh tế đang thay đổi. Với sự chuyển đổi của các ngành công nghiệp, phạm vi công việc mới đòi hỏi các kỹ năng mới. Trong khi đó, lao động nội địa chỉ có thể khai thác các cơ hội này nếu họ được đào tạo phù hợp. Theo Bộ Nguồn nhân lực, sự không phù hợp v kỹ năng ngh nghiệp là một thách thức khi đối mặt với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong Lộ trình chuyển đổi ngành dịch vụ, Singapore đã đưa ra các chương trình chuyển đổi ngh trong năm 2016 để phát triển các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong 23 lĩnh vực. Trong năm 2019, các chương trình mới sẽ ưu tiên triển khai trong các lĩnh vực kiểm toán, internet và xây dựng mô hình thông tin.
Singapore cần quan tâm đến những cơ chế phù hợp với người Singapore lớn tuổi, đào tạo lại các kỹ
 
năng mới do các chuyên gia, nhà quản lý, điu hành và kỹ thuật viên ở tuổi trung niên rất dễ bị tổn thương. Các sáng kiến của Singapore như Quỹ tài trợ thiết kế lại công việc WorkPro từ trước đến nay đã mang lại lợi ích cho hơn 200 công ty. Các công ty có thể xin trợ cấp lên tới 300 nghìn đô la Singapore để tạo điu kiện thuận lợi cho những người lao động trên 50 tuổi trong công ty. Năm 2016, các khoản tài trợ đã được đưa   ra với mục đích phát triển môi trường làm việc thân thiện theo lứa tuổi, cho phép nhân viên lớn tuổi tiếp tục phục vụ. Trong thời đại phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, các công ty và công nhân sẽ phải tự trẻ hóa, phát huy năng lực của bản thân để có thể cạnh tranh hiệu quả trên toàn cầu.

Xây dựng khả năng kỹ thuật số của doanh nghiệp

Singapore hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ kỹ thuật số, như thanh toán điện tử và tự động hóa, để có thể nâng cao năng suất và mở rộng cơ hội thị trường. Chính phủ đã giới thiệu chương trình Kỹ năng tương lai cho không gian làm việc kỹ thuật số, giúp chuyển hướng sang nn kinh tế kỹ thuật số. Chương trình này trang bị cho người dân Singapore những kỹ năng thực tế trong các công nghệ mới nổi như quản lý phương tiện truyn thông xã hội, giao dịch trực tuyến và các công cụ cộng tác dựa trên đám mây. Lợi ích v thuế được cung cấp cho các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để nâng cấp công nghệ và mua sắm hàng hóa tăng cường năng suất. Các chương trình đào tạo kỹ năng số phải được xem xét định k để đảm bảo sự liên quan của nó với nn kinh tế trong tương lai. Chính phủ cũng phải dự đoán và giảm thiểu sự gián đoạn liên quan đến thay đổi công nghệ để thu hút sự quan tâm của công chúng.

Đổi mới và tạo ra các sản phẩm thương mại khả thi

Mặc dù rất am hiểu công nghệ, nhưng người dân Singapore không phải là người sáng tạo. Singapore đứng thứ 25 trên toàn thế giới trong các hoạt động nộp đơn sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, 85% các bằng sáng chế này đến từ những cư dân nước ngoài sinh sống tại Singapore. Singapore phải đặt mục tiêu cao hơn trong chuỗi giá trị và đổi mới tiên phong để duy trì tính cạnh tranh. Nhận thức được những lợi ích tim năng trong việc thúc đẩy đổi mới, hơn 19 tỷ đô la Singapore sẽ được đầu tư trong vòng 5 năm theo Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 (RIE 2020) để hỗ trợ bốn lĩnh vực chiến lược: Sản xuất và kỹ thuật tiên tiến; khoa học y tế và y sinh; giải pháp đô thị và bn vững; dịch vụ và nn kinh tế kỹ thuật số.

Rà soát lại chương trình giảng dạy

Trong tất cả các chiến lược, thúc đẩy đổi mới là khó nắm bắt nhất. Việc nhập cư của các nhà khởi nghiệp và nhà khoa học nước ngoài vào Singapore cho thấy sức mạnh của môi trường pháp lý và hệ sinh thái để hỗ trợ cho sự đổi mới, thương mại hóa ngày càng tăng. Mặt khác, việc tạo ra và ươm mầm những ý tưởng trong nước đòi hỏi phải có văn hóa thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và theo đuổi tinh thần kinh doanh./.

 
Thu Hường
(Tổng hợp theo nguồn số liệu của Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế - TCTK)
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top