Ngành công nghiệp chế biến nông sản - Thực trạng và giải pháp

16/07/2019 - 03:46 PM
Thực trạng ngành công nghiệp chế biến nông sản
 
Giai đoạn 2013-2017, ngành công nghiệp chế biến nông sản đã có bước phát triển mạnh v quy mô và mức độ hiện đại. Chỉ tính riêng 2 năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm của ngành công nghiệp chế biến nông sản đã đạt 5-7%; các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân 8-10%; tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD.

 
Ngành công nghiệp chế biến nông sản Thực trạng và giải pháp
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Ngành công nghiệp chế nông sản cũng đã hình thành phát triển được một hệ thống công  nghiệp chế biến, bảo quản nông sản có công suất thiết kế lên đến 100 triệu tấn nguyên liệu/năm. Trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, trong đó có hơn 2.600 cơ sở chế biến nông sản, hơn 760 cơ sở chế biến thủy sản... Ngoài ra, còn hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình sơ chế và chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa. Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam đa phần nhỏ lẻ với 70-80% là chế biến thô, do đó giá trị hàng hóa gia tăng thấp. Cụ thể: Với ngành rau quả, sản lượng sản xuất cả nước đạt trên 25 triệu tấn/năm, nhưng hiện chỉ có 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp tập trung, với tổng công suất thiết kế chỉ 1 triệu tấn/năm; v thủy sản, năm 2017, cả nước sản xuất 7 triệu tấn nhưng sản lượng được đưa vào chế biến chỉ 4,5 triệu tấn; v lúa gạo, cả nước hiện có 580 cơ sở xay xát quy mô công nghiệp với công suất 10 triệu tấn/ năm và có tổng công suất kho chứa bảo quản lúa gạo đạt 7 triệu tấn. Để nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang chú trọng đẩy mạnh toàn diện lĩnh vực chế biến, từ khâu sơ chế, bảo quản đến chế biến tinh và chế biến sâu. Đồng thời, Bộ cũng nhiu chương trình thu hút nguồn lực trong ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp để tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong chế biến nông sản.
 
Những năm qua, cũng đã ghi nhận kết quả đóng góp của ngành công nghiệp chế biến nông sản các tỉnh phía Bắc vào phát triển chung của toàn ngành. Hiện, toàn tỉnh phía Bắc có 1.564 doanh nghiệp chế biến nông sản, chiếm 23,6% cả nước (trong đó: Vùng Trung du min núi đạt 7,6%, Đồng bằng sông Hồng đạt 10,9% và Bắc Trung Bộ đạt 5,12%).
 
Một số ngành chế biến nông sản của các tỉnh phía Bắc khá phát triển như: Thủy sản, xay xát gạo, chế biến rau quả, sản xuất đồ gỗ dân dụng… Cụ thể, chế biến ngành hàng lúa gạo có 582 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp với công suất khoảng 10 triệu tấn sản phẩm/năm, thu hút trên 35 nghìn lao động. Chế biến chè có 257 doanh nghiệp, chiếm 81% v số doanh nghiệp và công suất cả nước. Cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp có 88 cơ sở, với công suất trên 180 nghìn tấn sản phẩm/năm. Chế biến gỗ công nghiệp có 956 cơ sở, chiếm 26,5% cả nước và công suất 9,7 triệu m3 gỗ, chiếm 38,3% cả nước. Ngành mía đường có 10 nhà máy chế biến đường công nghiệp, chiếm 25,6% cả nước, công suất 38 nghìn tấn mía/ngày, chiếm 25,2% cả nước. Chế biến thịt có 23 cơ sở, chiếm 45%, công suất 77,4 nghìn tấn sản phẩm/năm, chiếm 40% cả nước. Cả nước có 145 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn sản phẩm/năm, trong đó các tỉnh phía Bắc chiếm 50% cả nước.
 
Hiện dòng vốn lớn đang chảy mạnh vào các dự án chế biến để hình thành chuỗi sản xuất khép kín tăng giá trị cho ngành nông nghiệp. Với tổng mức đầu hơn 375 tỷ đồng, Công ty Đường Vạn Phát xây dựng một khu liên hợp diện tích gần 40 ha, gồm: Nhà máy sản xuất sirô đặc; Nhà máy sản xuất chế biến đường sản xuất tinh bột m; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Nhà máy sản xuất phân vi sinh tổng hợp. Hiện, công ty Đường Vạn Phát đã triển khai đầucác hạng mục của Nhà máy sirô đặc đạt khoảng 25% khối lượng.
 
Năm 2018, cả nước đã khởi công và khánh thành 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng. Năm 2019, dòng vốn vào lĩnh vực chế biến nông sản phải kể đến Tanifood do công ty cổ phần Lavifood đầu tư sẽ là nơi sản xuất ra các sản phẩm trái cây đông lạnh, nước ép, trái cây sấy khô, sấy dẻo, nước trái cây cô đặc đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.
 
Theo Bộ NN&PTNT, mục tiêu đến năm 2030 ngành chế biến có tốc độ tăng giá trị nông sản qua chế biến đạt 7-8%/năm, trên 50% cơ sở chế biến đạt trình độ công nghệ tiên tiến, năng suất lao động tăng 7%/năm.
 
Mặc dù ngành công nghiệp chế biến nông sản đã đạt được nhiu thành tựu, góp phần quan trọng vào tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam, song vẫn chưa tương xứng với tim năng và còn bộc lộ một số hạn chế như: Năng lực công nghệ chế biến nông sản chỉ đạt mức trung bình của thế giới; chất lượng hàng nông sản thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã, chủng loại chưa phong phú, hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến cạnh tranh kém, bị ép giá trên thị trường; hệ số đổi mới thiết bị những năm qua chỉ ở mức 7%/năm (bằng 1/2-1/3 mức tối thiểu của nhiu nước khác); trình độ công nghệ chế biến một số mặt hàng nông sản ở mức trung bình; các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80% sản lượng).
 
Sản xuất nông sản tổn thất sau thu hoạch cao; nhiu sản phẩm nông sản có chất lượng chưa cao, còn tim ẩn nguymất an toàn thực phẩm; giá thành sản xuất cao, giá bán thấp; việc đầu tư cho công nghệ thu hoạch, bảo quản còn thấp dẫn đến sản phẩm không đồng đu cả v quy cách lẫn chất lượng; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng cao còn nhiu hạn chế; việc sử dụng các phế phụ phẩm để sản xuất sản phẩm phụ, nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; công tác thương mại và xúc tiến thương mại còn nhiu hạn chế; cơ chế chính sách còn nhiu bất cập; lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn mang nhiu tính rủi ro… sự liên kết, đồng bộ giữa khâu sản xuất nông sản với khâu chế biến tiêu thụ còn lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, kỹ thuật bảo quản mới dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng các kho mát chuyên dùng, kỹ thuật lạc hậu nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm...
 
Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản
 
Để nâng cao phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp:
 
Thứ nhất, liên kết các khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong một chuỗi liên kết chặt chẽ. Hình thành các doanh nghiệp“đầu tàu” có đầy đủ điu kiện làm hạt nhân, trung tâm của chuỗi liên kết và doanh nghiệp vệ tinh làm nhân tố thực hiện sản xuất của toàn ngành theo chuỗi.
 
Thứ hai, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, thông qua các dự án khuyến nông từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến; xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân; hỗ trợ tập huấn v công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO,… cho doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp chế biến...
 
Thứ ba, nghiên cứu và triển khai xây dựng các chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế thấp nhất sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô. Chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến nông sản xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn thực phẩm, cải tiến, đa dạng hóa hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
 
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản cả trong các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành và trong các doanh nghiệp chế biến. Có chính sách hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp chế biến đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, nhất là áp dụng các công nghệ bảo quản, chế biến nông sản tiên tiến từ nước ngoài. Thành lập các đơn vị nghiên cứu các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, tạo ra tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 
Thứ năm, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hội theo từng ngành hàng chế biến nông sản. Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ hiệu lực, hiệu quả quản hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp, phục vụ quá trình đổi mới doanh nghiệp, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới trong tiêu thụ nông sản chế biến./.
 
Minh Thư

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top