Nghiên cứu, hoàn thiện nguồn thông tin và phương pháp tính giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp

17/05/2023 - 04:52 PM

Ngành“Hoạt động dịch vụ nông nghiệp” thuộc nhóm ngành cấp 2 “Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan” và là một trong mười ba ngành kinh tế cấp 3 thuộc ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp gồm các hoạt động phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan (như thu hoạch sản phẩm nông nghiệp), thực hiện trên cơ sở hợp đồng thu phí; các hoạt động sau thu hoạch nhằm chuẩn bị để đưa các sản phẩm nông nghiệp vào khâu tiêu thụ trên thị trường. Như vậy hoạt động dịch vụ nông nghiệp là do đơn vị sản xuất thuê ngoài để thực hiện các công đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm.

Theo số liệu tính toán, công bố của Tổng cục Thống kê, giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp (gồm dịch vụ cho trồng trọt và chăn nuôi) năm 2008 chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; năm 2018 là 3% và dự ước năm 2022, tỷ lệ này đạt gần 4%. Như vậy, sau hơn 10 năm, giá trị các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã tăng lên đáng kể do quy mô sản xuất được mở rộng, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trở nên phổ biến; các hình thức sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi ngày càng đa dạng; nhiều mô hình sản xuất mới xuất hiện; quá trình chuyên môn hóa trong các khâu sản xuất hàng hóa nông sản làm gia tăng các hoạt động thuê ngoài trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu phục vụ tính toán vẫn còn một số bất cập, tỷ trọng giá trị dịch vụ nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn có sự khác biệt khá lớn giữa các địa phương. Mặc dù trong cùng một vùng kinh tế - xã hội, một số địa phương có tỷ lệ lớn hơn 10%, nhưng cũng có địa phương tỷ lệ này chỉ từ 2-3%.

Bài viết với mục đích nghiên cứu thực trạng, các bất cập trong thu thập, sử dụng nguồn thông tin tính giá trị sản xuất ngành“016. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp” và đề xuất một số giải pháp khắc phục, thống nhất sử dụng ở tất cả tỉnh/ thành trên toàn quốc.

Các phương pháp tính giá trị sản xuất ngành 016. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp

Ngành 016 là ngành cấp 3 thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nên có thể sử dụng các phương pháp tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản như sau:

 (1) Phương pháp 1: Phương pháp tính GTSX trực tiếp từ sản lượng và đơn giá sản phẩm theo công thức tổng quát sau

 Nghiên cứu, hoàn thiện nguồn thông tin và phương pháp tính giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp

Trong đó:

+ GO: Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp;

+ Qi: Khối lượng hoạt động dịch vụ i. Khối lượng hoạt động này có thể là diện tích thuê ngoài làm đất; diện tích thuê phun thuốc trừ sâu; diện tích thuê thu hoạch sản phẩm…;



Phương pháp này thường được áp dụng khi có thông tin của khối lượng hoạt động dịch vụ và đơn giá của hoạt động dịch vụ.

(2) Phương pháp 2: Phương pháp tính từ doanh thu tiêu thụ theo công thức sau:

Nghiên cứu, hoàn thiện nguồn thông tin và phương pháp tính giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp 2

Phương pháp này thường được áp dụng cho các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện cung cấp các dịch vụ nông nghiệp (như dịch vụ tưới tiêu của công ty thủy nông; dịch vụ thuê thu hoạch bằng máy, thuê phun thuốc trừ sâu của HTX…

Yêu cầu của phương pháp này là đơn vị có sổ sách ghi chép.

(3) Phương pháp 3: Phương pháp tính từ các yếu tố chi phí:
Nghiên cứu, hoàn thiện nguồn thông tin và phương pháp tính giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp 3

(4) Phương pháp 4: Phương pháp sử dụng các bảng cân đối sản phẩm chủ yếu và phương pháp ngoại suy để tính GTSX của ngành. Phương pháp được áp dụng trong trường hợp các phương pháp 1, 2 và 3 không thực hiện được.

Thực trạng nguồn thông tin, phương pháp tính giá trị sản xuất ngành 016. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp Theo phạm vi ngành, GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp gồm giá trị dịch vụ của các ngành: (1) Giá trị dịch vụ của ngành trồng trọt; (2) Giá trị dịch vụ của ngành chăn nuôi; (3) Giá trị dịch vụ của ngành dịch vụ sau thu hoạch; (4) Dịch vụ xử lý hạt giống để nhân giống và được tổng hợp theo công thức sau:

Nghiên cứu, hoàn thiện nguồn thông tin và phương pháp tính giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp 4

Trong đó: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp được tính theo loại hình kinh tế, theo phạm vi toàn quốc - vùng lãnh thổ - tỉnh; Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp được tính thống nhất theo năm dương lịch, các kỳ quý - 6 tháng - 9 tháng - cả năm; Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp được tính theo giá cơ bản; Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp được tính theo hai loại giá: Giá hiện hành và Giá so sánh.

Quy trình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi thường diễn ra tại nơi sản xuất từ khâu chuẩn bị, thực hiện sản xuất, thu hoạch sản phẩm và chọn lọc, xử lý hạt giống và là những hoạt động độc lập.

Phương pháp tính GTSX hoạt động dịch vụ nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam vẫn sử dụng cả phương pháp (1) Từ lượng và giá và phương pháp (2) từ doanh thu cung cấp dịch vụ. Nguồn thông tin chủ yếu vẫn từ nguồn báo cáo hành chính của ngành nông nghiệp.

Một số bất cập như sau:

Số liệu thu thập chủ yếu từ nguồn báo cáo hành chính của ngành nông nghiệp thường không đúng yêu cầu của ngành hoạt động. Ví dụ nguồn báo cáo hành chính cho biết tổng diện tích được làm đất bằng máy. Từ thông tin này, ngành Thống kê sẽ phân tách tổng diện tích được làm đất bằng máy do đơn vị
tự làm và diện tích đi làm thuê cho đơn vị khác bằng phương pháp chuyên gia. Điều này thường dẫn đến một tỷ lệ không phù hợp cho từng vùng địa hình, tập quán canh tác.

Các thông tin từ ngành nông nghiệp thường sẽ bỏ sót những hoạt động dịch vụ do cá nhân nhận làm thủ công, hoặc hoạt động đổi công trong ngành nông nghiệp, ví dụ hoạt động thu hoạch thuê thủ công (Ngành nông nghiệp có thông tin về diện tích thu hoạch bằng máy).

Trong trường hợp áp dụng cả hai phương pháp (1) và phương pháp (2) trong nhiều trường hợp tính trùng hoặc thiếu. Ví dụ

thông tin từ đơn vị cung cấp dịch vụ là doanh thu hoạt động tưới tiêu cho các cây trồng nhưng vẫn tính cả diện tích thuê tưới tiêu cho cây trồng khác ngoài lúa do chỉ hiểu là đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ tưới tiêu cho cây lúa.

Theo phương pháp tính hiện nay đang sử dụng, trường hợp hoạt động dịch vụ nông nghiệp mới đã xuất hiện nếu tính theo phương pháp (1) thì chưa có đơn giá cố định bình quân năm gốc, đơn giá này được ban hành trong Bảng giá bán sản phẩm của người sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 theo Thông tư số 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cách tính là sử dụng đơn giá của năm hiện hành sau đó dùng chỉ số giá của người sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm hiện hành so với năm gốc để tính giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp mới phát sinh theo giá so sánh. Phương pháp tính này có sự bất cập chưa có đơn giá cố định của hoạt động phát sinh; chỉ số giá sử dụng là chỉ số giá của nhóm dịch vụ mà chưa xây dựng chỉ số giá cho các hoạt động.

Với các nghiên cứu đánh giá thực trạng, phân tích những tồn tại, hạn chế nguồn số liệu và của phương pháp tính GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp đang được áp dụng tại Việt Nam, so sánh với kinh nghiệm của các nước trong khu vực, nhóm nghiên cứu thấy rằng đã đến lúc cần thiết phải có cách tiếp cận các hoạt động dịch vụ từ đơn vị sử dụng dịch vụ; chuyển đổi phương pháp tính GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp thống nhất theo phương pháp chi phí theo yếu tố để phản ánh đúng hơn, đầy đủ hơn về GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp và làm rõ được thắc mắc lâu nay của cơ quan quản lý trong phân tích cơ cấu chuyển đổi, chuyên môn hóa trong ngành nông nghiệp.

Để thực hiện được phương pháp tính GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp theo phương pháp chi phí theo yếu tố nhóm nghiên cứu đề xuất cần hoàn thiện, bổ sung các thông tin sau:

Bổ sung nguồn thông tin từ điều tra về tổng chi phí dịch vụ thuê ngoài trong nông nghiệp để đảm bảo có thông tin về các hoạt động dịch vụ của ngành 016 “Hoạt động dịch vụ nông nghiệp”; gồm thông tin về chi phí dịch vụ thuê ngoài cho sản xuất trồng trọt (cây hằng năm, cây lâu năm); chăn nuôi trong các cuộc điều tra của ngành Thống kê hằng năm.

Các thông tin về tổng chi phí dịch vụ thuê ngoài của năm hiện hành sẽ được thu thập từ người sản xuất có thực hiện thuê ngoài các hoạt động dịch vụ, không kể là thuê cá nhân hoặc thuê các đơn vị doanh nghiệp, HTX. Thông tin cũng được chi tiết theo nhóm hoạt động theo ngành kinh tế cấp 4 để phục vụ công tác phân tích chuyên sâu.

Thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm thống nhất các thông tin liên quan đến các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đặc thù trên địa bàn; bổ sung thông tin về các hoạt động dịch vụ cho các cây trồng, vật nuôi không có thông tin từ điều tra;

Tiếp tục hoàn thiện phạm vi nội dung các hoạt động dịch vụ thuê ngoài, thuê khoán trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Kiểm soát tốt số liệu từ điều tra thường xuyên phục vụ tính toán giá trị dịch vụ nông nghiệp; Đồng nhất danh mục sản phẩm tính toán GTSX và danh mục điều tra thường xuyên NLTS;

Hoàn thiện danh mục nhóm sản phẩm dịch vụ nông nghiệp tính chỉ số giá phù hợp với danh mục sản phẩm tính toán để tính giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp theo giá so sánh;

Lồng ghép thông tin cần thu thập của lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp định kỳ 5 năm một lần trong cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm và Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ nhằm thu thập các thông tin chi tiết về các hoạt động chi phí của từng hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ yếu, làm căn cứ đánh giá các thông tin từ điều tra thường xuyên.

Giải quyết hài hòa chênh lệch giữa số liệu tính toán theo phương pháp mới và số liệu rà soát GRDP đã được công bố./.
 

Đỗ Thị Thu Hà - Lê Thị Tuyết Nhung
Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản - Tổng cục Thống kê

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản quốc gia ở Việt Nam, nhà Xuất bản Thống kê (1998, 2003), Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Thông tư số 02/2012/BKHĐT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của Bộ KH&ĐT quy định năm 2010 làm năm gốc, Hà Nội.

3. Phương pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản quốc gia ở Việt Nam, nhà Xuất bản Thống kê (2018), Hà Nội,

4. Ths. Nguyễn Thị Hương (2013), Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương”, Hà Nội.

5. https://unstats,un,org/unsd/China_UNSD_Project/GDP%20by%20production%20approach,pdf

6. Ths. Lê Trung Hiếu (2020), Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá bán bình quân sản phẩm ở Việt Nam”, Hà Nội.

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top