Những tác động của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực nông nghiệp và tiêu thu, sản xuất và thương mại thực phẩm trong các quốc gia thành viên ASEAN

10/09/2021 - 10:20 AM
Đây là một ấn bản phẩm do Quỹ Châu Á Thái Bình Dương thực hiện dưới sự tài trợ của  Global Affairs Canada. Ấn phẩm được xuất bản vào tháng 2/2021, gồm 167 trang, đánh giá những tác động của đại dịch Covid-19 đối với nông nghiệp và tiêu dùng, sản xuất và thương mại thực phẩm trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trên cơ sở tiến hành các cuộc khảo sát sơ bộ với các đại diện đầu mối của ASEAN, chạy mô hình về sức khỏe và dinh dưỡng, tiến hành phân tích kinh tế và các đánh giá tài liệu thứ cấp liên quan đến các tác động và những thách thức do Covid-19 đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ASEAN.

 
Những tác động của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực nông nghiệp và tiêu thu, sản xuất và thương mại thực phẩm trong các quốc gia thành viên ASEAN
Hỉnh ảnh bìa cuốn sách

Ngoài các phần lời nói đầu, tóm tắt những ý chính, chú giải, danh sách các bảng biểu, ấn phẩm gồm 6 chương đề cập đến các nội dung: (1) Hành trình của dịch bệnh Covid-19; (2) Tác động vĩ mô, nhu cầu và tiêu dùng; (3) Chuỗi cung ứng và giá trị; (4) Thách thức trong thương mại và các cơ hội; (5) Tác động giới; (6) Những khuyến nghị về chính sách.
 
Trong Chương 2 - Tác động vĩ mô, nhu cầu và tiêu dùng, đánh giá các tác động gián đoạn của dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động và tiêu thụ thực phẩm.
 
Cụ thể, chương 2 phân tích các nội dung: Suy thoái kinh tế toàn cầu và triển vọng tăng trưởng vĩ mô cho khu vực ASEAN. Năm 2020, GDP của Singapore giảm 6,2% chủ yếu là do khối lượng thương mại giảm; GDP của Thái Lan và Campuchia giảm lần lượt là 8% và 4%, do các ngành du lịch và khách sạn chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Trong khi đó, nền kinh tế Philippines giảm 7,3% do chịu ảnh hưởng của thiên tai, sự đóng băng của ngành du lịch và kiều hối giảm (-7,3%).  Dù có ghi nhận những ca nhiễm virus Sac-Covi 2 và một số lĩnh vực chịu tác động của các làn sóng dịch bệnh Covid-19, song với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, GDP Việt Nam tăng trưởng nhẹ. Nền kinh tế Brunei ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế khiêm tốn (1,4%). Tuy cũng phải vật lộn với dịch bệnh, song nền kinh tế của Indonesia chỉ bị tác động nhẹ và GDP giảm 1%...
 
Việc thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và tăng cường vệ sinh cá nhân đã giúp nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN hạn chế sự lây lan của virus, tuy nhiên các biện pháp này cũng đặt ra những vấn đề đối với nền kinh tế cũng như sức khỏe tinh thần và chất lượng dân số. Tất cả các nước đều chờ đợi việc sản xuất và phân bố rộng rãi vaccine để các nền kinh tế phục hồi tốt hơn.
 
Ấn phẩm đồng thời đánh giá sự suy thoái các nền kinh tế vĩ mô, sự sụt giảm về thu nhập và sự thay đổi trong tiêu dùng lương thực. Sự suy thoái nền kinh tế do đại dịch gây ra đã làm giảm đáng kể thu nhập và sức mua của người dân. Tình hình này còn có thể xấu hơn nữa nếu như chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng, sự gián đoán chuỗi giá trị và sự thiếu hụt đầu vào (bao gồm cả lao động) trong hoạt động cung ứng tiếp tục diễn ra.
 
Đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã đe dọa quyền tiếp cận đối với thực phẩm và dinh dưỡng hộ gia đình bởi sự đình trệ của nền kinh tế, sự giảm đi về thu nhập và tài sản đã làm giảm khả năng mua thực phẩm của các hộ gia đình. Những hậu quả về sức khỏe mà Covid-19 và các chính sách giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh gây ra có thể tác động ở một mức độ nào đó đến tất cả bốn trụ cột của an ninh lương thực: Khả năng sẵn sàng (sự đầy đủ của nguồn cung cấp thực phẩm); Khả năng tiếp cận (mọi người có thể dễ dàng có được thức ăn họ cần); Khả năng sử dụng (mọi người có đủ lượng chất dinh dưỡng) và Độ ổn định hoặc độ tin cậy (mọi người luôn có thức ăn đủ chất, bổ dưỡng). Những tác động như vậy có thể là đáng kể ở các quốc gia có thu nhập thấp và các hộ gia đình trong khu vực ASEAN.
 
Trong các hộ gia đình tại các nước ASEAN có thể sẽ giảm tiêu thụ thịt, sữa và tăng tiêu thụ ngũ cốc. Điều này cho thấy sự suy giảm chất lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của các hộ gia đình. Với việc thu nhập giảm hay giá thực phẩm tăng hay cả hai vấn đề trên xảy ra thì người dân khu vực sẽ có ít thu nhập thực tế hơn để chi trả cho  tiêu dùng thực phẩm và sẽ điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp bằng cách mua các mặt hàng có hàm lượng calo cao hơn nhưng giá trị dinh dưỡng thấp hơn.
 
Trên thực tế, với ước tính thiệt hại về thu nhập trung bình xấp xỉ là 7% trong toàn ASEAN, tỷ lệ hộ gia đình không có khả năng chi trả chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tăng đáng kể do Covid-19. Trong các quốc gia thành viên ASEAN có thu nhập thấp nói riêng, điều này có thể có những tác động bất lợi lâu dài hơn đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, với các biến chứng nguy hiểm đối với tỷ lệ thấp còi, sức khỏe tâm thần các vấn đề và triển vọng trình độ học vấn. Những lo ngại về chế độ ăn uống đầy đủ như vậy đặc biệt nghiêm trọng đối với Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Indonesia và Philippines.
 
Chương 2 cũng đề cập đến nhu cầu và xu hướng sẽ phổ biến về an toàn thực phẩm, mua sắm kỹ thuật số, bán lẻ dựa trên công nghệ và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cao hơn trong vấn đề thực phẩm; những ràng buộc về lao động di cư, kiều hối, an ninh lương thực và kết quả dinh dưỡng; những tác động ngắn hạn đến an ninh lương thực và dinh dưỡng của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN.  Trong đó, mức độ nghèo đói và mất an ninh lương thực được cho là sẽ tồi tệ ở các quốc gia Philippines, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và CHDCND Lào.
 
Trong chương 3 - Những ảnh hưởng của nguồn cung ứng và các thách thức về chuỗi giá trị, đề cập đến các nội dung: Nguy cơ đứt gãy trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm ASEAN và một số biện pháp khắc phục để hạn chế các tác động của chúng.
 
Chương 4 - Hoạt động thương mại, sự phụ thuộc vùng miền, những cơ hội đối với thực phẩm nông sản. Chương này cung cấp những thông tin về sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực ASEAN và toàn cầu trong hoạt động thương mại thực phẩm nông sản; Những sự gián đoán trong việc kiểm tra kỹ thuật thương mại và các thách thức trong khu vực ASEAN; Thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu dưới tác động của dịch Covid-19; Khả năng tự cung tự cấp trong một quốc gia và khu vực; Tầm quan trọng của việc duy trì độ mở của hoạt động thương mại.
 
Chương 5 - Tác động về giới tính của dịch bệnh Covid-19 trong nông nghiệp và thương mại sản phẩm thực phẩm, đề cập đến các vấn đề: Việc làm trong nông nghiệp; Kinh nghiệm của người lao động nhập cư và sức khỏe tinh thần; Phân phối tài sản; Sức mua hộ gia đình và dinh dưỡng; Các biện pháp hỗ trợ tài chính của các quốc gia trong khu vực.
 
Chương 6 - Đề xuất các hành động và hướng dẫn chính sách, khuyến nghị những biện pháp cần hành động ngay, những hành động trong ngắn hạn và dài hạn để ngăn chặn đại dịch Covid-19./.
 
Bíc Ngọc (TH)
 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top