Để hằng năm đo lường, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao do Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, bài viết này giới thiệu một số nội dung chính kết quả nghiên cứu xây dựng phương pháp biên soạn chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và kết quả áp dụng biên soạn cho phạm vi toàn quốc và 6 vùng của nước ta trên cơ sở nguồn dữ liệu năm 2010 và sơ bộ năm 2019 của Tổng cục Thống kê (TCTK) và của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương (VPNTMTƯ).
I. Một số nội dung chính phương pháp biên soạn chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
Chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là một chỉ số tổng hợp được xác định trên cơ sở kết quả của 10 tiêu chí thành phần: Về kinh tế gồm 4 tiêu chí: (1) Thu nhập của hộ bình quân đầu người, (2) Tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH), (3) Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); (4) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành phi nông lâm thủy sản (LĐPNN); Về xã hội gồm 4 tiêu chí: (5) Tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (LĐĐĐT), (6) Tuổi thọ trung bình của dân số (TTTB), (7) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (TLHN), (8) Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI); Về môi trường gồm 2 tiêu chí: (9) Tỷ lệ diện tích rừng hiện có so với tổng diện tích đất lâm nghiệp (TLRHC); (10) Tỷ lệ hộ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh (NHVS).
Để biên soạn chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội năm n nào đó (Ký hiệu là: Sn) cho phạm vi cả nước/tỉnh/vùng phải tiến hành các công việc chính sau đây:
-
Xác định mức giá trị cần đạt (chuẩn) của các tiêu chí thành phần để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao
Ký hiệu: Cin là kết quả đạt được của tiêu chí thứ i năm n; i = 1, 2, 3, …, 10 là thứ tự các tiêu chí thành phần, n là năm cần đánh giá (n = 00 tương ứng năm 2000, n = 01 tương ứng năm 2001,…, n = 19 tương ứng năm 2019,...).
a. Để xác định được Sn trước hết phải xác định chuẩn Thu nhập của hộ bình quân đầu người của cả nước năm nghiên cứu (Co1 ) được tính theo công thức (1) dưới đây:
Trong đó:
Cn : Chuẩn của tiêu chí 1 (Thu nhập của hộ theo giá hiện hành năm n bình quân đầu người) để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao;
Wn: Ngưỡng Thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người của nước phát triển, thu nhập cao năm n do Ngân hàng Thế giới công bố hằng năm;
Hn: Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ với USD năm n do TCTK công bố hằng năm.
Kn : Tỷ lệ Thu nhập của hộ bình quân đầu người so với GNI bình quân đầu người (theo giá hiện hành) của Việt Nam năm n được tính toán, xác định trên cơ sở nguồn số liệu do TCTK công bố.
b. Mức chuẩn của 9 tiêu chí còn lại: Tham khảo thực tế các nước phát triển, vận dụng cho Việt Nam, mức giá trị chuẩn cần đạt để nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao của 9 tiêu chí còn lại được đề xuất như sau: 2) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 80%, 3) Tỷ lệ nông thôn mới đạt 100%, 4) Tỷ lệ lao động phi nông lâm thủy sản đạt 90%, 5) Tỷ lệ lao động đã được đào tạo đạt 50,0%, 6) Tuổi thọ trung bình đạt 80 tuổi, 7) Không còn hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều của Chính phủ), 8) Hệ số GINI đạt 0,3000, 9) Tỷ lệ rừng hiện có so với diện tích đất lâm nghiệp đạt 100% (đối với tỉnh không có đất lâm nghiệp qui ước đã đạt ), 10) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh đạt 100,0%.
Do việc tính toán, xác định các mức chuẩn của từng tiêu chí áp dụng riêng cho từng tỉnh/vùng đòi hỏi phải hoàn thành khối lượng công việc rất lớn và phức tạp, để đơn giản và vẫn đánh giá, xếp hạng được trình độ phát triển KTXH, qui ước các tỉnh/vùng thống nhất áp dụng các mức chuẩn của cả nước để biên soạn chỉ số Sn của từng tỉnh/vùng.
-
Thu thập thông tin, xác định kết quả đạt được của từng tiêu chí thành phần đến năm cần đánh giá
Căn cứ nguồn thông tin của TCTK và của VPNTMTƯ, tiến hành xử lý, tổng hợp kết quả đạt được của 10 tiêu chí thành phần của cả nước/vùng/tỉnh đến năm đánh giá.
-
Xác định các trọng số của năm đánh giá
Vận dụng phương pháp phân tích mức độ quan trọng của từng tiêu chí để xác định trọng số của từng năm theo nguyên tắc: Tiêu chí đến năm đánh giá có kết quả đạt càng thấp so với chuẩn cần đạt là tiêu chí càng quan trọng. Theo đó, trọng số của từng tiêu chí được xác định như sau: Tiêu chí quan trọng nhất gán 10 điểm, …, tiêu chí ít quan trọng nhất gán 1 điểm. Sau đó tính trọng số tương ứng với từng tiêu chí thành phần theo công thức (2) sau:
4. Cho điểm tương ứng với kết quả đạt được của từng tiêu chí thành phần
-
Quy định thang điểm
-
Điểm tối đa của từng tiêu chí thành phần đều là 100 điểm.
-
Điểm tối đa của Sn là 100 điểm (năm đạt chuẩn: Sn = S’n).
-
Công thức tính điểm tương ứng kết quả đạt được của từng tiêu chí thành phần:
Ký hiệu: Din (i = 1, 2, 3,...., 10): là số điểm đạt được đến năm n của tiêu chí thứ i;
Cin : là kết quả đạt được của tiêu chí thứ i đến năm n; Coin : là giá trị chuẩn của tiêu chí thứ i năm n.
Khi đó:
-
Đối với 8 tiêu chí (1, 2, 3, 4, 5, 6, 9 và 10) có kết quả tỉ lệ thuận với số điểm, được tính toán theo tỷ lệ phần trăm (%): Việc tính điểm của từng tiêu chí tại năm cần đánh giá căn cứ vào kết quả đạt được thực tế của tiêu chí tại năm đó so với giá trị cần đạt (chuẩn) của tiêu chí. Điểm của các tiêu chí này được tính theo công thức (3) sau:
Trong đó: i = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10.
-
Đối với tiêu chí 7 (Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều) là tiêu chí có kết quả tỉ lệ nghịch với số điểm, nghĩa là giá trị của tiêu chí đạt càng cao thì số điểm tương ứng càng thấp. Số điểm D n được tính theo công thức (4) sau:
Đối với tiêu chí 8 (GINI), số điểm tương ứng với kết quả được tính như sau:
Xác định các chỉ số thành phần Sin và chỉ số Sn:
Sn của toàn quốc/tỉnh/vùng đều được tính theo công thức (7) sau:
-
Xếp hạng các tỉnh, hoặc xếp hạng các vùng
Căn cứ chỉ số Sn của từng tỉnh/vùng, kết hợp với các chỉ số thành phần Sin hoặc chỉ số theo ba lĩnh vực
để xếp hạng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh/ vùng theo thứ tự trình độ giảm dần, hoặc trình độ tăng dần tùy theo yêu cầu đánh giá, nghiên cứu. Trong đó chỉ số từng lĩnh vực bằng tổng các chỉ số thành phần của từng lĩnh vực cộng lại.
II. Áp dụng biên soạn chỉ số Sn của Việt Nam và của 6 vùng năm 2010 và 2019
2.1. Áp dụng biên soạn chỉ số đánh giá trình độ phát triển của cả nước và của 6 vùng năm 2019
-
Xác định chuẩn của các tiêu chí thành phần năm 2019
- Xác định chuẩn thu nhập của hộ bình quân đầu người năm 2019 (Co1 ):
Theo chuẩn phân loại các nước của Ngân hàng Thế giới, ngưỡng (GNI bình quân đầu người) của nước thu nhập cao áp dụng cho năm 2019 là: W19 = 12.536 USD.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ giá hối đoái năm 2019 giữa VNĐ với USD là: H19 = 23.300 VNĐ/1 USD
Căn cứ số liệu GNI, Dân số trung bình, Thu nhập của hộ bình quân đầu người năm 2018 và năm 2019 do TCTK công bố, tính được tỷ lệ thu nhập của hộ bình quân đầu người so với GNI bình quân đầu người của cả nước như sau:
Thay các tham số trên vào công thức (1) xác định được mức chuẩn (ngưỡng) thu nhập của hộ bình quân đầu người theo dữ liệu năm 2019 để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao như sau:
Như vậy: Chuẩn Thu nhập của hộ bình quân đầu người năm 2019 để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao là 198,8 triệu VNĐ, tương đương khoảng 8.535 USD.
- Mức chuẩn của 9 tiêu chí còn lại để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao như đã nêu tại điểm b, mục 1 phần I trên đây.
-
Thu thập, xử lý thông tin xác định kết quả đạt được của các tiêu chí thành phần của cả nước, từng vùng đến năm 2019
Từ cơ sở dữ liệu năm 2019 của TCTK và của VPNTMTƯ, xử lý, tổng hợp được các số liệu phản ánh kết quả đạt được của từng tiêu chí thành phần đến năm 2019 của cả nước và từng vùng như sau:
-
Xác định các trọng số của năm 2019
Từ phân tích các số liệu của Bảng 2, áp dụng mục 3 phần I trên đây, xác định được các trọng số của năm 2019 như sau:
-
Cho điểm tương ứng kết quả đạt được đến năm 2019 của từng tiêu chí
Từ kết quả đạt được của từng tiêu chí tại Bảng 2, áp dụng các công thức nêu tại mục 4 phần I trên đây, xác định được số điểm tương ứng kết quả đạt được đến năm 2019 của từng tiêu chí như sau:
đ) Xác định các chỉ số thành phần (Si19) và chỉ số S19
Từ số liệu Bảng 4 và các trọng số tại Bảng 3, tính được các chỉ số thành phần Si và của từng vùng như sau:
2.2. Áp dụng biên soạn chỉ số Sn của Việt Nam và của 6 vùng năm 2010
Căn cứ nguồn dữ liệu của TCTK, của VPNTMTƯ, ngưỡng nước thu nhập cao của WB áp dụng cho năm 2010, tính toán, xác định kết quả đạt được của từng tiêu chí của cả nước và của 6 vùng năm 2010 như sau:
Thực hiện các công việc hoàn toàn tương tự như biên soạn S19 trình bày tại mục 2.1 trên đây, xác định được chỉ số S10 và các chỉ số thành phần Si10 của cả nước và của 6 vùng như sau:
Số liệu Bảng 5, Bảng 6, Bảng 8 và Bảng 9 cho thấy đến năm 2010, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta so với chuẩn nước phát triển, có thu nhập cao đạt 40,89/100 điểm (bằng 40,89% điểm chuẩn), đến năm 2019 sơ bộ đạt 59,74/100 điểm (bằng 59,74%), bình quân 9 năm giai đoạn (2010 - 2019) mỗi năm nước ta tăng được 2,09 điểm/năm.
Xét trình độ phát triển theo từng lĩnh vực cho thấy, đến năm 2019 lĩnh vực môi trường đạt trình độ phát triển cao nhất 96,92% (năm 2010 đạt 88,27%); thứ hai là lĩnh vực xã hội đạt 72,50% (năm 2010 đạt 58,36%); và trình độ phát triển thấp nhất là về kinh tế đạt 46,75% (năm 2010 đạt 22,72%). Cụ thể như sau:
Bảng 10 cho thấy, đến năm 2019 trình độ phát triển về kinh tế của nước ta mới đạt 46,75% so với điểm chuẩn, vì vậy giai đoạn 2020-2045, kinh tế sẽ là lĩnh vực nước ta cần phải ưu tiên tập trung đầu tư để có thể tăng tốc nhanh hơn, trong đó cần tập trung đầu tư ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các ngành kinh tế có lợi thế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng nhanh thu nhập cho người lao động, từ đó tăng mức thu nhập của hộ bình quân (đến năm 2019 mới chỉ đạt 25,91% mức chuẩn cần đạt); đẩy mạnh đô thị hóa (đến năm 2019 mới đạt 43,03%) và Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới (đến năm 2019 mới đạt 59,78%).
Về xã hội, đến năm 2019 nước ta cũng mới chỉ đạt 72,50% so với điểm chuẩn nước phát triển. Để nâng cao chỉ số phát triển xã hội trong thời gian tới nước ta cần tập trung đầu tư để tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế trong nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động phù hợp với nhu cầu của các nước trên thế giới.
Về môi trường, đến năm 2019 nước ta đạt 96,92% điểm chuẩn cần đạt. Tuy nhiên để giữ vững và tiếp tục nâng cao chỉ số phát triển môi trường, nước ta cần phải tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, nhất là cho hoạt động quản lý, trồng và bảo vệ rừng; bảo vệ nguồn nước và cung cấp đủ nước hợp vệ sinh đáp ứng cho nhu cầu cho sinh hoạt của người dân trong cả nước, nhất là cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Số liệu các bảng trên đây cũng cho thấy, sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng có xu hướng ngày càng tăng. Chênh lệch trình độ phát triển giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2010 là 21,5 điểm, đến năm 2019 mức chênh lệch là 31,74 điểm (tăng 10,24 điểm). Vì vậy trong giai đoạn tới Đảng, Nhà nước cần tiếp tục quan tâm có chính sách và ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho vùng kém phát triển để sớm thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
TS. Nguyễn Huy Lương
Chủ tịch Hội Thống kê tỉnh Phú Thọ
TÀI LIỆU THAM KHẢO