Sách hay: Asean key figures 2020

09/07/2021 - 09:52 AM
Tiếp nối thành công của hai phiên bản trước, với sự hợp tác của tất cả các thành viên của Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN, tháng 12/2020 Ban Thư ký ASEAN (ASEANstats) tiếp tục giới thiệu ấn phẩm “ASEAN Key Figures 2020”- Các con số chủ yếu của ASEAN năm 2020, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển của khu vực ASEAN và các quốc gia thành viên ASEAN (AMS). Ấn phẩm này cũng cho thấy sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế của khu vực.
n phẩm “ASEAN Key Figures 2020” có 82 trang, được chia thành 8 chương bao gồm các nội dung: Dân số; Giáo dục; Y tế; Nghèo đói, bất bình đẳng và phát triển con người; Lao động; Kinh tế; Thương mại quốc tế và đầu tư; Vận tải, du lịch và thông tin liên lạc với rất nhiều biểu đồ biểu thị các số liệu thống kê.
 
1. Dân số
 
Về quy mô và cấu trúc, trong giai đoạn 1980-2019, quy mô dân số toàn khu vực ASEAN tăng gần 2 lần, từ 355,2 triệu người lên 655,9 triệu người, do sự gia tăng tự nhiên cũng như sự mở rộng thành viên với sự gia nhập của Brunei năm 1984, Việt Nam năm 1995, CHDCND Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999. Giai đoạn này, mỗi năm dân số khu vực ASEAN tăng trung bình 1,3%. Indonesia là quốc gia đông dân nhất trong số 10 quốc gia thành viên, có dân số chiếm hơn 1/3 tổng dân số toàn khu vực ASEAN, và cũng là quốc gia đông dân thứ 4 trên toàn thế giới. Brunei có số dân thấp nhất, chiếm dưới 1% tổng dân số ASEAN. Singapore là quốc gia có mật độ dân cư đông dân nhất ASEAN với 7.923 người/km2.

Cơ cấu tuổi của dân số ASEAN có sự thay đổi đáng chú ý, dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tháp dân số theo thời gian, cho thấy quá trình chuyển đổi nhân khẩu học đang diễn ra, liên quan đến mức sinh giảm và mức độ tử vong trong AMS. Tỷ trọng dân số thanh niên từ 0-19 tuổi trong tổng dân số khu vực có xu hướng giảm, từ 42,0% năm 2000 xuống còn 33,3% năm 2019, dù cho số lượng tuyệt đối tăng lên. Ngược lại, tỷ trọng người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng từ 4,9% năm 2000 lên 7,1% vào năm 2019.

Hình 1: Tháp dân số khu vực ASEAN, năm 2000 và năm 2019
Sách hay: Asean key figures 2020

Bên cạnh đó, tổng tỷ suất sinh (TFR) đang giảm dần theo thời gian trong tất cả 10 AMS, ngoại trừ Indonesia và Myanmar. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở ASEAN đã giảm đáng kể trong giai đoạn 1985-2018, từ 86,3 trường hợp tử vong trên 1.000 ca sinh sống vào năm 1985 xuống còn 27,7 trường hợp tử vong trên 1.000 ca sinh sống vào năm 2018. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giữa các AMS. Tuổi thọ trung bình ở ASEAN đạt 72,1 tuổi vào năm 2019, tăng đáng kể so với tuổi thọ trung bình 61,1 tuổi của năm 1980.
 
2. Giáo dục
 
Đây là vấn đề được coi trọng trong chương trình nghị sự phát triển của ASEAN, có ý nghĩa đóng góp vào phúc lợi chung và các kết quả kinh tế - xã hội. Phần lớn AMS đã đạt được tỷ lệ người lớn biết chữ tương đối cao, ở mức trên 94% vào năm 2018, trong đó Singapore có mức cao nhất là 97,3%, tiếp theo là Brunei 97,1%, Philippines 96,4% và Indonesia 95,7%. Các AMS cũng đạt được kết quả trên trong việc đảm bảo giáo dục tiểu học. Ở tất cả AMS đều có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiểu học nhập học đúng độ tuổi là trên 90% vào năm 2018. Bruney là quốc gia có tỷ lệ này cao nhất 100%. Tỷ lệ học sinh - giáo viên trong cấp học giáo dục tiểu học và giáo dục trung học ở các quốc gia cũng được cải thiện trong thập kỷ qua.
 
3. Y tế

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi đạt trên 90% ở các quốc gia Bruney, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tại các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Myanmar có tỷ lệ này tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015-2018. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) cũng có sự cải thiện tương tự.
 
Tiếp cận với nước uống an toàn và điều kiện vệ sinh được cải thiện là những yếu tố cần thiết trong đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Năm 2019, toàn bộ dân số của Brunei và Singapore được tiếp cận với nước uống an toàn, trong khi ở Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines, tỷ lệ dân số được tiếp cận với nước uống an toàn tương ứng là 99,9%, 96,5%, 96,3% và 92,0%. Campuchia và Indonesia có tỷ lệ dân số được tiếp cận với nước uống an toàn được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ này của Campuchia từ 51,0% năm 2005 tăng lên 64,8% năm 2017 và ở Indonesia từ 43,0% năm 2005 tăng lên 89,3% năm 2019.
 
Đối với việc tiếp cận điều kiện vệ sinh, Singapore là quốc gia duy nhất có 100% dân số được tiếp cận với điều kiện vệ sinh được cải thiện vào năm 2019. Trong khi đó ở các quốc gia Brunei, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam là trên 90%; Thái Lan có tỷ lệ đạt mức 99,9%.
 
4. Nghèo đói, bất bình đẳng và phát triển con người
 
Trong giai đoạn 2005-2018, các AMS đã nỗ lực giảm tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia. Theo thống kê, quốc gia có tỷ lệ nghèo giảm nhiều nhất là Myanmar, với mức giảm 23,4 điểm phần trăm trong giai đoạn này. Campuchia, Thái Lan và Lào cũng có mức giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 19,5; 16,9 và 15,2 điểm phần trăm. Các quốc gia Việt Nam, Philippines và Indonesia có tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1%, 26,0% và 16,0% năm 2005 xuống 6,8%, 16,7% và 16,0% vào năm 2018.
 
Về bất bình đẳng trong thu nhập, năm 2018, Campuchia có hệ số bất binh đẳng trong thu nhập (Gini) thấp nhất với 0,29; tiếp theo là Myanmar ở mức 0,30. Trong giai đoạn 2005-2018, Indonesia và CHDCND Lào có sự gia tăng đáng kể bất bình đẳng thu nhập, trong khi ở Campuchia, Malaysia, Singapore và Thái Lan lại có xu hướng giảm.
 
Về chỉ số phát triển con người (HDI), năm 2018, Singapore, Brunei và Malaysia nằm trong nhóm các quốc gia có HDI rất cao, trong khi Thái Lan nằm trong nhóm cao và 6 quốc gia thành viên còn lại thuộc nhóm có HDI ở mức trung bình. Đánh giá cả giai đoạn 2000-2018, tất cả AMS đều có sự cải thiện về HDI, trong đó Campuchia có mức tăng cao nhất là 22,4%, với chỉ số HDI tăng từ 0,412 năm 2000 lên 0,518 năm 2018. Brunei và Malaysia có mức tăng thấp nhất, lần lượt là 3,2% và 10,9%.
 
5. Lao động
 
Trong giai đoạn 2005-2019, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LFPR) trong các nước AMS tương đối ổn định. Các quốc gia Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Singapore có LFPR dao động từ 61,3% đến 71,4%; các quốc gia Campuchia, Thái Lan và Việt Nam có LFPR cao hơn, từ 67,5% đến 84,4%. Riêng Lào là quốc gia có sự thay đổi lớn về LFPR, giảm từ 82,8% năm 2005 xuống còn 64,1% năm 2017.

Trong năm 2020, chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ AMS đã phải thực hiện một số chính sách để hạn chế và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Điều này cũng đả ảnh hưởng đến số lượng người tham gia vào lực lượng lao động.
 
Giai đoạn 2005-2019, tỷ lệ thất nghiệp ở tất cả các AMS tương đối thấp. Năm 2019, tỷ lệ này thấp nhất ở Thái Lan (1,0%) và Việt Nam (2,2%); tiếp theo là Singapore (3,1%) và Malaysia (3,3%). Indonesia có tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 5,3% trong năm 2018 và 2019, trong khi Brunei lại có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với 6,8%.

6. Kinh tế
 
Năm 2019, tổng GDP của 10 quốc gia thành viên ước đạt 3,2 nghìn tỷ USD, đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, sau Mỹ (21,4 nghìn tỷ USD), Trung Quốc (14,4 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (5,1 nghìn tỷ USD) và Đức (3,9 USD nghìn tỷ). Tổng GDP của khu vực vào năm 2019 đã tăng gấp 2 lần so với năm 2008 (1,6 nghìn tỷ USD) và gần gấp 5 lần giá trị năm 2000 (0,6 nghìn tỷ USD).

GDP bình quân đầu người của ASEAN cũng có xu hướng tăng, ước đạt 4.827,4 USD năm 2019, cao hơn mức 3.313,6 USD của năm 2010 và tăng gấp 4 lần so với năm 2000 (1.200,3 USD).

Indonesia là quốc gia có GDP chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP của khu vực trong năm 2019 với 35,4%, tiếp theo là Thái Lan (17,2%), Philippines (11,9%) và Singapore (11,8%). Singapore và Brunei là 2 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất trong năm 2019, và đạt lần lượt là 65,2 nghìn USD và 29,3 nghìn USD. 

Trong giai đoạn 2000-2019, GDP bình quân đầu người tăng trong tất cả các AMS, đặc biệt là Lào là quốc gia có GDP bình quân đầu người tăng cao nhất, 696,5% trong cả giai đoạn, tiếp theo là Myanmar (572,0%) và Việt Nam (502,4%).

GDP thực tế của khu vực ASEAN có mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2000-2019, với mức trung bình tăng trưởng hàng năm là 5,7%. Trong số AMS, Myanmar, CHDCND Lào và Campuchia ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế cao nhất với mức tăng trưởng trung bình hàng năm lần lượt là 13,2%, 7,7% và 7,6%.

Dịch bệnh Covid-19 đã có sự tác động đáng kể đến tăng trưởng GDP của các nước ASEAN trong quý I và II năm 2020. Theo số liệu thống kê có được của 7 quốc gia thành viên, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho nhiều nước có tăng trưởng âm trong quý II/2020, như Malaysia (-17,1%), Philippines (-16,5%), Singapore (-13,2%) và Thái Lan (-12,2%), tiếp theo là Indonesia (-5,3%). Chỉ có Việt Nam và Brunei có tốc độ tăng trưởng tích cực với lần lượt là 0,4% và 2,8%.


Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của 7 quốc gia thành viên ASEAN

Sách hay: Asean key figures 2020 1

7. Thương mại và quốc tế và đầu tư

Tổng giá trị thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của khu vực ASEAN đã tăng đáng kể trong những năm qua, riêng năm 2019 đạt giá trị lần lượt là 2,8 nghìn tỷ USD và 844,6 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực năm 2019 lên tới 160,6 tỷ USD.
 
Như vậy, với trên 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2019, tổng thương mại hàng hóa khu vực ASEAN đã tăng gấp 4 lần trong vòng 20 năm. Trong đó cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng đều đặn cho đến năm 2018, trừ năm 2009 và năm 2015-2016. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, tăng trưởng thương mại hàng hóa ghi nhận mức giảm nhẹ so với năm 2018 là -0,3% và sự sụt giảm đã tiếp tục diễn ra trong năm 2020, do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
 
Trong 14 năm qua (2005-2019), tổng thương mại dịch vụ của ASEAN đã tăng hơn 3 lần từ 252,2 tỷ USD lên 844,6 tỷ USD. Tính riêng tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của ASEAN tăng gần 4 lần, từ 112,5 tỷ USD lên 444,8 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của ASEAN tăng tăng gần 3 lần từ 139,6 tỷ USD lên 399,8 tỷ USD.
 
Trong hai thập kỷ qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN có xu hướng gia tăng, từ 21,8 tỷ USD năm 2000 lên 160,6 USD tỷ vào năm 2019. Năm 2019, khu vực dịch vụ tiếp tục là khu vực nhận được nhiều nhất dòng vốn FDI với tỷ trọng lên tới 57,3%
 
8. Vận tải, du lịch và thông tin liên lạc

Những năm qua, ASEAN đã cải thiện đáng kể tổng chiều dài đường bộ, từ dưới 1,2 triệu km vào năm 2006 đến hơn 2,1 triệu km trong 2019. Năm 2019, toàn khu vực có tổng lượng xe cơ giới đăng ký là 243,9 triệu chiếc, tăng 193,5% so với năm 2005, bình quân tăng 8,0%/năm.
 
Năm 2019, tổng số hành khách hàng quốc tế đi bằng đường hàng không đến các quốc gia thành viên ASEAN đã tăng gấp 3 lần so năm 2005. Thái Lan là quốc gia đón số lượng hành khách quốc tế đi bằng đường hàng không nhiều nhất với 81,4 triệu khách, tiếp đến là Singapore (64,9 triệu), Malaysia (52,2 triệu) và Indonesia (37,3 triệu).
 
Năm 2019, số người đăng ký Internet ở các nước thành viên là 57,6/100 người dân, gấp 7 lần so với con số năm 2005. Các quốc gia Brunei, Singapore và Malaysia có mức độ phủ sóng sử dụng Internet rất cao với 95,0; 88,9 và 84,2 người đăng ký trên 100 người dân./.
Bích Ngọc (tổng hợp)

 
4 lần trong vòng 20 năm. Trong đó cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng đều đặn cho đến năm 2018, trừ năm 2009 và năm 2015-2016. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, tăng trưởng thương mại hàng hóa ghi nhận mức giảm nhẹ so với năm 2018 là -0,3% và sự sụt giảm đã tiếp tục diễn ra trong năm 2020, do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
 
Trong 14 năm qua (2005-2019), tổng thương mại dịch vụ của ASEAN đã tăng hơn 3 lần từ 252,2 tỷ USD lên 844,6 tỷ USD. Tính riêng tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của ASEAN tăng gần 4 lần, từ 112,5 tỷ USD lên 444,8 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của ASEAN tăng tăng gần 3 lần từ 139,6 tỷ USD lên 399,8 tỷ USD.
 
Trong hai thập kỷ qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN có xu hướng gia tăng, từ 21,8 tỷ USD năm 2000 lên 160,6 USD tỷ vào năm 2019. Năm 2019, khu vực dịch vụ tiếp tục là khu vực nhận được nhiều nhất dòng vốn FDI với tỷ trọng lên tới 57,3%
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top