29/08/2019
20/08/2019
Năm 2018 là một năm thắng lợi đối với thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt tới con số kỷ lục 40,02 tỷ USD, đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 15 thế giới về giá trị xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Việt Nam lại được đánh giá là thiếu bền vững bởi nông sản xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch, thường gặp rủi ro cao. Nhằm hướng tới phát triển bền vững, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản thì xuất khẩu chính ngạch mới là lựa chọn tất yếu mà ngành Nông nghiệp đang nỗ lực hướng đến.
12/08/2019
Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thanh toán điện tử cao nhất thế giới với tốc độ khoảng 35% mỗi năm; điều này dẫn tới sự phát triển nhanh chóng và sôi động của các loại hình thương mại điện tử, trong đó ví điện tử đang là“công cụ” tài chính được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2017 trở lại đây, với xu hướng chuyển đổi số, hình thức thanh toán số thông qua ví điện tử đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ; sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, cùng những chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn đã thu hút người dùng, đồng thời làm thay đổi tư duy mua sắm của người Việt.
16/07/2019
Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, trong những năm vừa qua, Chính phủ đã dành nhiều nguồn lực hơn cho việc phát triển bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, chính sách y tế chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện theo hướng ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng; giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe... cho người dân.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phải đối phó với nhiều loại dịch bệnh trên gia súc như: Lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh… Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam và bùng phát nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như phá vỡ kết cấu của cả ngành chăn nuôi. Đến thời điểm hiện nay, nhờ sự quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, tốc độ lây lan của dịch tả lợn châu Phi đã chững lại. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì cần có những giải pháp mang tính lâu dài nhằm kiểm soát dịch bệnh trên gia súc hiệu quả.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Nam Bộ là vùng trồng cây ăn trái trọng điểm của cả nước với diện tích khoảng 415,8 nghiÌn ha, sản lượng 4,3 triệu tấn. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là vựa trái cây lớn nhất của vùng và cả nước, với 288,3 nghiÌn ha cây ăn trái (chiếm gần 40% diện tích trồng cây ăn trái cả nước), sản lượng đạt hõn 3 triệu tấn (khoảng 60% sản lượng cả nước), đa dạng chủng loại, đươc giao thương khắp các tỉnh thành và xuất khẩu ra nước ngoài. Nâng cao giá trị xuất khẩu, sản xuất và xuất khẩu cây ăn trái theo quy hoạch hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng… đang được coi là mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của ĐBSCL.
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những bước phát triển tích cực, các cơ sở chế biến nông sản xuất hiện ở nhiều thành phần kinh tế, quy mô khác nhau và sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chế biến nông sản vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, giá trị thu được từ các mặt hàng chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng.
Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch, phát triển ngành muối, chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cải tạo các đồng muối hiện có, tạo điều kiện để diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập. Nhiều mô hiÌnh sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế đã được nhân rộng… Tuy nhiên, trước sự biến đổi ngày càng khắc nghiệt của thời tiết, thị trường và những yêu cầu trong quá trình hội nhập và phát triển, ngành sản xuất muối của nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
11/06/2019
Hiện nay, rất nhiều cơ quan thống kê quốc gia của các nước đang triển khai nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu lớn để sản xuất số liệu thống kê chính thức. Một số nước đã xây dựng chiến lược về dữ liệu lớn (Big data strategy) như: Trung quốc, Đan mạch, Phần Lan, Ý, Nhật, Bồ Đào Nha, Romania, Serbia, Thụy Điển, Anh quốc, đặc biệt là triển khai các dự án thống kê chính thức sử dụng dữ liệu lớn để xử lý các vấn đề có liên quan đến giá. Nhận thức được tiềm năng trong việc khai thác dữ liệu lớn, nhóm tác giả thực hiện đề tài “Khai thác dữ liệu lớn trong việc tính chỉ số giá tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu sử dụng công nghệ Web Scraper và các công nghệ tiên tiến khác để thu thập thông tin giá từ 28 trang web trực tuyến lớn và có uy tín để tính chỉ số giá tiêu dùng của thành phố Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy các số liệu được thu thập, tổng hợp khá phù hợp với diễn biến thực tế và xu hướng thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như không chênh lệch nhiề
Kể từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2011 đến nay, có thể nói xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, lan tỏa trong cả nước và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến tháng 3/2019, cả nước đã có 4.144 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 306 xã so với cuối năm 2018. Có được kết quả đó là nhờ cách làm sáng tạo của nhiều địa phương, điển hình là việc xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tại nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đồng Nai, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Quảng Ngãi…
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!