Thời sự - Chính trị

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước nhìn từ kết quả TĐT kinh tế năm 2017

04/06/2019

Doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trụ cột của nền kinh tế nước ta. Đây là lực lượng có tiềm lực mạnh về tài chính, nắm giữ tài nguyên, đất đai, có lượng lớn đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp giúp thành phần kinh tế này dẫn dắt và tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.

Sức bật của ngành công nghiệp nội dung số

04/06/2019

Nội dung số là ngành công nghiệp giao thoa giữa 3 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung, với nhiều mảng sản phẩm đa dạng như: Tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, giải trí số (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), thương mại điện tử… Đây là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, là động lực và phương tiện để đẩy nhanh quá trình tiến tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Mặc dù xuất hiện tại Việt Nam từ cuối thế kỷ trước song ngành công nghiệp nội dung số (CNNDS) có bước phát triển rõ nét bắt đầu từ năm 2007. Đến nay, thị trường công nghiệp nội dung số khá sôi động, đem lại doanh thu không nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này và vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

04/06/2019

Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.600 km, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam trong hội nhập và giao thương quốc tế. Trong quá trình phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm vị trí quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Để hàng hóa lưu thông qua các cảng biển thuận lợi, hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình vận chuyển này đã ra đời nhằm giảm thời gian, giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa… Dịch vụ hỗ trợ vận tải biển là một trong những phân ngành của dịch vụ vận tải biển, thuộc ngành dịch vụ vận tải, một trong 12 ngành dịch vụ Việt Nam cần thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Học hỏi những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp Việt nam phát triển các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển có hiệu quả và bền vững hơn.

Thủy sản Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu từng bước xây dựng thương hiệu

04/06/2019

Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hiện nay thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu vào hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch mỗi năm đạt trên 8 tỷ USD. Dù vậy, khi đến với người tiêu dùng quốc tế, phần lớn sản phẩm thủy sản của nước ta lại gắn tên tuổi, nhãn mác của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của ngành hàng này. Để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, vấn đề cấp bách hiện nay là tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam, coi đây là chìa khóa cho ngành thủy sản phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

Doanh nghiệp vận tải nội địa Bài toán nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ

04/06/2019

Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với việc hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia các liên minh kinh tế, do vậy nhu cầu vận chuyển, xuất - nhập khẩu hàng hóa không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Song, để đáp ứng được nhu cầu vận tải trong xu thế phát triển kinh tế, đồng thời, tận dụng những nguồn lực trong nước để giảm nhập siêu dịch vụ vận tải, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam đang đứng trước những bài toán hóc búa cần đi tìm lời giải.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017

04/06/2019

Cùng với quá trình hội nhập và sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh và phát triển. Đối với mỗi ngành nghề và mỗi đơn vị, việc ứng dụng CNTT có những mục đích và nhu cầu khác nhau, song về cơ bản đã giúp cho công việc quản lý, vận hành hoạt động của mỗi đơn vị đạt hiệu quả cao, qua đó tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân sự. Chính vì vậy, ngày càng nhiều đơn vị lựa chọn ứng dụng các giải pháp CNTT trong việc điều hành hoạt động xem đây là một biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và từng bước hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Số liệu thống kê từ cuộc Tổng điều tra Kinh tế 2017 đã phản ánh tổng thể bức tranh tình hình ứng dụng CNTT của các đơn vị thời gian qua.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Ấn Độ và bài học cho Việt Nam

03/06/2019

Những năm gần đây, Ấn Độ được biết đến là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển vượt trội nhờ những thay đổi trong chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất của Chính phủ nước này. Việc nghiên cứu chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Ấn Độ sẽ giúp rút ra những bài học cho Việt Nam.

Những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

03/06/2019

Tháng 6/2013, Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được phê duyệt theo Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một bước đi cụ thể hóa trong thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng” của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Mặc dù trong thời gian hơn 5 năm thực hiện Đề án (2013-2018), bối cảnh quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, song dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương, đặc biệt là với sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp, cũng như sự cố gắng vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất; hiệu quả hoạt động của ngành và thu nhập người dân nông thôn ngày càng được nâng lên

Ngành cá tra Việt Nam giữ vững đà tăng trưởng

03/06/2019

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, ngành cá tra Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017. Để giữ vững đà tăng trưởng và phát triển bền vững trong năm 2019, toàn ngành đang tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng ngành hàng từ khâu giống, cá tra nguyên liệu đến sản phẩm chế biến…

Quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển

03/06/2019

Với sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, chất lượng và nhu cầu cuộc sống của con người ngày một tăng lên đã khiến cho khối lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, cũng như CTR công nghiệp ở tất cả các quốc gia ngày một tăng. Chất thải rắn đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc thu gom, quản lý và xử lý CTR luôn là vấn đề cấp bách được các quốc gia chú trọng các biện pháp xử lý.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top