03/06/2019
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá sẽ mang tới nhiều cơ hội tích cực cho thủy sản Việt Nam. Để những cơ hội trở thành lợi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã và đang chuẩn bị những bước tiến riêng đón CPTPP.
Năm 2018 được cho là một năm thành công lớn của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, với nhiều dấu ấn thể hiện qua việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Bước sang năm 2019, ngành Gỗ Việt Nam đang tiếp tục từng bước tận dụng cơ hội để bứt phá, đảm bảo đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Năm 2018 đi qua đã ghi dấu nhiều thành tựu ứng dụng công nghệ (vận hành Hệ tri thức Việt số hóa, phần mềm tính cước thời gian thực vOCS 3.0…), góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Với sức nóng của thị trường trong nước và cuộc đua công nghệ giữa các quốc gia trong xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), Việt Nam có tham vọng về một đất nước công nghệ cao và đưa các sản phẩm công nghệ của Việt Nam ra thị trường thế giới. Năm 2019 hứa hẹn rất nhiều cơ hội đầu tư, chính sách ưu đãi để phát triển doanh nghiệp công nghệ (DNCN) và DNCN cao Việt Nam nhằm hiện thực hóa khát vọng này.
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (viết tắt là SCOLI) là chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Chỉ số SCOLI phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, trợ cấp khó khăn, trợ cấp tiền lương. Đồng thời, chỉ số này còn là cơ sở để tính Chỉ số phát triển con người (HDI), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo sức mua tương đương. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số SCOLI để đánh giá tính cạnh tranh liên quan đến giá, thị phần, chi phí sản phẩm; các cá nhân có thể sử dụng chỉ số SCOLI để thương lượng về mức tiền công và xem xét khả năng di cư giữa các tỉnh…
Cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã thực thi, năm 2019 là năm đánh dấu mốc quan trọng khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực và hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, các hiệp định thương mại tự do này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu Việt nam trong năm 2019.
02/06/2019
Hệ thống chính sách trong phát triển chuyển đổi HTX kiểu cũ sang kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 sau 4 năm cho thấy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật cơ bản đã được ban hành đồng bộ. Các hoạt động triển khai và văn bản bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển kinh tế tập thể được các địa phương quan tâm, tổ chức thực hiện hiệu quả. Công tác hướng dẫn, triển khai thi hành Luật được thực hiện sâu rộng trên cả nước, định hướng hoạt động các HTX theo đúng xu thế và bản chất phục vụ thành viên, không hạn chế quy mô và sự phát triển. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, HTX bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX phát triển. Công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể ngày càng được quan tâm, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX dần được kiện toàn.
Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) đạt được nhiều kết quả nhất định, số lượng lao động tăng dần theo từng năm, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp. Với mức thu nhập tốt, nhiều lao động sau khi đi XKLĐ về nước đã có cuộc sống tốt hơn. Năm 2019, thị trường XKLĐ tiếp tục hứa hẹn là một năm khởi sắc. Hàng loạt thị trường việc làm tốt, thu nhập cao tiếp tục được mở với lao động Việt Nam.
Với vai trò quan trọng là cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch, thời gian qua hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành đang góp phần quảng bá thông tin, hình ảnh các điểm du lịch, tác động tới việc lựa chọn điểm đến của du khách, đồng thời, các doanh nghiệp này cũng phối hợp với các ngành dịch vụ khác (nhà hàng, khách sạn…) tạo thành “gói” sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp lữ hành thời gian qua đã có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của ngành du lịch, tuy nhiên, hoạt động của khối doanh nghiệp này vẫn tồn tại những bất cập, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/ QĐ-TTg ngày 18/3/2016, điện than vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia. Theo đó, đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than khoảng 26.000 MW, chiếm hơn 49% điện sản xuất; năm 2025 đạt khoảng 47.600 MW, chiếm 55% điện sản xuất; năm 2030 đạt khoảng hơn 55.000 MW, chiếm hơn 53%. Như vậy, trong thời gian tới, nhiệt điện than sẽ là điểm nóng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dự kiến đến năm 2030, số lượng nhà máy nhiệt điện than sẽ tăng lên gấp 3-4 lần con số hiện nay.
Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất da giày, sau Trung Quốc và Indonesia nhưng lại đứng thứ hai về tỷ trọng xuất khẩu da giày với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm. Riêng năm 2018 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành Da giày đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2017. Năm 2019, một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) dự kiến sẽ ký và có hiệu lực như EVFTA, CPTPP… cùng với những FTA tiềm năng, FTA đã ký và có hiệu lực trước đó, ngành Da giày Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức chờ đón phía trước.
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!