20/05/2019
Trong những năm gần đây, công tác điều hành, kiểm soát lạm phát của nước ta rất thành công với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá. Công tác dự báo được tăng cường, khá sát với biến động của từng tháng. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực và chủ động trong triển khai công tác quản lý, điều hành giá, phối hợp kịp thời giữa các cơ quan như: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để đề xuất với Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá các kịch bản điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng dầu, điện… phù hợp trong từng giai đoạn.
Năm 2018, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam khá sôi động và đạt kết quả ấn tượng với tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu ước đạt 482,2 tỷ USD, tăng 12,6%. Trong đó, xuất khẩu đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% và nhập khẩu ở mức 237,5 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2017. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính thặng dư tới 7,2 tỷ USD, cao hơn khá nhiều so với mức 2,1 tỷ USD của năm 2017 và cao nhất từ trước tới nay. Điều đó đã đưa hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2018 đạt dấu mốc kỷ lục về thặng dư thương mại hàng hóa.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đóng góp vào thành tựu đó phải kể đến vai trò không nhỏ của khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực... Tuy nhiên bên cạnh vai trò tích cực, ĐTNN cũng đã và đang tạo ra những hạn chế, bất cập, như: Ô nhiễm môi trường, khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên, nhập khẩu công nghệ lạc hậu... Những hạn chế này đã làm cho hiệu quả ĐTNN đối với nền kinh tế chưa cao và thiếu bền vững.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7% ). Trong đó, khu vực công nghiệp xây dựng có mức đóng góp cao nhất, tới 48,6% (riêng ngành công nghiệp là 39,5%). Điều này khẳng định công nghiệp là một trong những ngành quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta hiện nay.
Những năm qua, đội ngũ doanh nghiệp đã có những thay đổi về chất, ngày càng thể hiện tính năng động, linh hoạt phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển. Với sự tự tin và ý chí kinh doanh cao, các doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả kinh doanh tích cực. Trong đó, một số doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả cuộc Tổng Điều tra kinh tế 2017 (TĐTKT) của Tổng cục Thống kê đã phản ánh tổng thể bức tranh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016.
Công nghệ tài chính (financial technology - Fintech) là lĩnh vực tận dụng những sáng tạo, đổi mới trong công nghệ nhằm cung ứng các giải pháp, dịch vụ tài chính đa dạng, hiệu quả và tiện lợi với chi phí thấp hơn so với dịch vụ tài chính truyền thống. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền tảng công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh, mạng xã hội, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, blockchain… Fintech đang phát triển sâu rộng, tạo nên kỷ nguyên mới cho ngành tài chính toàn cầu. Làn sóng Fintech cũng đang lan tỏa mạnh mẽ tại Việt Nam, làm thay đổi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành tài chính trong nước.
Xây dựng chuỗi giá trị là giải pháp cốt lõi nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây cũng là giải pháp phù hợp với xu thế và định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Việt Nam.
16/05/2019
Được coi là xương sống cho sự phát triển công nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước, song đến nay, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới chỉ sản xuất ở giai đoạn hạ nguồn, chưa phát triển được chuỗi sản xuất trong nước và quốc tế. Để Việt Nam trở thành “công xưởng lớn” của thế giới và là điểm tựa cho nhiều tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh tại khu vực và trên toàn cầu, trong thời gian tới, ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải đổi mới nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!