Thống kê giới - Một số kết quả cơ bản

20/05/2019 - 08:52 AM
  1. Dân số
Năm 2016, dân số Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 8 trong khu vực châu Á và xếp thứ 15 trên thế giới. Theo kết quả “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2016”, tính tới thời điểm ngày 1/4/2016, tổng dân số của Việt Nam đạt hơn 92,4 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với thời điểm 1/4/2015, với hơn 45,5 triệu nam giới chiếm 49,2% và gần 47 triệu nữ giới chiếm 50,8%. khoảng 34,3% dân số sống khu vực thành thị và 65,7% dân số sống khu vực nông thôn. Dân số thành thị đang ngày một tăng lên, trong khoảng từ năm 2010 - 2016 dân số thành thị tăng 5,8 triệu người, dân số sống nông thôn có xu hướng giảm đi. Trong đó, đáng chú ý dân số nữ sống tại thành thị có xu hướng tăng nhanh hơn dân số nam.
 
Năm 2016, Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu“dân số vàng”, với nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi đạt 63 triệu người, chiếm 68% tổng dân số, so với năm 2015 nhóm dân số này tăng thêm 0,4 triệu người và trong vòng 7 năm (2010-2016), nhóm dân số này đã tăng thêm 3,6 triệu người. Đây được xem là nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế đất nước.

 
Hình 1: Dân số theo tuổi và giới tính
                                                                                                                       
                                                                                                                           (Đơn vị: Triệu người)
THỐNG KÊ GIỚI - MỘT SỐ KẾT QUẢ CƠ BẢN
  1. Gia đình
Theo các nhà nghiên cứu, chủ hộ là người có ảnh hưởng lớn đến điều kiện kinh tế, các quyết định chính, chịu trách nhiệm về các vấn đề quan trọng trong gia đình, trong khi đó theo số liệu thống kê có khoảng một phần tư (26,0%) số hộ ở Việt Nam có chủ hộ là nữ giới và 22,0% dân số sống trong hộ có chủ hộ là nữ. Tỷ lệ này có khác biệt rõ rệt giữa thành thị/nông thôn. Tại thành thị cứ 3 hộ gia đình có 1 hộ có chủ hộ là nữ (như vậy, gần một phần ba (33%) dân số thành thị sống trong hộ có chủ hộ là nữ). Trong khi đó, ở nông thôn cứ 5 hộ mới có 1 hộ chủ hộ là nữ và chưa đến một phần năm (17,1%) dân số nông thôn sống trong hộ có chủ hộ là nữ.
 
  1. Giáo dục
Năm 2016, tỷ lệ nữ có bằng thạc sĩ/tiến sĩ thấp hơn nam ở tất cả các phân tổ. Xét theo thành thị và nông thôn, tỷ lệ nữ có trình độ sau đại học ở thành thị hay nông thôn đều khoảng 40%, còn ở nam là khoảng gần 60%. Xét theo vùng, hầu hết các vùng tỷ lệ này giữa nam và nữ đều có sự chênh lệch rõ rệt. Duy chỉ có vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ này giữa nam và nữ là gần tương đương nhau (51,7% ở nam và 48,3% ở nữ).
 
                      Hình 3: Cơ cấu dân số có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong số người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ                      theo vùng và giới tính năm 2016
 
                                                                                                                     (Đơn vị: %)
THỐNG KÊ GIỚI - MỘT SỐ KẾT QUẢ CƠ BẢN 1
 
  1. Y tế
Tiếp cận chăm sóc sức khỏe đối với người dân Việt Nam trong các năm từ 2010 đến nay, luôn duy trìmức 40% người dân khám chữa bệnh tính trong vòng 12 tháng. Theo số liệu thống thể nhận thấy phụ nữ sử dụng dịch vụ y tế phổ biến hơn so với nam giới, năm 2016 43,5% phụ nữ có khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng, trong khi đó tỷ lệ nàynam 34,9%.
 
Hình 4: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh chia theo giới tính

                                                                                                                   (Đơn vị: %)
THỐNG KÊ GIỚI - MỘT SỐ KẾT QUẢ CƠ BẢN 2


 
  1. Lao động - Việc làm
Lực lượng lao động hàng năm tại Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2016. Năm 2016 đạt 54,5 triệu người, tăng 3,6 triệu người so với năm 2010. Trong đó, lao động nam là 28,1 triệu người và lao động nữ là 26,4 triệu người.
 
Năm 2016, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam gần như cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong đó, tỷ lệ này ở nữ giới là 72,5% thấp hơn của nam giới là 82,4%. Mức chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam giới và nữ giới là 9,9 điểm phần trăm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị. Năm 2016, chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam giới và nữ giới khu vực thành thị là 11,6 điểm phần trăm, khu vực nông thôn là 8,9 điểm phần trăm. Tỷ lệ này ở nữ giới khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị qua các năm.

 
Hình 5: Tỷ lệ lao động trong nền kinh tế theo giới tính, vị thế việc làm năm 2016
 
                                                                                                       (Đơn vị: %)
 THỐNG KÊ GIỚI - MỘT SỐ KẾT QUẢ CƠ BẢN 3
  1. Lãnh đạo - Quản lý
Với 26,8% đại biểu Quốc hội là nữ nhiệm kỳ 2016-2020, Việt Nam là một trong số ít nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%. Đáng lưu ý là số nữ đại biểu giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội có xu hướng tăng trong các khóa gần đây, đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên, dù tỷ lệ này tăng 2,4 điểm phần trăm so với nhiệm kỳ trước, nhưng vẫn cách mục tiêu Chiến lược đề ra 8,2 điểm phần trăm. Tương tự, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân mặc dù tăng liên tục qua các nhiệm kỳ nhưng cũng chưa đạt mức mong đợi. Cụ thể, ở cấp tỉnh, tỷ lệ này trong nhiệm kỳ 2016-2021 là 26,6%, tương ứng ở cấp huyện là 27,5%, cấp xã là 26,6%.
 
Hình 6. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các nhiệm kỳ

                                                                                                                        (Đơn vị: %)
THỐNG KÊ GIỚI - MỘT SỐ KẾT QUẢ CƠ BẢN 4

(Đơn vị: %)
T.H (Tổng hợp theo sách Thông tin Thống kê giới tại Việt Nam 2016 của Tổng cục Thống kê)
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top