Thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội

27/07/2020 - 09:34 AM
Trong sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là một xu hướng tt yếu và cần thiết. Tuy nhiên, vốn đầu tư phát triển dành cho sản xut NNUDCNC tại Hà Nội hiện nay còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần có những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực này.
 
 
Thực trng vốn đầu tư phát triển sn xuất NNUDCNC ca Hà Nội
 
Về đầu tư từ ngân sách nhà nước, thời gian qua, Hà Nội đã và đang quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dành nguồn lực đáng kể cho phát triển sản xut nông nghiệp, đặc biệt là sản xut NNUDCNC. Trong 5 năm gần đây, Hà Nội dành khoảng 107 nghìn tỷ đồng cho đầu tư công vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2019-2020, thành phố sẽ dành 204 tỷ dồng hỗ trợ cho chương trình nông nghiệp công nghệ cao; 233 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
 
Cùng với đó, Hà Nội phân bổ kinh phí dành cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) tăng lên qua các năm. Nguồn lực đầu tư cho phát triển KH&CN ngày càng đa dạng, nht là đầu tư từ ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có kết quả các nhiệm vụ về phát triển KH&CN. Năm 2017, trong số đề tài đã được nghiệm thu của Thành phố có 52% số đề tài khoa học triển khai công nghệ được thực hiện bằng đơn đt hàng.
 
Để phục vụ cho phát triển sản xut NNUDCNC, Hà Nội đã đầu tư để cải tạo và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi. Từ năm 2008 đến nay, đã có hơn 800 công trình thủy lợi được đầu tư cải tạo sửa chữa, nâng cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách Thành ph, với tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thủy lợi cũng đã sử dụng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, nâng cấp công trình thủy lợi. Tổng kinh phí này theo thống kê khoảng 458 tỷ đồng.
 
Thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Bên cạnh đó, với chủ trương hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng tiền trong phát triển NNUDCNC, Hà Nội sẽ tập trung tháo gỡ khóa khăn vcơ chế, chính sách... để có thể thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Ví dụ như, vvấn đề đt đai, tích tụ ruộng đt nông nghiệp dưới hình thức trang trại, cánh đồng lúa lớn. Hà Nội đã tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 01/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Lut Đt đai, Thông tư số 19/TT-BNNPTNT về quản lý sử dụng đt trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đt trồng lúa sang trồng cây lâu năm. Đây là cơ sở thuận lợi để Hà Nội triển khai quy hoạch các vùng sản xut NNUDCNC.
 
Về đầu tư của nước ngoài, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Với lợi thế về nguồn vốn, vkhoa học và công ngh, vkinh nghiệm và trình độ quản lý, FDI được kvọng giúp cho nhiều ngành ngh, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp phát triển hơn.
 
Ở Hà Nội dòng vốn FDI đã tạo được những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế. Hà Nội là 1 trong 3 địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nht với tổng số vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thy, dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng còn rt hạn chế. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2019, số dự án cấp mới của ngành Nông, Lâm và thủy sản là 16 dự án, với tổng vốn đầu tư là 72,96 triệu USD, chỉ chiếm 0,41% tổng số dự án và 0,44% tổng số vốn đầu tư FDI. Đặc biệt, vốn FDI công nghệ cao cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng FDI, khoảng 18% trong vốn FDI cho lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI công nghệ cao cho lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung một số ngành: Trồng hoa, rau, chế biến nông sản. Một số ngành như: Nghiên cứu sản xut giống cây trồng, sản xut thuốc thú y, sản xut thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ chưa có nhiều dự án công nghệ cao. Tuy nhiên, my năm gần đây, thành phố Hà Nội đã và đang xut hiện những dự án sản xut nông nghiệp thông minh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
 
V vốn từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân trong nước, hiện nay tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm 1,3% trong tổng số DN trên cả nước. Ở Hà Nội, số doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và thủy sản đang hot động có kết quả sản xut kinh doanh chỉ chiếm 0,39% và chiếm 0,23% về nguồn vốn. Trong đó chỉ có 129 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, 164 mô hình NNUDCNC trong các nhóm lĩnh vực trồng trt, chăn nuôi, thủy hải sản. Bên cạnh đó, Hà Nội đã quy hoạch 9 khu NNUDCNC và hệ thống các khu kinh tế hỗ trcó quy mô từ 200 ha đến 900ha/khu. Ngoài ra, thành phố còn có 141 mô hình liên kết sản xut giữa doanh nghiệp với nông dân, tạo đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao… Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xut nông nghiệp toàn thành ph. Có thể thy, những con số trên chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô.
 
Những khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư sn xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ở Hà Nội
 
Doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn chưa mặn mà với đầu tư sản xut NNUDCNC ở Hà Nội xut phát từ nhiều nguyên nhân:
 
Thứ nhất, Hà nội thiếu đt quy mô lớn. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải có diện tích đt lớn, ít nht 10 ha đất, còn khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần ít nht 100 ha và thời hạn sử dụng đt lâu dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa nhằm tăng năng sut lao động, giảm giá thành sản phẩm... Trên thực tế, một số doanh nghiệp đang cần huy động từ 100-150 ha, thậm chí một doanh nghiệp mới đây đăng ký đầu tư vùng trồng dược liệu cần quỹ đt từ 30-35 ha. Tuy nhiền, điều này rt khó thực hiện trên địa bàn Hà Nội.
 
Thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội 1
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Thứ hai, NNUDCNC là lĩnh vực cần có nguồn vốn đầu tư lớn, song việc tiếp cận vốn còn nhiều kkhăn về tài sản chế chấp, nhiều thủ tục phức tạp. Tài sản được thế chấp hiện vẫn giới hạn là quyền sử dụng đất, không tính đến tài sản gắn trên đt; Việc cấp giy chứng nhận quyền sử dụng đt gắn với quyền sở hữu tài sản trên đt còn quá chậm, thủ tục cấp giy chứng nhận DN NN ứng dụng CNC còn rt phức tạp. Bên cạnh đó, để dồn thiền đổi thửa của Hà Nội được thuận lợi thì cần thực hiện giải phóng mt bằng, giao đt sạch cho doanh nghiệp. Nhưng để làm được điều đó thì mức đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lên tới hàng chục tỷ đồng/ ha. Svốn này vượt quá khả năng ngân sách của địa phương và của nhiều doanh nghiệp.
 
Thứ ba, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng b. Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC và thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thủy lợi, khai thông dòng chy, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu... góp phần quan trọng đem lại hiệu quả cho sản xut nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế ở Hà Nội thì hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống xử lý môi trường ... chưa được đầu tư đồng b. Điều này tạo ra môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, làm cản trở các doanh nghiệp muốn đầu tư vào sản xut NNUDCNC.
 
Thứ tư, nguồn nhân lực cht lượng cao còn hạn chế. Để phát huy được hiệu quả của các công nghệ sử dụng, cần có các cán bộ có trình độ kỹ thut phù hợp để vận hành và chuyển giao kỹ thut công nghệ cho nông dân. Song trên thực tế, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của Hà Nội chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng để phát triển NNCNC. Hiện nay lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hà Nội là mt cân đối nghiêm trọng, cht lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển NNUDCNC.
 
Gii pháp thu hút vốn đầu tư phát triển sn xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ti Hà Nội
 
Vốn đầu tư cho sản xut NNUDCNC là yếu tố quyết định cht lượng và số lượng các mô hình NNUDCNC của Hà Nội. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNUDCNC đang là vấn đề quan trọng để hình thành vùng sản xut hàng hóa quy mô lớn, sản phẩm đt cht lượng cao, bảo đảm cht lượng phục vụ xut khẩu. Để khắc phục những hạn chế trên, Hà Nội cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển sản xut nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sau:
 
Một là, quy hoạch đất cho NNUDCNC. Hà Nội cần đy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất. Để tạo quỹ đt sạch cho DN, địa phương có thể sử dụng đến quỹ đt công đã được quy hoạch. Thu hồi những diện tích đt sử dụng không đúng mục đích, đt dự án bỏ hoang, đt không thực hiện đúng cam kết... để giao lại đt dài hạn cho DN ứng dụng CNC. Vận động người dân liên kết với doanh nghiệp, theo đó người dân góp đất, doanh nghiệp đầu tư, người dân được nhận vào công ty để đào tạo và làm việc. Bên cạnh đó, cần tiến tới xóa bỏ hạn điền, kéo dài thời hạn sử dụng đất.
 
Hai là, hỗ trợ sản xuất vvốn và kỹ thut. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xut vvốn, Thành phố có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đưa công nghệ cao vào sản xut nông nghiệp. Hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, thúc đy phát triển thêm nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0.
 
Đồng thời, tăng cường hỗ trợ việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng thí điểm cơ chế nghiên cứu khoa học do DN đt hàng, cùng đầu tư, nghiệm thu, sử dụng và thương mại hóa kết quả. Cần tập trung vào nghiên cứu khoa học, công nghệ để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, cht lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; bảo đảm an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch.
 
Ba là, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tăng chi ngân sách nhà nước để phục vụ phát triển sản xut nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hà Nội cần tập trung kinh phí cho phát triển cơ sở hạ tầng, khai thông huyết mạch giao thông, cần có hệ thống điện nước, hệ thống tưới tiêu,... một cách đồng bộ để ổn định để phục vụ sản xut nông nghiệp CNC.
 
Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Cần hoàn thiện hơn nữa về môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt cần cải thiện thủ tục hành chính, bỏ bớt thủ tục rườm rà, cải thiện môi trường kinh tế có liên quan trực tiếp đến phát triển NNCNC.
 
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ cho nông nghiệp CNC, như thực hiện các chính sách về hỗ trvốn, chính sách thuế, chính sách lãi suất,... Ngoài ra, cần đy mạnh các hot động trao đổi với DN nhằm nắm bt những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, những kkhăn, vướng mắc trong thực tiễn khi chính sách đi vào hot động. Qua đó kịp thời điều chỉnh để hoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp CNC.
 
Mt kc, tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển NNCNC. Đầu tư nâng cao cht lượng lao động thông qua các hot động đào tạo. Cần tập trung đầu tư xây dựng chương trình giảng dy gắn trực tiếp với ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở các bậc đại học và sau đại học. Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp./.
 
 
ThS. Vũ Thị Thúy Hằng
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top