Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022

29/06/2022 - 09:41 AM
Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm[1] sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo ở mức 3,6%, thấp hơn 0,8 điểm phần trăm. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo sẽ chậm lại và chỉ đạt mức 3%, thấp hơn 1,5 điểm phần trăm. Liên hợp quốc dự báo chỉ tăng trưởng 3,1%, điều chỉnh giảm 0,9 điểm phần trăm. Giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.

Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, ngày 08/01/2022  Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Triển khai các Nghị quyết trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt triển khai nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi có dịch. Sự kiện SEA Games 31 được tổ chức thành công tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch, văn hoá sôi động hơn, tạo cú hích cho phục hồi kinh tế.

Trên cơ sở đó, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa... Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022 như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021[2]. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%; khu vực dịch vụ tăng 8,56%, đóng góp 48,59%. Về sử dụng GDP quý II/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 4,57%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,88%.

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 5,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, đóng góp 48,33%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, đóng góp 46,60%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, sản lượng gỗ khai thác và xuất khẩu gỗ khởi sắc; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,97% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,95%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%, thấp hơn mức tăng 11,3% và tương đương mức tăng 9,63% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 2,58 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 3,65%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,60% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn mức tăng 0,49% và 3,92% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ của các năm 2014-2019[3]. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,58 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,94%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,13%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nhờ những giải pháp hiệu quả của ngành Nông nghiệp nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ mức tăng khá trong bối cảnh ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường từ đầu quý II/2022 và giá vật tư đầu vào tăng cao. Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ; chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ổn định; hoạt động khai thác và tiêu thụ gỗ có nhiều khởi sắc; nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu tăng. Tuy nhiên sản lượng thủy sản khai thác biển giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ. Sản lượng lúa đông xuân giảm do chuyển đổi diện tích đất trồng lúa và thời tiết không thuận lợi.

a) Nông nghiệp

Lúa đông xuân

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay đạt 2.992 nghìn ha, bằng 99,5% vụ đông xuân năm trước, trong đó: Các địa phương phía Bắc đạt 1.077,8 nghìn ha, bằng 99,2%; các địa phương phía Nam đạt 1.914,2 nghìn ha, bằng 99,7%. Diện tích lúa đông xuân năm nay giảm 14,8 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa, chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, các địa phương phía Bắc giảm 8,9 nghìn ha, các địa phương phía Nam giảm 5,9 nghìn ha.

Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân của cả nước ước đạt 66,7 tạ/ha, giảm 1,9 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 62,1 tạ/ha, giảm 2,3 tạ/ha; các địa phương phía Nam đạt 69,3 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha (đồng bằng sông Cửu Long đạt 70,8 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha). Năng suất lúa đông xuân năm nay giảm nhiều do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao nên người dân giảm mức sử dụng. Bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường, mưa to và ngập úng ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung từ cuối tháng 3 trở lại đây, xâm nhập mặn vào cuối vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm giảm năng suất lúa. Một số địa phương có năng suất lúa đông xuân giảm nhiều: Thừa Thiên - Huế đạt 45,5 tạ/ha, giảm 22,1 tạ/ha; Quảng Trị đạt 42,4 tạ/ha, giảm 18,6 tạ/ha; Phú Yên đạt 65,2 tạ/ha, giảm 12,6 tạ/ha; Cà Mau đạt 60,8 tạ/ha, giảm 4,4 tạ/ha; An Giang đạt 73,4 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha; Kiên Giang đạt 73,6 tạ/ha, giảm 2,6 tạ/ha.

Do diện tích gieo cấy và năng suất giảm nên sản lượng lúa đông xuân cả nước năm nay ước đạt 19,97 triệu tấn, giảm 661,3 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2021. Trong đó, miền Bắc đạt 6,7 triệu tấn, giảm 307,1 nghìn tấn; miền Nam đạt 13,27 triệu tấn, giảm 354,2 nghìn tấn, (riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 10,67 triệu tấn, giảm 314,7 nghìn tấn). Một số địa phương có sản lượng lúa đông xuân giảm nhiều là: An Giang giảm 86 nghìn tấn, Kiên Giang giảm 76,6 nghìn tấn, Đồng Tháp giảm 47 nghìn tấn, Thừa Thiên - Huế giảm 65 nghìn tấn, Long An giảm 45,9 nghìn tấn, Phú Yên giảm 32,7 nghìn tấn.

Lúa hè thu

Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, tính đến trung tuần tháng 6, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.829,5 nghìn ha lúa hè thu, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.442,9 nghìn ha, bằng 99,8%. Lúa hè thu các địa phương phía Bắc đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến chắc xanh, lúa hè thu chính vụ ở các địa phương phía Nam vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đến trổ chín, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, trong đó có 174,4 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thu hoạch, chiếm 12,1% diện tích xuống giống. Do đặc điểm lúa hè thu sinh trưởng trong điều kiện nắng nóng, nền nhiệt cao, có thể thiếu nước ở đầu vụ nhưng thu hoạch vào thời điểm có mưa đầu mùa, nên ngành Nông nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, có biện pháp xử lý kịp thời để lúa hè thu cho kết quả tốt.

Cây hàng năm

Cùng với việc gieo cấy lúa, các địa phương trên cả nước đang tiến hành gieo trồng cây hoa màu. Diện tích trồng rau đậu các loại tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Tuy nhiên, diện tích khoai lang và đậu tương, lạc tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao. Nếu trong thời gian tới, diện tích nhóm cây trồng này tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng đến việc chủ động nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hình 1. Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm

(Tính đến trung tuần tháng 6/2022)
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022
Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 3.690,4 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhóm cây công nghiệp đạt 2.206,9 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.177,5 nghìn ha, tăng 2,2% chủ yếu ở nhóm cây có múi và nhóm cây có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định như xoài, sầu riêng, mít, ổi, bơ. Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước: Chè búp đạt 514,2 nghìn tấn, tăng 2,8%; cao su đạt 404,2 nghìn tấn, tăng 3,5%; hồ tiêu đạt 280,5 nghìn tấn, tăng 3,4%. Sản lượng một số cây ăn quả: Xoài đạt 590,6 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; cam đạt 490,8 nghìn tấn, tăng 15,1%; bưởi đạt 282,8 nghìn tấn, tăng 6,2%; nhãn đạt 183,9 nghìn tấn, tăng 1,5%; vải đạt 170 nghìn tấn, tăng 7,4%. Riêng sản lượng điều và thanh long giảm so với cùng kỳ năm trước: Điều đạt 321,9 nghìn tấn, giảm 16,5% do ảnh hưởng của mưa trái mùa trong thời gian ra hoa làm bông điều bị hỏng không kết trái; thanh long đạt 606,8 nghìn tấn, giảm 7,4% do giá bán thanh long giảm nên nông dân giảm diện tích trồng.

Chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò trong 6 tháng đầu năm 2022 bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại trong hai tháng đầu năm. Chăn nuôi lợn và gia cầm hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

Hình 2. Tốc độ tăng số lượng gia súc, gia cầm 
cuối tháng 6/2022 so với cùng thời điểm năm trước

Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022


Trước áp lực chi phí thức ăn chăn nuôi ở mức cao, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành cần đưa ra các giải pháp có tính lâu dài, hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có để thay thế một phần thức ăn công nghiệp, đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng từ trang trại tới bàn ăn.

Biểu 1: Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

 

 

Ước tính

quý II
năm 2022

Cộng dồn
6 tháng
năm 2022

Tốc độ tăng/giảm so với 
cùng kỳ năm trước (%)

 

Quý II/2022

6 tháng/2022

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Nghìn tấn)

 

 

 

Thịt lợn

1.075,3

2.116,3

7,1

5,7

Thịt gia cầm

473,4

980,7

5,1

5,2

Thịt trâu

28,2

62,0

2,7

1,8

Thịt bò

112,3

241,2

5,6

4,4

Trứng (Triệu quả)

4.225,6

8.827,1

5,1

4,8

Sữa (Triệu lít)

313,3

617,8

9,7

10,1

 

Tính đến ngày 21/6/2022, cả nước không còn dịch tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở Quảng Trị và Kon Tum; dịch viêm da nổi cục còn ở 5 địa phương và dịch tả lợn châu Phi còn ở 24 địa phương chưa qua 21 ngày.

b) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 tương đối ổn định, thời tiết thuận lợi cho hoạt động trồng và chăm sóc rừng, hoạt động khai thác gỗ tăng trưởng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến sau dịch Covid-19.

Trong quý II/2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 83,3 nghìn ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 20 triệu cây, tăng 3,2%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 5.302,8 nghìn m3, tăng 7%; sản lượng củi khai thác ước đạt gần 4,9 triệu ste, tăng 0,4%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 119,4 nghìn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 47 triệu cây, tăng 6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9%; sản lượng củi khai thác đạt 9,5 triệu ste, tăng 0,6%. Hoạt động khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao. Bên cạnh đó giá xăng dầu leo cao, chi phí vận chuyển lớn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao như: Nghệ An đạt 723,8 nghìn m3, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước; Quảng Trị đạt 605 nghìn m3, tăng 9,5%; Tuyên Quang đạt 518,5 m3, tăng 9,8%; Yên Bái đạt 358,9 m3, tăng 12,4%; Quảng Ninh đạt 358,1 m3, tăng 21,6%.

Cả nước có 344,7 ha rừng bị thiệt hại trong quý II/2022, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm trước, gồm: 18,2 ha rừng bị cháy, giảm 86%; 326,5 ha rừng bị phá, tăng 9,5%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 588 ha diện tích rừng bị thiệt hại, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 27,7 ha, giảm 88,1%; diện tích rừng bị phá 560,3 ha, tăng 2%.

c) Thủy sản

Sản lượng thủy sản quý II/2022 ước đạt 2.333,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.659,3 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 4.196,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.044,4 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.

Hình 3. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 1

Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý II/2022 ước đạt 1.279,7 nghìn tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 836,3 nghìn tấn, tăng 8,3%; tôm đạt 300,3 nghìn tấn, tăng 13,6%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 2.267,7 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.552,8 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 448,4 nghìn tấn, tăng 11,3%; thủy sản khác đạt 266,5 nghìn tấn, tăng 5,8%.

Nuôi trồng cá tra tiếp tục phát triển: Xuất khẩu cá tra tăng mạnh[4] do nhu cầu cá tra tại các thị trường nước ngoài tăng trong khi nguồn cung toàn cầu giảm; giá cá tra tăng so với cùng kỳ năm trước[5]. Sản lượng cá tra quý II/2022 ước đạt 429,9 nghìn tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cá tra 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 772,5 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với cá tra, tôm cũng tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước và xuất khẩu tăng cao[6], mặc dù giá tôm thẻ chân trắng quý II/2022 giảm so với quý I/2022 nhưng vẫn ở mức cao[7]. Nuôi tôm th chân trng tiếp tc chuyn đổi t nuôi thâm canh sang siêu thâm canh hoặc nuôi thâm canh với mật độ cao hơn. Một số địa phương bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt do đạt hiệu quả kinh tế cao và ít dịch bệnh. Sản lượng tôm thẻ chân trắng quý II/2022 ước đạt 210,6 nghìn tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 70,9 nghìn tấn, tăng 4,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 299,7 nghìn tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 117,9 nghìn tấn, tăng 2,5%.

Sản lượng thủy sản khai thác quý II/2022 ước đạt 1.053,6 nghìn tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước do giá nhiên liệu tăng cao làm chi phí đánh bắt gia tăng, đặc biệt đối với các tàu đánh bắt xa bờ. Trong đó, cá đạt 823 nghìn tấn, giảm 4,3%; tôm đạt 39,2 nghìn tấn, giảm 2%; thủy sản khác đạt 191,4 nghìn tấn, giảm 1,8%. Sản lượng thủy sản khai thác biển trong quý ước đạt 1.008,9 nghìn tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 1.929,1 nghìn tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.491,6 nghìn tấn, giảm 2,9%; tôm đạt 71,6 nghìn tấn, giảm 1,2%; thủy sản khác đạt 365,9 nghìn tấn, giảm 1,8%.

3. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 9,87% so với cùng kỳ năm trước[8]. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 10,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 8,5%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 1,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 1,2%.

 

Biểu 2. Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước
các năm 2018-2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm

   %

 

2018

2019

2020

2021

2022

Sản xuất trang phục

9,6

7,7

-6,5

8,7

23,3

Sản xuất thiết bị điện

10,0

10,3

-3,2

10,7

22,2

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

14,6

-1,0

24,4

-3,7

17,5

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

10,1

7,7

-4,1

15,1

13,1

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

(trừ máy móc, thiết bị)

17,8

4,3

2,5

9,8

11,4

Khai thác quặng kim loại

10,9

16,3

13,1

7,2

11,2

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

và sản phẩm quang học

17,0

3,4

9,6

12,0

11,2

Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên

-4,6

-2,7

-11,4

-10,4

-1,2

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

34,2

58,6

14,1

2,9

-1,4

Thoát nước và xử lý nước thải

6,6

-1,4

0,0

-0,6

-2,0

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

3,0

14,8

1,4

5,0

-8,5

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị

3,2

3,2

-11,5

0,5

-10,9

 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát[9]. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh[10].


Hình 4. Tốc độ tăng/giảm IIP 6 tháng đầu năm 2022
so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương

 

%

Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 1

 

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 22,2%; bia tăng 14,2%; phân u rê tăng 13,6%; thủy hải sản chế biến tăng 12,2%; quần áo mặc thường tăng 12,1%; ô tô tăng 11,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 11,4%; than sạch tăng 9,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Ti vi giảm 18,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9,7%; thức ăn cho thủy sản giảm 6,6%; điện thoại di động giảm 4,3%; phân hỗn hợp NPK giảm 3,8%; xe máy giảm 3,6%; sắt, thép thô giảm 2,4%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2022 giảm 1% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78% (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 92%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2% và giảm 4,8%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và giảm 0,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6% và tăng 6,9%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,4% và tăng 6,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,1% và tăng 1,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,1% và tăng 4,1%.

4. Hoạt động của doanh nghiệp

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm đạt 116,9 nghìn doanh nghiệp (lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp). Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý III năm 2022 với 85,0% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý II năm 2022. Tuy nhiên, giá nguyên vật liệu đầu vào liên tiếp tăng cao gây áp lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp[11]

Trong tháng Sáu, cả nước có gần 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 121,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 77,1 nghìn lao động, giảm 0,7% về số doanh nghiệp, giảm 3,7% về vốn đăng ký và giảm 13,8% về số lao động so với tháng 5/2022. So với cùng kỳ năm trước, tăng 17,3% về số doanh nghiệp, giảm 26,3% về số vốn đăng ký và tăng 7,3% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 9,1 tỷ đồng, giảm 3% so với tháng trước và giảm 37,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 56,7% so với tháng trước và giảm 53,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 882,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 514,8 nghìn lao động, tăng 13,6% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và tăng 6,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 11,6 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính cả 1.847,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 27 nghìn lượt doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 116,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 6 tháng đầu năm nay có 1.073 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước; 19,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 6,3%; 55,8 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 16,8%.

Hình 5. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 2


Cũng trong tháng Sáu, có 5.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2021; có 5.148 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,0% và giảm 1,7%; có 1.687 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,0% và giảm 12,1%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 50,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%. Bình quân một tháng có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Biểu 3. Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể
6 tháng đầu năm 2022

 

 

Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp)

Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Thành lập mới

Giải thể

Thành lập mới

Giải thể

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy

26.887

3.059

19,6

-17,7

Công nghiệp chế biến chế tạo

9.845

979

13,6

-14,0

Xây dựng

8.510

701

1,3

-20,4

Kinh doanh bất động sản

5.296

538

24,8

8,2

Vận tải kho bãi

3.832

317

19,9

-28,8

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

3.065

432

27,7

-23,3

Sản xuất phân phối, điện, nước, gas

570

223

-25,3

10,9

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2022 cho thấy: Có 42,1% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I/2022; 36,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn[12]. Dự kiến quý III/2022, có 49,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2022; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước lạc quan nhất với 85,5% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý II/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 84,3% và 82,4%.

Hình 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp chế biến, chế tạo quý II năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 2
 


Về khối lượng sản xuất, có 43,7% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý II/2022 tăng so với quý I/2022; 35,0% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 21,3% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm[13]. Xu hướng quý III/2022 so với quý II/2022, có 48,1% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 13,7% số doanh nghiệp dự báo giảm và 38,2% số doanh nghiệp dự báo ổn định.

Về đơn đặt hàng, có 38,9% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý II/2022 cao hơn quý I/2022; 39,0% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 22,1% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm[14]. Xu hướng quý III/2022 so với quý II/2022, có 44,9% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 13,8% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 41,3% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý II/2022 so với quý I/2022, có 31,0% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 45,5% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 23,5% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý III/2022 so với quý II/2022, có 38,8% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 14,5% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 46,7% số doanh nghiệp dự kiến ổn định.

5. Hoạt động dịch vụ

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Sáu tiếp tục đà phục hồi tích cực ở tất cả các ngành, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 4,6% và quý II tăng 19,5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu năm 2022 ước đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý II/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%).

Biểu 4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

 

Nghìn tỷ đồng

 

 

Ước tính tháng 6 năm 2022

Ước tính quý II năm 2022

Ước tính 6 tháng  năm
2022

Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 6 năm 2022

Quý II
năm 2022

6 tháng năm 2022

Tổng số

471,8

1.395,1

2.717,0

27,3

19,5

11,7

Bán lẻ hàng hóa

373,6

1.108,2

2.173,9

21,0

16,7

11,3

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 

49,1

143,4

268,9

80,0

44,2

20,9

Du lịch lữ hành

2,5

5,5

8,6

1.659,4

312,6

94,4

Dịch vụ khác

46,6

137,9

265,6

35,2

17,2

5,6

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ trong vòng 5 năm lại đây và tăng 14,4% so với 6 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Hình 7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
6 tháng đầu năm các năm 2018-2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 3

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước[15], chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá bán hàng hóa tiếp tục tăng khi giá nhiên liệu tăng cao. Trong đó, nhóm hàng xăng dầu tăng 22%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 16,3%; lương thực, thực phẩm tăng 13,7%; phương tiện đi lại tăng 5,3%; may mặc tăng 4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Bình Dương tăng 12,9%; Quảng Ninh tăng 11,2%; Hải Phòng và Khánh Hòa cùng tăng 10,6 %; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,1%, Hà Nội tăng 9,6%; Cần Thơ tăng 9,3%; Đà Nẵng tăng 5,0%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2022 tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước[16] do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè nên doanh thu của ngành này trong tháng Sáu tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của một số địa phương như sau: Cần Thơ tăng 52,1%; Hà Nội tăng 44,4%; Đồng Nai tăng 22,6%; Quảng Ninh tăng 19,2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,2%, Hải Phòng tăng 12,6%; Bình Dương tăng 11,4%; Đà Nẵng tăng 11,2%.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2022 tăng 94,4% so với cùng kỳ năm trước[17] do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch nội địa trong quý II năm nay. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của một số địa phương như sau: Khánh Hòa tăng 627,8%; Cần Thơ tăng 183,9%; Hà Nội tăng 129,3%; Đà Nẵng tăng 98,5%; Quảng Nam tăng 67,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 49,1%.

Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng đầu năm 2022 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể mức tăng/giảm của một số địa phương như sau: Bắc Ninh tăng 49,9%; Khánh Hòa tăng 30,1%; Đà Nẵng tăng 25,4%; Hà Tĩnh tăng 22,0%; Cần Thơ tăng 20,2%; Thanh Hóa tăng 18,6%; Hải Phòng tăng 10,7%; Hà Nội tăng 8,5%; Cao Bằng giảm 5,2%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 5,5%; Sóc Trăng giảm 7,5%.

b) Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng Sáu khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8% do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,2% và vận chuyển hàng hóa tăng 8,6%, luân chuyển hàng hóa tăng 16%.

Vận tải hành khách tháng 6/2022 ước đạt 350,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 5,4% so với tháng trước và luân chuyển 16,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,6%; quý II/2022 ước đạt 1.016 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 47,9 tỷ lượt khách.km, tăng 42,7%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận tải hành khách ước đạt 1.881 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 0,7%) và luân chuyển đạt 86,2 tỷ lượt khách.km, tăng 15,2% (cùng kỳ năm trước giảm 5,7%). Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.880,3 triệu lượt khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước và 83,5 tỷ lượt khách.km, tăng 11,8%; vận tải ngoài nước có sự phục hồi tích cực với 697,6 nghìn lượt khách, gấp 11,5 lần cùng kỳ năm trước và 2,7 tỷ lượt khách.km, gấp 12,5 lần.

Biểu 5. Vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2022 phân theo ngành vận tải

 

Số lượt hành khách

Tốc độ tăng/giảm so với
cùng kỳ năm trước (%)

 

 Vận chuyển
(Triệu HK)

Luân chuyển
(Tỷ HK.km)

 Vận chuyển

Luân chuyển

Tổng số

1.881,0

86,2

6,2

15,2

Đường sắt

1,7

0,6

42,4

24,2

Đường biển

5,0

0,3

44,6

37,8

Đường thủy nội địa

131,6

2,2

16,9

6,8

Đường bộ

1.722,4

61,7

5,0

2,6

Hàng không

20,3

21,4

54,1

79,2

Vận tải hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 162,7 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,8% so với tháng trước và luân chuyển 35 tỷ tấn.km, tăng 2,3%; quý II/2022 ước đạt 478,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 103,7 tỷ tấn.km, tăng 21%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận tải hàng hóa ước đạt 951,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 11,5%) và luân chuyển 199,9 tỷ tấn.km, tăng 16% (cùng kỳ năm trước tăng 11,3%). Trong đó, vận tải trong nước đạt 930 triệu tấn vận chuyển, tăng 8,5% và 116,9 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 20,7%; vận tải ngoài nước đạt 21,2 triệu tấn vận chuyển, tăng 11,4% và 83 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 10,1%. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, xuất nhập khẩu tiếp tục đà khởi sắc nên nhu cầu vận tải hàng hóa trong và ngoài nước 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 6. Vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 phân theo ngành vận tải

 

Sản lượng hàng hóa

Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)

 

Vận chuyển
(Triệu tấn)

Luân chuyển
(Tỷ tấn.km)

Vận chuyển

Luân chuyển

Tổng số

951,2

199,9

8,6

16,0

Đường sắt

3,0

2,3

5,7

22,1

Đường biển

51,3

108,1

22,5

27,3

Đường thủy nội địa

172,4

37,9

6,1

3,5

Đường bộ

724,3

49,2

8,4

3,6

Hàng không

0,2

2,4

12,7

77,9

c) Viễn thông

­­­­Doanh thu hoạt động viễn thông quý II/2022 ước đạt 84,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, d­­oanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9%).

Tổng số thuê bao điện thoại tại thời điểm cuối tháng 6/2022 ước đạt 128,2 triệu thuê bao, tăng 1,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó số thuê bao di động là 125,2 triệu thuê bao, tăng 1,8%. Số thuê bao truy nhập internet băng rộng cố định tại thời điểm cuối tháng Sáu ước đạt 20,5 triệu thuê bao, tăng 12,8% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó thuê bao truy nhập qua hệ thống cáp quang (FTTH) và thuê kênh riêng có xu hướng tăng nhanh; thuê bao qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) và qua hình thức xDSL tiếp tục giảm.

d) Khách quốc tế đến Việt Nam[18]

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Sáu[19] đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Trong tổng số gần 602 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt 523,9 nghìn lượt người, chiếm 87% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 78 nghìn lượt người, chiếm gần 13% và gấp 2,4 lần; bằng đường biển đạt 124 lượt người, chiếm 0,02% và giảm 42,6%.

Hình 8. Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022
phân theo vùng lãnh thổ

Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 4


II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán

Thực hiện Chương trình hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế khôi phục trở lại. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng ổn định; thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng từ biến động của chứng khoán toàn cầu, trong đó mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến ngày 15/6/2022 giảm 18,4% so với cuối năm 2021.

Tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%).

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lãi suất được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh. Tín dụng được định hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tỷ giá trung tâm được điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ; qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được đẩy mạnh.

Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý II/2022 ước tính tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 16%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 13%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 15% và doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 13%. Đây là mức tăng trưởng tích cực của lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có xu hướng được duy trì, tăng cao hơn khi nền kinh tế được phục hồi trở lại.

Xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán thế giới, trong bối cảnh đó thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng với xu hướng giảm trên cả thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh.

Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021.

Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước.

Đến cuối tháng 5/2022, thị trường cổ phiếu có 767 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 863 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 1.830 nghìn tỷ đồng, tăng 5,22% so với cuối năm 2021.

Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021.

Đến cuối tháng 5/2022, thị trường trái phiếu có 427 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.629 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cuối năm 2021.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước.

Trong tháng 6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 30,3 triệu chứng quyền/phiên, tăng 12% so với bình quân tháng trước; giá trị giao dịch bình quân đạt 21,18 tỷ đồng/phiên, tăng 22%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng giao dịch đạt 29,8 triệu chứng quyền/phiên, tăng 40% so với cuối năm 2021 và giá trị giao dịch đạt 30,91 tỷ đồng/phiên, giảm 56%.

2. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với 6 tháng đầu năm của các năm 2018-2022, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng 6 tháng đầu năm và cả năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II/2022 theo giá hiện hành ước đạt 738,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 191,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 415,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 130,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7%.

Hình 9. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
theo giá hiện hành 6 tháng các năm 2018-2022

Nghìn tỷ đồng

Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 5
Ước tính 6 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 328,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng vốn và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 739,3 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8% và tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 233,5 nghìn tỷ đồng, bằng 18% và tăng 8,9%.

Hình 10. Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
theo giá hiện hành 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 6

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%). Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 33,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,2% kế hoạch năm và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương đạt 158,8 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1% và tăng 9,2%. Trong vốn địa phương quản lý, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 104,1 nghìn tỷ đồng, bằng 34,3% và tăng 4,9%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 47 nghìn tỷ đồng, bằng 39,3% và tăng 20,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, bằng 45% và tăng 8,2%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam [20] tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 11. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
tính đến ngày 20/6 các năm 2018-2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 7

- Vốn đăng ký cấp mới có 752 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 4,94 tỷ USD, giảm 6,5% về số dự án và giảm 48,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,32 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 940,2 triệu USD, chiếm 19%; các ngành còn lại đạt 684,1 triệu USD, chiếm 13,8%.

Trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 26,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 1,16 tỷ USD, chiếm 23,4%; Trung Quốc 629,3 triệu USD, chiếm 12,7%; Nhật Bản 432,3 triệu USD, chiếm 8,7%; Hàn Quốc 330,9 triệu USD, chiếm 6,7%.

- Vốn đăng ký điều chỉnh có 487 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,82 tỷ USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,35 tỷ USD, chiếm 71% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2 tỷ USD, chiếm 17%; các ngành còn lại đạt 1,41 tỷ USD, chiếm 12%.

- Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.707 lượt với tổng giá trị góp vốn 2,27 tỷ USD, tăng 41,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 786 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,1 tỷ USD và 921 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,17 tỷ USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 50,7% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 483,2 triệu USD, chiếm 21,3%; ngành còn lại 635,3 triệu USD, chiếm 28%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,65 tỷ USD, chiếm 76,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 881,3 triệu USD, chiếm 8,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 823,2 triệu USD, chiếm 8,2%.

Hình 12. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
6 tháng đầu năm các năm 2018-2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 8

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước[21]; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%[22].

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 345,8 triệu USD, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 207,2 triệu USD, chiếm 59,9% tổng vốn đầu tư; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 35,3 triệu USD, chiếm 10,2%; khai khoáng đạt 34,4 triệu USD, chiếm 9,9 %.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Lào là nước dẫn đầu với 65,9 triệu USD, chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư; Xin-ga-po 41,1 triệu USD, chiếm 11,9%; Hoa Kỳ 37,8 triệu USD, chiếm 10,9%; Đức, Hà Lan, Pháp cùng đạt 34,7 triệu USD, cùng chiếm 10%.

5. Thu, chi ngân sách Nhà nước[23]

Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Hình 13. Thu, chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 9

Thu ngân sách Nhà nước:

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 6/2022 ước đạt 114,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa tháng 6/2022 ước đạt 86,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 744 nghìn tỷ đồng, bằng 63,2% dự toán năm và tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

- Thu từ dầu thô tháng 6/2022 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, bằng 121,3% dự toán năm và tăng 80,8% so với cùng kỳ năm trước.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 6/2022 ước đạt 22,9 nghìn tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 154,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6% dự toán năm và tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.

Chi ngân sách Nhà nước:

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 6/2022 ước đạt 139,7 nghìn tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 6 tháng đầu năm 2022 đạt 509,2 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán năm và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 150,4 nghìn tỷ đồng, bằng 28,6% và tăng 12,3%; chi trả nợ lãi 51,9 nghìn tỷ đồng, bằng 50,1% và giảm 8,5%.

4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

a) Xuất nhập khẩu hàng hóa[24]

Trong tháng Sáu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,02 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%[25]. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

Hình 14. Xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 10

Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 5/2022 đạt 30,92 tỷ USD, cao hơn 438 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,83 tỷ USD, tăng 6,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,82 tỷ USD, tăng 5,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Sáu tăng 20%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 22,3%.

Trong quý II/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 49,26 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,68 tỷ USD, tăng 16,3%, chiếm 73,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Biểu 7. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022

 

 
 

Ước tính 6 tháng
năm 2022
(Triệu USD)

Tốc độ tăng/giảm
6 tháng năm 2022 so với
cùng kỳ năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

 

 

Điện thoại và linh kiện

28.582

14,1

Điện tử, máy tính và linh kiện

27.064

13,0

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

21.291

24,3

Dệt, may

18.650

21,6

Giày dép

11.929

14,8

Hình 15. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu
6 tháng đầu năm 2022 phân theo nhóm hàng

Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 11
 

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,7%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,8%, giảm 0,6 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3,1%, tăng 0,5 điểm phần trăm.
 

Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 5/2022 đạt 32,62 tỷ USD, cao hơn 406 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,8 tỷ USD, giảm 2,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,57 tỷ USD, tăng 0,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Sáu tăng 16,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,9%.

Trong quý II/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 65,23 tỷ USD, tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 120 tỷ USD, tăng 15,6%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 30 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Biểu 8. Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022

 

Ước tính 6 tháng năm 2022
(Triệu USD)

Tốc độ tăng/giảm
6 tháng năm 2022 so với
cùng kỳ năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 5 tỷ USD

 

 

Điện tử, máy tính và linh kiện

42.747

26,7

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

22.353

-2,6

Điện thoại và linh kiện

10.299

13,7

Vải

8.046

10,3

Chất dẻo

6.799

11,8

Sắt thép

7.059

21,8

Hình 16. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu
6 tháng đầu năm 2022 phân theo nhóm hàng
 Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 3

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%, giảm 0,9 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 50%, tăng 1,1 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%, giảm 0,2 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 35 tỷ USD, tăng 21,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 21,1 tỷ USD, tăng 39,5%; nhập siêu từ ASEAN 6,5 tỷ USD, giảm 10,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 463 triệu USD, giảm 39,9%.

Hình 17. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 6 tháng đầu năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 4

Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng Năm nhập siêu 1,7 tỷ USD[26]; 5 tháng đầu năm xuất siêu 434 triệu USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,97 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,68 tỷ USD.

b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Trong quý II/2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 116,7% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 67,9% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,3% so với quý trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó dịch vụ du lịch đạt 651 triệu USD (chiếm 15,1% tổng kim ngạch), tăng gấp gần 8 lần so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải đạt 2 tỷ USD (chiếm 46,4%), tăng 154,5%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 6,4 tỷ USD (chiếm 52,1% tổng kim ngạch), tăng 27,2%; dịch vụ du lịch đạt 2,5 tỷ USD (chiếm 20,1%), tăng 37%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD).

5. Chỉ số giá

a) Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng Sáu tăng.

CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Hình 18. Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng
các năm giai đoạn 2018-2022 (%)
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 12
 

Trong mức tăng 0,69% của CPI tháng 6/2022 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

(1) Chín nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 3,62% (làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 01/6/2022, 13/6/2022 và 21/6/2022 làm cho giá xăng tăng 8,23%; giá dầu diezen tăng 8,5%. Bên cạch đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 4,98% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng. Trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 13,38%; bằng đường bộ tăng 3,02%; taxi tăng 2,91%; đường sắt tăng 2,67%; xe buýt tăng 1,69%. Giá xe ô tô mới, giá xe máy tăng lần lượt 0,62%, 0,86% do thiếu nguồn cung linh kiện bán dẫn khi Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero Covid" khiến nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,8% (tác động CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực tăng 0,16%[27] (tác động tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 0,98%[28] (tác động tăng 0,21 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,65%[29] (tác động tăng 0,06 điểm phần trăm).

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,52% chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 2,11%; du lịch ngoài nước tăng 1,29% và khách sạn, nhà khách tăng 0,63% do nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào mùa hè. Đồng thời, giá thiết bị văn hóa trong tháng tăng 0,05% so với tháng trước; giá dịch vụ thể thao tăng 1,52%, thiết bị cụng cụ thể thao tăng 0,29% do nhu cầu tăng trong dịp hè.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,35% do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng, cụ thể: Giá nước khoáng tăng 0,77% so với tháng trước; giá nước giải khát có ga tăng 0,49%; nước quả ép tăng 0,24%; nước uống tăng lực đóng chai 0,66%; rượu bia tăng 0,35% và thuốc hút tăng 0,24%.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè: Giá máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,28% so với tháng trước; giá quạt điện tăng 0,47%; giá giường, tủ, bàn ghế tăng 0,47%... Ở chiều ngược lại, giá máy đánh trứng, trộn đa năng giảm 0,28%; lò vi sóng giảm 0,11%, ấm phích nước điện giảm 0,1% so với tháng trước.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân như máy dùng điện chăm sóc cá nhân tăng 0,32%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,23%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,54%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,18%.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,17% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí vận chuyển và nhu cầu mua sắm vào mùa hè tăng. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,14%; mũ nón tăng 0,34%; giày dép tăng 0,2%; dịch vụ may mặc tăng 0,26%.

- Nhóm giáo dục tăng 0,07%, trong đó: Dịch vụ giáo dục tăng 0,03%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%, trong đó: Dịch vụ y tế tăng 0,01%.

(2) Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,01% chủ yếu do giá gas giảm 6,17% so với tháng trước vì từ ngày 01/6/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 31.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 105 USD/tấn (từ mức 855 USD/tấn xuống mức 750 USD/tấn). Ở chiều ngược lại, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,24%[30]; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,3%[31]; giá dầu hỏa tăng 10,26%[32]; giá điện[33] và nước sinh hoạt lần lượt tăng 0,38% và tăng 0,7% do nhu cầu sử dụng tăng trong mùa hè.

- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,16%.

CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giao thông tăng 18,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,98%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,66%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,14%; hàng hóa và dịch vụ khác 2,04%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,80%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,56%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35%. Có 2 nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là bưu chính viễn thông giảm 0,45%; giáo dục giảm 2,21%.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. CPI 6 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

 (i) Giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 1,87 điểm phần trăm); giá gas tăng 25,92% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm);

 (ii) Giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm) do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng;

(iii) Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 6 tháng tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm);

(iv) Giá gạo tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2022:

(i) Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm);

(ii) Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% (làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm) do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19;

(iii) Giá bưu chính viễn thông giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Lạm phát cơ bản[34] tháng 6/2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/6/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.843,29 USD/ounce, giảm 0,54% so với tháng 5/2022 do đồng USD mạnh lên và chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào ngày 15/6/2022. Tính đến ngày 25/6/2022, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,62 điểm, tăng 0,5 điểm so với tháng trước. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.200 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.

c) Chỉ số giá sản xuất

Trong 6 tháng đầu năm 2022, áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng gia tăng do tác động bởi các yếu tố kinh tế, địa chính trị, xung đột vũ trang và các biện pháp nới lỏng tài khóa, tiền tệ trong năm 2020-2021. Trong nước, nền kinh tế phục hồi rõ nét, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân tăng cao, thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng từ biến động giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Hình 19. Chỉ số giá sản xuất 6 tháng so với cùng kỳ năm trước
các năm 2018-2022 (%)
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 13
 
Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2022 tăng 1,84% so với quý trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 1,19% và tăng 0,42%; lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 1,66% và tăng 2,48%; thủy sản khai thác, nuôi trồng tăng 3,79% và tăng 7,73%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,38% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ có liên quan giảm 0,09%; lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 1,92%; thủy sản khai thác, nuôi trồng tăng 5,96%.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý II/2022 tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,11% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 12,46% và tăng 27,16%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,72% và tăng 4,44%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,17% và tăng 4,28%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,8% và tăng 1,89%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,75% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 22,85%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,14%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,9%.

Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II/2022 tăng 1,25% so với quý trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số giá sản xuất dịch vụ của một số ngành như sau: Dịch vụ vận tải, kho bãi tăng 4% và tăng 8,17%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,28% và tăng 5,50%; thông tin và truyền thông tăng 0,22% và tăng 0,69%; giáo dục và đào tạo tăng 0,32% và tăng 0,88%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 0,42% và tăng 0,95%; nghệ thuật vui chơi, giải trí tăng 0,30% và tăng 0,54%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dịch vụ vận tải, kho bãi tăng 5,86%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 4,43%; thông tin và truyền thông tăng 0,62%; giáo dục và đào tạo tăng 0,74%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 0,86%; nghệ thuật vui chơi, giải trí tăng 0,46%.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý II/2022 tăng 2,23% so với quý trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4% và tăng 10,93%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,06% và tăng 6,04%; dùng cho xây dựng tăng 4,14% và tăng 10,4%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,01%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,78%; dùng cho xây dựng tăng 9,32%.

d) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Hình 20. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa và tỷ giá thương mại hàng hóa 6 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2018-2022 (%)
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 14

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý II/2022 tăng 3,31% so với quý trước và tăng 8,56% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 2,98% và tăng 9,56%; nhóm nhiên liệu tăng 33,91% và tăng 77,56%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 2,32% và tăng 6,36%. Chỉ số giá xuất khẩu quý II/2022 so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước của một số mặt hàng như sau: Sắt thép tăng 9,89% và tăng 22,51%; dầu thô tăng 33,15% và tăng 79,16%; xăng, dầu các loại tăng 43,13% và tăng 86,29%; phân bón tăng 9,85% và tăng 59,90%; than tăng 11,56% và tăng 36,57%; cà phê tăng 7,74% và tăng 25,05%; hạt tiêu tăng 11,78% và tăng 37,88%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 8,03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 9,44%; nhóm nhiên liệu tăng 66,27%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 6,04%. Chỉ số giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số mặt hàng như sau: Dầu thô tăng 69,52%; xăng dầu tăng 67,73%; phân bón tăng 52,96%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 1,06%.

Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý II/2022 tăng 2,62% so với quý trước và tăng 11,43% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 4,35% và tăng 11,23%; nhóm nhiên liệu tăng 20,83% và tăng 52,16%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 1,72% và tăng 9,77%. Chỉ số giá nhập khẩu quý II năm 2022 của một số mặt hàng: Khí đốt hóa lỏng tăng 4,03% so với quý trước và tăng 62,32% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu các loại tăng 27,20% và tăng 59,16%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 5,75% và tăng 27,37%; sắt, thép giảm 0,41% và tăng 33,12%; phân bón các loại tăng 4,54% và tăng 45,12%; lúa mỳ tăng 14,51% và tăng 33,25%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 11,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 11,09%; nhóm nhiên liệu tăng 44,61%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 9,81%. Chỉ số giá nhập khẩu 6 tháng của một số mặt hàng: Xăng dầu tăng 49,51% ; phân bón tăng 43,90%; sắt, thép tăng 38,39%; lúa mì tăng 29,35%.

Tỷ giá thương mại hàng hóa (TOT)[35] quý II/2022 tăng 0,67% so với quý trước và giảm 2,57% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Sắt, thép tăng 10,34% và giảm 7,97%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,23% và giảm 4,73%; hàng rau quả giảm 0,31% và giảm 5,55%; cao su giảm 2,17% và giảm 2,9%; hàng thủy sản tăng 1,22% và tăng 5,3%; xăng dầu các loại tăng 12,52% và tăng17,04%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,73% và tăng 8,24%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, TOT giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sắt, thép giảm 12,30%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 6,95%; cao su giảm 3,75%; hàng rau quả giảm 3,36%; xăng dầu các loại tăng 12,18%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 5,62%; hàng thủy sản tăng 4%. TOT 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước do chỉ số giá xuất khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng của chỉ số giá nhập khẩu, phản ánh Việt Nam đang ở vị trí không thuận lợi khi giá hàng nhập khẩu có lợi thế hơn so với giá hàng xuất khẩu.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Tình hình lao động, việc làm quý II/2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang làm việc, thu nhập bình quân tháng tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 68,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 9. Lực lượng lao động quý II và 6 tháng đầu năm 2022

Triệu người

 

Quý I
năm
2022

Quý II
năm
2022

Ước tính
6 tháng
năm 2022

Tăng/giảm so với
cùng kỳ năm trước

 

Quý II
năm 2022

6 tháng
năm 2022

 

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

51,2

51,6

51,4

0,6

0,4

Phân theo giới tính

 

 

 

 

 

Nam

27,3

27,4

27,3

0,4

0,3

Nữ

23,9

24,2

24,1

0,2

0,1

Phân theo thành thị, nông thôn

 

 

 

 

 

Thành thị

19,1

19,2

19,1

0,6

0,7

Nông thôn

32,1

32,4

32,3

-0,1

-0,4

Lực lượng lao động trong độ tuổi

45,2

46,1

45,7

0,9

0,5

Phân theo giới tính

 

 

 

 

 

Nam

25,0

25,3

25,2

0,4

0,2

Nữ

20,2

20,7

20,5

0,5

0,2

Phân theo thành thị, nông thôn

 

 

 

 

 

Thành thị

17,4

17,6

17,5

0,7

0,7

Nông thôn

27,8

28,4

28,1

0,2

-0,2

Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II/2022 ước tính là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,5% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,8 triệu người, chiếm 33,3%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm 39,2%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,3 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,8 triệu người, tăng 2,7%; khu vực dịch vụ là 19,6 triệu người, tăng 0,04%.
 
Biểu 10. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm 6 tháng đầu năm 2022

 

 

 

%

 

Chung

Chia ra:

 

Thành thị

Nông thôn

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động

 

 

 

Quý I năm 2022

2,46

2,88

2,19

Quý II năm 2022

2,32

2,98

1,92

Ước tính 6 tháng năm 2022

2,39

2,93

2,05

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (từ 15-24 tuổi)

 

 

 

Quý I năm 2022

7,93

9,30

7,20

Quý II năm 2022

7,63

9,13

6,83

Ước tính 6 tháng năm 2022

7,78

9,21

7,01

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

 

 

 

Quý I năm 2022

3,01

2,39

3,40

Quý II năm 2022

1,96

1,37

2,32

Ước tính 6 tháng năm 2022

2,48

1,88

2,85

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản[36] quý I/2022 là 56,2%; quý II/2022 ước tính là 55,6%, trong đó khu vực thành thị là 47,5%; khu vực nông thôn là 62,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 55,9%, trong đó khu vực thành thị là 47,8%; khu vực nông thôn là 62,6% (6 tháng năm 2021 tương ứng là 57,2%; 48,5%; 64,5%).

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý II/2022 là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 178 nghìn đồng so với quý trước và tăng 707 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 7,9 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 7 triệu đồng/tháng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư đã ngày càng cải thiện. Tỷ lệ hộ có thu nhập không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 78,55%; tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm là 21,45%. Trong các nguyên nhân làm giảm thu nhập của hộ gia đình có tới 82,8% hộ gia đình đánh giá thu nhập giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; 18% hộ đánh giá thu nhập giảm là do thành viên của hộ mất việc làm/tạm nghỉ việc và 14,2% hộ đánh giá thu nhập giảm là do chi phí đầu vào cho các hoạt động SXKD của hộ tăng lên. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng phần lớn đến đời sống dân cư khi 71,5% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19; hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh khác là 2,1 và hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng là 2%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, có 27,6% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ bất kỳ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Trong đó, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 12,6%; từ họ hàng, người thân là 12,5%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 10,7%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 6,6% và từ các nguồn khác là gần 0,2%[37].

Công tác an sinh xã hội được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện. Theo báo cáo từ địa phương, giá trị quà tặng cho các đối tượng bảo trợ xã hội từ nguồn ngân sách và xã hội hóa là gần 1,7 nghìn tỷ đồng; trị giá tiền, quà thăm hỏi và các hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là hơn 1,4 nghìn tỷ đồng; trị giá tiền và quà cho các đối tượng ưu đãi là người có công, thân nhân người có công với cách mạng là gần 2,4 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ đột biến, bất thường (thiên tai, bão lũ…) phát sinh tại địa phương hơn 4,3 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, có gần 28,7 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ tiếp tục được thực hiện. Tính đến ngày 15/6/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 đã triển khai được hơn 43,5 nghìn tỷ đồng, cho 36,7 triệu lượt người lao động và gần 381,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 với tổng mức hỗ trợ gần 38,4 nghìn tỷ đồng cho gần 13 triệu lượt lao động và gần 346,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 với mức hỗ trợ đạt 14,1 tỷ đồng cho 25.660 lao động của 487 đơn vị sử dụng lao động. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay để đảm bảo người dân không bị thiếu lương thực trong dịp Tết và kỳ giáp hạt, Chính phủ đã xuất cấp không thu tiền gần 21,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho người dân. Trong đó, hơn 13,9 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho người dân trong dịp Tết; hơn 7,6 nghìn tấn gạo cho 13 tỉnh trong kỳ giáp hạt[38].

Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Đến hết tháng 5/2022, cả nước có 5.760 xã/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới (70%); có 700 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bình quân cả nước đạt 17 tiêu chí/xã; có 234 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh/thành phố đạt chuẩn nông thôn mới; có 16 tỉnh[39] có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

3. Giáo dục, đào tạo

Tính đến ngày 25/6/2022, cả nước có 14.328 trường mầm non[40] đã hoàn thành năm học 2021-2022, đạt 95,2% so với báo cáo đầu năm học; 4.487,4 nghìn trẻ mầm non, đạt 102,9% và 327,4 nghìn giáo viên mầm non, đạt 95,7%.

Đối với giáo dục phổ thông, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số địa phương phải lùi thời điểm kết thúc năm học so với kế hoạch. Tính đến ngày 25/6/2022, cả nước có 23.148 trường đã kết thúc năm học, đạt 88% so với số báo cáo đầu năm; có gần 15,4 triệu học sinh, đạt 85,8% và 712,1 nghìn giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đạt 87,6%.

Công tác chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 được các địa phương khẩn trương thực hiện. Nhằm đảm bảo cho kỳ thi được diễn ra an toàn, nghiêm túc, chất lượng, minh bạch, công bằng và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để trao đổi, thảo luận về một số nội dung: hướng dẫn về Quy chế thi tốt nghiệp, phát hiện thiết bị công nghệ cao gian lận, nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra.

Giáo dục nghề nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 tập trung triển khai rà soát, sắp xếp và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đổi mới phương thức tuyển sinh, đào tạo để duy trì quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý và trong các hoạt động dạy và học. Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn cả nước đã tuyển sinh được 921,6 nghìn người, đạt 44,2% so với kế hoạch năm 2022, trong đó các trường cao đẳng và trung cấp nghề tuyển sinh được 71,6 nghìn người, đạt 14%; sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác tuyển sinh 850 nghìn người, đạt 54,6%.

4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng (19/5-18/6/2022), cả nước có 27.765 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (16 trường hợp tử vong); 16.305 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 49 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (03 trường hợp tử vong); 05 trường hợp viêm màng não do não mô cầu và 40 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 53.626 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (29 trường hợp tử vong); 21.859 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (01 trường hợp tử vong); 110 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (03 trường hợp tử vong); 08 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 75 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.

Trên thế giới, khu vực châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 với sự xuất hiện hai dòng phụ của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan cao và nhanh hơn so với các biến thể khác, đây là điều đáng quan ngại cho các nước ở khu vực Châu Âu bởi lẽ với tốc độ lây lan này có thể dẫn tới số ca nhập viện và tử vong cao hơn nếu chúng trở thành các biến thể chủ đạo trong khu vực[41]. Tại Việt Nam, các chương trình phòng chống dịch được thực hiện theo hướng "bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro". Tính đến 16h00 ngày 27/6/2022, Việt Nam có 10.744,1 nghìn trường hợp mắc, trong đó 9.656,5 nghìn trường hợp đã được chữa khỏi và 43,1 nghìn trường hợp tử vong.

Tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người trên 18 tuổi có xu hướng chậm lại, vì vậy các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc điều hành, chỉ đạo, giao chỉ tiêu tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đến từng huyện, xã để hoàn thành kế hoạch đề ra. Tính đến ngày 24/6/2022, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 228.484 nghìn liều, trong đó tiêm mũi 1 là 85.986,1 nghìn liều; tiêm mũi 2 là 78.872,4 nghìn liều; tiêm mũi 3 là 1.509,1 nghìn liều; mũi bổ sung là 14.971,9 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 1 là 44.299,8 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 2 là 2.844,7 nghìn liều.

Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 18/6/2022 là 217.050 người và số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 111.657 người.

Về ngộ độc thực phẩm, trong tháng Sáu xảy ra 03 vụ với 09 người bị ngộ độc. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 14 vụ với 272 người bị ngộ độc (02 người tử vong).

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được các địa phương quan tâm, đầu tư, nhằm phát huy được giá trị di sản, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Một số hoạt động phải kể đến như: Tọa đàm Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2022 và hoạt động ICOM tại Hà Nội; Tổ chức họp Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến hồ sơ Lễ giỗ Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) để đề nghị đưa vào Danh mục quốc gia.

Các phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh và tổ chức rộng khắp các địa phương, nhiều phong trào được phát động như: Giải vô địch Cúp các câu lạc bộ Kéo co quốc gia; Ngày Olympic trẻ em và phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước; mở các lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước ở trẻ em, kỹ năng tự vệ và hướng dẫn tập luyện phát triển chiều cao cho trẻ em; lớp tập huấn huấn luyện viên, trọng tài môn Võ cổ truyền toàn quốc...

Về thể thao thành tích cao, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, xếp thứ nhất toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc và 116 huy chương đồng, phá 21 kỷ lục của Đại hội ở các nội dung bơi, điền kinh, lặn, xe đạp, cử tạ. Cũng trong kỳ Đại hội này, đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam lần thứ 2 xuất sắc giành Huy chương vàng SEA Games; đội bóng đá nữ lần thứ 7 giành Huy chương vàng SEA Games. Vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh và vận động viên bơi Nguyễn Huy Hoàng được bầu chọn là 2/4 vận động viên xuất sắc nhất SEA Games 31.

6. Tai nạn giao thông[42]

Trong tháng (từ 15/5 đến 14/6), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 951 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 637 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 314 vụ va chạm giao thông, làm 525 người chết, 307 người bị thương và 311 người bị thương nhẹ. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 2,8% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 3,4% và số vụ va chạm giao thông tăng 1,6%); số người chết tăng 8,2%; số người bị thương giảm 4,7% và số người bị thương nhẹ giảm 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 15,3% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 18,2% và số vụ va chạm giao thông tăng 9,8%); số người chết tăng 20,4%; số người bị thương tăng 21,3% và số người bị thương nhẹ tăng 13,1%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 3.956 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 1.728 vụ va chạm giao thông, làm 3.286 người chết, 1.956 người bị thương và 1.740 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 10,4% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 2%; số vụ va chạm giao thông giảm 25,1%); số người chết tăng 2,7%; số người bị thương giảm 6,4% và số người bị thương nhẹ giảm 27,1%. Bình quân 1 ngày trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 9 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 11 người bị thương và 9 người bị thương nhẹ.

7. Thiệt hại do thiên tai[43] 

Thiệt hại do thiên tai trong tháng Sáu chủ yếu là mưa lớn, sạt lở đất làm 32 người chết và 17 người bị thương; 24,4 nghìn ha lúa và 6,7 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 2,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là 1.203,3 tỷ đồng, gấp 10,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 6 tháng đầu năm, thiên tai làm 75 người chết và mất tích; 52 người bị thương; 160,3 nghìn ha lúa và 31,9 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; hơn 176,2 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; gần 8 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính hơn 5.422,8 tỷ đồng, gấp 10,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

8. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Trong tháng 6/2022, cơ quan chức năng đã phát hiện 2.413 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 2.089 vụ với tổng số tiền phạt 27,8 tỷ đồng, tăng 44,3% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay đã phát hiện 11.485 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 9.704 vụ với tổng số tiền phạt là 130,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng[44], cả nước xảy ra 121vụ cháy, nổ, làm 4 người chết và 12 người bị thương, thiệt hại ước tính 312,2 tỷ đồng, gấp 9,4 lần tháng trước và gấp 15,5 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 855 vụ cháy, nổ, làm 48 người chết và 50 người bị thương, thiệt hại ước tính 424,7 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước.

Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 vẫn duy trì kết quả  khá tích cực trên nhiều lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự tin tưởng và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã thích ứng an toàn, linh hoạt phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tỷ lệ bao phủ vắc-xin cho người dân cao là một trong những điều kiện quan trọng để quyết tâm phục hồi kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 6,42%, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng khá cao khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Hoạt động sản xuất Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý III, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu, Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng với các biến thể mới có thể còn diễn biến phức tạp trên thế giới. Do đó, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, để đạt mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo đời sống của nhân dân, cần sự chung sức, đồng lòng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước ta. Các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023). Đồng thời, tập trung một số nội dung trọng tâm sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Sống chung an toàn với dịch Covid-19”; tích cực triển khai tiêm vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi và mũi bổ sung tăng cường cho người lớn. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, khó lường do kháng thể giảm sau một thời gian tiêm vắc-xin và việc xuất hiện các biến chủng mới; ứng phó kịp thời với các loại dịch bệnh theo mùa, như: Sốt xuất huyết, chân tay miệng...; nguy cơ từ các dịch bệnh trên thế giới có thể xâm nhập vào Việt Nam, như bệnh đậu mùa khỉ. Bảo đảm nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ khám, chữa bệnh và phòng chống dịch.

Hai là, quyết liệt triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó tập trung vào các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022 và đầu năm 2023; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án, giao kế hoạch, giải phóng mặt bằng.

Ba là, chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ. Liên tục cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành ứng phó với các tình huống phát sinh. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng xăng dầu, xây dựng các phương án đảm bảo điều tiết nguồn cung, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát và đời sống người dân.

Bốn là, đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung. Quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có cho thức ăn chăn nuôi trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu.

Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; có chính sách thắt chặt các quy định về truy xuất nguồn gốc của các mặt hàng nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường truyền thống.

Năm là, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch; chuẩn bị tốt các hạ tầng để đón các đoàn khách du lịch quốc tế dịp cuối năm.

Sáu là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Bảy là, tăng cường thông tin, tuyên truyền các hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam, nêu gương các tấm gương người tốt, việc tốt; ngăn chặn, triệt phá các thông tin xấu, sai sự thật gây hoang mang cho người dân./.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

 

 


[1] Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 tại thời điểm tháng 6/2022 giảm so với các dự báo đưa ra vào tháng 01/2022.

 [2] Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,29%; 5,57%; 5,39%; 6,18%; 7,1%; 6,79%; 6,71%; 7,18%; 7,1%; 0,52%; 6,73%; 7,72%.

[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước của các năm 2014-2019 lần lượt là: 7,13%; 6,81%; 7,18%; 6,75%; 6,96%; 7,2%.

[4] Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 6/2022 ước đạt 300,4 triệu USD, tăng 120,8% so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,46 tỷ USD, tăng 95,4%.

[5] Đầu tháng 6/2022, giá cá tra ở mức 31,5-32 nghìn đồng/kg, cao hơn 9,5-10,5 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: http://agromonitor.vn/group/48/280/giam-sat-gia).

[6] Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 6/2022 ước đạt 538,5 triệu USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 37,7%.

[7] Đầu tháng 6/2022, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg dao động ở mức 93,5 nghìn đồng/kg, tăng 14,5 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; loại 70 con/kg dao động ở mức 112 nghìn đồng/kg, tăng 14,5 nghìn đồng/kg. (Nguồn: http://agromonitor.vn/group/47/272/giam-sat-gia).

[8] Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2018 và 2019 tăng 8,28% và 8,38%.

[9] Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: Bắc Giang tăng 48,9%; Lai Châu tăng 9,8%; Quảng Nam tăng 25,4%; Hà Giang tăng 23%; Bình Phước tăng 23,7%; Sơn La tăng 14,4%; Đắk Lắk tăng 10%; Bắc Ninh tăng 19,8%; Bạc Liêu tăng 8,9%. Riêng Kon Tum IIP ngành chế biến, chế tạo giảm 7,4% nhưng sản xuất điện (chiếm quyền số 54,5% trong toàn ngành công nghiệp) tăng 38,7% góp phần làm IIP tăng 20,6%.

[10] Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp là: Tiền Giang và Long An cùng tăng 5,7%; Bắc Kạn tăng 3,8%; Đà Nẵng tăng 3,3%; TP. Hồ Chí Minh tăng 2,6%; Ninh Bình tăng 1,7%; Hà Tĩnh tăng 0,3%; Trà Vinh tăng 4,9%. Riêng tỉnh Bình Thuận ngành chế biến, chế tạo tăng 13,7% nhưng sản xuất điện (chiếm quyền số 59,8% trong toàn ngành công nghiệp) giảm 1,1% làm chỉ số IIP 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,1%.

[11] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 24/6/2022.

[12] Chỉ số tương ứng của quý I/2021: Có 28,4% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn quý trước; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 35,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

[13] Chỉ số tương ứng của quý I/2022: Có 30,3% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất tăng so với quý IV/2021; 34,7% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 35% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm.

[14] Chỉ số tương ứng của quý I/2022: Có 26,8% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng cao hơn quý IV/2021; 39,8% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 33,4% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm.

[15] Quý I/2022 tăng 6,1%; quý II/2022 tăng 16,7%.

[16] Quý I/2022 tăng 2%; quý II/2022 tăng 44,2%.

[17] Quý I/2022 tăng 0,1%; quý II/2022 tăng 312,6%.

[18] Theo báo cáo của Cục cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng và Cục Xuất nhập cảnh,
Bộ Công an.

[19] Kỳ báo cáo từ ngày 21/5/2022-20/6/2022.

[20] Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 22/6/2022.

[21] Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Ca-na-da, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án từ 34,7 triệu USD trở lên.

[22] Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Cam-pu-chia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

[23] Theo Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm  ngày 28/6/2022 của Bộ Tài chính.
 

[24] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 6/2022 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 28/6/2022. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 6/2022 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 26/6/2022 do Tổng cục Hải quan cung cấp.

[25] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021 đạt 319 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 158,6 tỷ USD, tăng 29,2%; nhập khẩu đạt 160,4 tỷ USD, tăng 37,2%.

[26] Ước tính tháng Năm nhập siêu 1,73 tỷ USD.

[27] Chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,09% (Gạo tẻ ngon tăng 0,11%; gạo tẻ thường tăng 0,08%) theo giá gạo xuất khẩu và giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao, đồng thời nguồn cung gạo trong nước dồi dào do các địa phương đã và đang thu hoạch lúa. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận chuyển tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác (giá bún, phở, bánh đa tăng 0,17% so với tháng trước; bột mì tăng 0,72%; bánh mì tăng 0,46%; miến tăng 0,4%; bột ngô tăng 0,83%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,52%).

[28] Giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,1% so với tháng trước (Giá thịt gà tăng 1,03%; thịt gia cầm khác tăng 1,37%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 0,28%); giá trứng các loại cũng tăng 1,58%. Bên cạnh đó, giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,2% do giá nhiên liệu tăng (Giá cá tăng 0,39%; giá thủy hải sản tươi sống khác tăng 0,02%; giá thủy sản chế biến tăng 0,52%); giá thịt lợn tăng 0,87% do giá thức ăn chăn nuôi tăng (Thịt chế biến tăng 0,69%; thịt quay, giò chả tăng 0,67%; thịt hộp tăng 1,08%; thịt chế biến khác tăng 0,28%); giá dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 1,34% do giá nguyên liệu đầu vào sản xuất dầu cọ tăng cao (Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,79%; đường, mật tăng 0,41%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,41%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,41%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,37%); giá rau tươi, khô và chế biến tăng 3,56% chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng (Giá bắp cải tăng 7,48%; su hào tăng 4,72%; khoai tây tăng 4,94%; đỗ quả tươi tăng 7,08%; giá rau muống tăng 1,96%; rau dạng củ, quả tăng 3,73%).

[29] Giá xăng dầu cùng với giá nguyên liệu chế biến ở mức cao, nhu cầu đi du lịch tăng cao. Trong đó, chỉ số giá ăn ngoài gia đình tăng 0,66% so với tháng trước; uống ngoài gia đình tăng 0,27% và đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,84%.

[30] Giá xi măng, thép, gạch xây, gạch bê tông, tấm lợp, sơn tường tăng theo giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.

[31] Công sơn tường, lát gạch, xây tường và công lao động phổ thông tăng từ 10% đến 20% do nhu cầu xây dựng tăng cao.

[32] Ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 01/6/2022, 13/6/2022 và 21/6/2022.

[33] Chỉ số giá điện sinh hoạt tháng 6/2022 được tính dựa trên doanh thu và sản lượng điện tiêu dùng từ ngày
01-31/5/2022, do đó phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác.

[34] CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục.

[35] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.

[36] Lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm những người không làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và thuộc một trong ba nhóm sau: (i) người làm công ăn lương thuộc khu vực chính thức không được ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực chính thức và thành viên hợp tác xã không có bảo hiểm xã hội bắt buộc; (ii) chủ cơ sở, lao động tự làm, lao động làm công ăn lương và lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực phi chính thức; (iii) lao động tự làm phục vụ nhu cầu tự tiêu dùng của hộ gia đình và lao động làm thuê trong các hộ gia đình.

[37] Tỷ lệ các hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ số liệu 6 tháng giảm so với 5 tháng năm 2022 do tháng 6/2022 không còn các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình.

[38] Cao Bằng: 1.093,4 tấn; Gia Lai: 697,9 tấn; Quảng Bình: 1.184,4 tấn; Lạng Sơn: 331,6 tấn; Lai Châu: 548,2 tấn; Đắk Nông: 498,2 tấn; Kon Tum: 96,6 tấn; Quảng Ngãi: 277,9 tấn; Sơn La: 107,1 tấn; Điện Biên: 899,5 tấn; Hà Giang: 484,3 tấn; Tuyên Quang: 310,8 tấn; Quảng Trị: 1.085,3 tấn.

[39] Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bạc Liêu.

[40] Bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo và mầm non.

[41] Tính đến 16 giờ ngày 27/6/2022 trên thế giới có 549.063,2 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (6.351,1 nghìn trường hợp tử vong).

[42] Theo báo cáo nhanh ngày 23/6/2022 của Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải).

[43] Tổng hợp Báo cáo từ 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ báo cáo từ ngày 19/5-18/6/2022.

[44] Theo báo cáo nhanh từ Bộ Công an ngày 23/6/2022.


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top