Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Giang

30/05/2019 - 02:35 PM
Khoa học công nghệ (KHCN) đã và đang phục vụ đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất đã giúp cho chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả.
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Giang
 
Ông Phan Đăng Đông
Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Hà Giang

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI xác định, phấn đấu đến năm 2020, đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Muốn thực hiện được điều đó, một trong những giải pháp quan trọng mà Hà Giang thực hiện trong những năm qua là đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ của KHCN vào quản lý xã hội và phát triển sản xuất trên phạm vi toàn Tỉnh, đến nay sau một thời gian thực hiện đã thu được nhiều kết quả tích cực.

cấu ngành Nông nghiệp của Tỉnh phát triển đúng hướng, diện tích các loại cây trồng chủ lực được mở rộng, giá trị canh tác đạt trên 44 triệu đồng/ha, diện tích che phủ rừng đạt tỷ lệ 56,5%, chăn nuôi phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp Tỉnh. ng nhờ ứng dụng KHCN nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp của tỉnhGiang đã thành công trong việc mở rộng sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương, có sức cạnh tranh cao trên thị trường như: Mật ong bạc hà, cam sànhGiang, chè Shan tuyết, gạo Gìa Dui…Tính đến hết năm 2018, đã có 92 sản phẩm hàng hóa của Tỉnh được cấp Văn bằng bảo hộ, trong đó có 5 Chỉ dẫn địa lý, 3 Nhãn hiệu chứng nhận, 9 Nhãn hiệu tập thể 75 Nhãn hiệu thông thường… Một số hoạt động khoa học đã làm tốt vai trò định hướng về công tác nghiên cứu khoa học, đ xuất thực hiện được một số hình đặt ra trong quá trình quản lý và thực tiễn phát triển các lĩnh vực như: Nông nghiệp - nông thôn, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, tài nguyên môi trường, thông tin truyn thông… hay những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - hội các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Quản Bạ, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần… Đặc biệt, nhờ giá trị thực tiễn của các đề tài nghiên cứu v phát triển cây dược liệu đã thu hút một số doanh nghiệp, hợp tác quan tâm đầu phát triển sản xuất chế biến dược liệu, theo hình thức liên kết với người nông dân, đã đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo của các địa phương trên địa bàn Tỉnh.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của KHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnhGiang đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để khuyến khích các tổ chức,nhân tham gia tích cực vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN trên địa bàn Tỉnh như: Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnhGiang giai đoạn 2017-2020 đã và đang thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Năm 2018, tỉnh Giang đã hình thành được 03 doanh nghiệp KH&CN, đồng thời hướng dẫn cho 01 doanh nghiệp xây dựng dự án tham gia Chương trình. Năm 2018, Sở KHCN Tỉnh đã thực hiện quản lý 54 đề tài, dự án, trong đó 42 đề tài dự án cấp tỉnh và 12 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi của Bộ KHCN. Các địa phương trong tỉnh cũng tổ chức thẩm định, phê duyệt triển khai, theo dõi thực hiện 11 dự án, với hầu hết các dự án đều được thực hiện thành công. Đáng chú ý, một số mô hình, chương trình, đề án khoa học gắn liền với thực tế như: Hội đồng Khoa học huyện Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, thành phố Hà Giang Giang; Sở Y tế, Giao thông, Nông nghiệp &PTNT, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh… được triển khai đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

Hiện nay, tỉnh Hà Giang đang tập trung nghiên cứu để xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường phát triển KHCN, tạo điều kiện để KHCN phục vụ hiệu quả hơn nữa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, như: Cơ chế huy động và quản lý tài chính cho KHCN; đẩy mạnh chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất đời sống, thương mại hóa sản phẩm; tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập, trọng dụng và thu hút nhiều cán bộ khoa học có tâm huyết với địa phương./.

 
Minh Châu

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top