Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Kạn

21/04/2021 - 08:55 PM

Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

 Nhiều hộ gia đình tỉnh Bắc Kạn đã trở nên khá giả nhờ vay vốn NHCSXH để phát triển
các mô hình kinh tế tại địa phương

c định rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của TDCSXH trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, hằng năm cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Kạn đưa nội dung hoạt động TDCSXH vào chương trình, kế hoạch công tác của các đơn vị, địa phương. Đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Kạn đã hình thành được mạng lưới tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại 108/108 xã, phường, thị trấn, giúp cho nhân dân tiết giảm chi phí đi lại, tiếp cận gần hơn với hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.


Người dân thuộc các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện Bạch Thông
phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định cuộc sống

Trong 03 năm qua (2018-2020), doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Kạn đạt gần 1,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng với trên 47 nghìn hộ được vay vốn. Tổng dư nợ đến 30/11/2020 là 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 401 tỷ đồng so với 31/12/2017, tốc độ tăng trưởng đạt 22,36%, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,45%/năm.

 Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Ngân Sơn kiểm tra việc sử dụng vốn của bà con trên địa bàn để phát triển
kinh tế vươn lên thoát nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp các tổ tương hỗ, tương trợ, các câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh tại các địa phương trong tỉnh hoạt động ngày càng hiệu quả, giúp nhau vươn lên thoát nghèo như: Mô hình sản xuất miến dong tại xã Côn Minh, huyện Na Rì; trồng cam, quýt tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông; chăn nuôi trâu, bò vỗ béo tại xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể; nuôi dê sinh sản tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới...


Một phiên giao dịch khách hàng tại thị trấn Bằng Lũng của cán bộ, nhân viên NHCSXH huyện Chợ Đồn

Cũng chính từ việc tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, với lãi suất ưu đãi nên TDCSXH đã góp phần hạn chế tình trạng người nghèo và các đối tượng chính sách phải tìm kiếm những khoản vay với lãi suất cao, hạn chế tình trạng tín dụng “đen” cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn…

 Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp gia đình chị Cà Thị Mận, thôn Cọn Luông, xã Xuân La,
huyện Pác Nặm phát triển mô hình chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo

Có thể khẳng định vốn TDCSXH đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh Bắc Kạn. Thông qua TDCSXH, các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, là đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu để cải thiện cuộc sống.


Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp gia đình ông Giàng Văn Tiến, thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm trồng cỏ voi, nuôi nhốt đàn bò hơn 50 con đem lại thu nhập cao cho gia đình

Giai đoạn 2014-2019, đã có trên 7 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Bắc Kạn thoát được nghèo bền vững; gần 4,5 nghìn lao động được tạo việc làm; gần 36 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng; 794 căn nhà của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được xây dựng kiên cố… góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa nhà ở tại các vùng nông thôn của tỉnh Bắc Kạn.


Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Na Rì giao dịch với người dân tại xã Dương Sơn. Ảnh: Tư liệu.

Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến hết năm 2020, cả tỉnh có 23 xã đạt chuẩn, bằng 104,5% kế hoạch; Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 29,4% năm 2015 xuống còn 19,57% vào năm 2019, dự ước đến hết năm 2020 còn 17,07%.


Những hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện Ba Bể vay vốn tín dụng chính sách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ gia đình này
vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Tư liệu.

 Có thể thấy, tín dụng CSXH là một trong những nguồn lực to lớn để tỉnh Bắc Kạn thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển giáo dục; dạy nghề, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới./.

                                                                                                                       Thành Nam


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top