Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Điều tra khuyết tật 2016 một số phát hiện chính

30/05/2019

Vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, Tổng cục Thống kê đã tiến hành Điều tra Quốc gia người khuyết tật năm 2016 (VDS2016). Mục đích của điều tra là đánh giá tình trạng khuyết tật của dân số và điều kiện kinh tế - xã hội, nhằm cung cấp bằng chứng phục vụ lập kế hoạch, chính sách cải thiện cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam. VDS2016 là cuộc điều tra đầu tiên có quy mô lớn, nội dung phong phú và toàn diện về người khuyết tật (cỡ mẫu 35.442 hộ thuộc 1.074 địa bàn, trên 1.074 xã/phường, trong đó có 144 xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, với 658 trên tổng số 713 quận/huyện của 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương). Cuộc Điều tra gồm hai mảng hoạt động: (i) Điều tra chọn mẫu hộ gia đình để xác định người khuyết tật thường trú tại hộ và (ii) Tổng rà soát các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở chăm sóc người khuyết tật để xác định số người khuyết tật đang thực tế thường trú tại các cơ sở chăm sóc người khuyết tật.

Nét độc đáo kiến trúc Cầu Vàng Đà Nẵng

24/05/2019

Cầu Vàng là công trình du lịch thuộc khu du lịch Sun World, Bà Nà Hills, Đà Nẵng, chính thức được khánh thành và đón khách du lịch thăm quan từ tháng 6/2018. Theo The Guardian (Anh) Cầu Vàng là một trong những cây cầu đi bộ có cấu trúc kỳ lạ và tuyệt vời nhất thế giới, và nó cũng lọt vào top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới của tạp chí Time (Mỹ).

Tản mạn Hà Nội phố

24/05/2019

Phồn hoa thứ nhất Long thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Hiểu rõ để đến gần hơn với mua đương đại

24/05/2019

Múa đương đại (Contemporacy Dance) là phong cách múa mới nổi lên trong thế kỷ XX. Ở múa đương đại, có sự giao thoa giữa múa Hiện đại và múa Ballet, cùng với các yếu tố từ jazz và múa trữ tình. Đây là môn nghệ thuật mới mẻ nhưng nhanh chóng đáp ứng được thị hiếu của công chúng bởi cách dùng đường nét và sức mạnh của cơ thể tạo ra hàng loạt chuyển động thể hiện cảm xúc.

Nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Hội An

24/05/2019

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập thể. Để lưu giữ nghệ thuật diễn xướng dân gian, Hội An đưa các loại hình diễn xướng dân gian từ thú chơi dân dã, từng bước trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, một điểm nhấn cho du lịch địa phương. Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng của Hội An phải kể đến nghệ thuật diễn xướng hát Bài Chòi, múa Thiên Cẩu và hát Bả Trạo.

Ngân nga khúc then, đàn tính đầu xuân

24/05/2019

Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, hát Then là một hình thức tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc. Với quan niệm về một thế giới thần bí, nơi có những nhân vật và sức mạnh diệu kỳ như Bụt, Giàng, Trời, đồng bào nơi đây cho rằng chỉ có những ông Then, bà Then mới có đủ sức mạnh, bản lĩnh cũng như khả năng dâng lên Mường Trời những sản vật của con người khi tiếng hát được cất lên. Bởi thế, Then được coi là điệu hát thần tiên, là cầu nối tâm linh chở theo lòng thành kính, lời thỉnh cầu và mong ước của con người về một mùa màng bội thu, tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống ấm no, hạnh phúc, tới các vị thần vào những dịp trọng đại như: Hội làng, dịp lễ, Tết hay các buổi mừng thọ ông bà, cha mẹ…

Ca Trù - Loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam

24/05/2019

Ca Trù là loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI. Trong lịch sử hình thành, nghệ thuật Ca Trù xuất phát từ hát Cửa đình. Sau một thời kỳ dài phục vụ nghi lễ tín ngưỡng trong dân gian, tế thành hoàng làng, Ca Trù phát triển trở thành loại hình nghệ thuật thưởng thức không gắn với không gian tín ngưỡng. Năm 2009, Ca Trù được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Chính sách dân số trong tình hình mới hướng đến nâng cao chất lượng dân số

23/05/2019

Dân số luôn được xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy những năm qua, chính sách dân số của nước ta đã được ban hành và điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước trong từng thời kỳ. Gần đây nhất, năm 2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với quan điểm chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sang dân số và phát triển nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số như quy mô, cơ cấu, phân bổ… hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian trong thời đại mới

22/05/2019

Hội nhập kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức trong bảo tồn văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng và cộng đồng các dân tộc anh em của cả nước nói chung. Văn hóa dân gian chính là cội nguồn của văn hóa dân tộc, đó là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết, chúng ta cần bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân gian, coi đó như là căn cước để hội nhập và giao lưu quốc tế.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top