Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN

08/10/2021 - 02:39 PM

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành nên một thị trường chung

Từ năm 1992, ASEAN đã thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thông qua trọng tâm là hình thành một hiệp định thương mại tự do giữa các nước trong khối ASEAN (AFTA). Hiệp định này đã được triển khai rất thành công giữa các nước đang phát triển, đưa ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thời điểm này khi thuế quan nội khối dần được loại bỏ thì ASEAN cần vượt qua nhiều thách thức như: Nền kinh tế của từng nước ASEAN vẫn còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ lực để thể cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới; Nền kinh tế thế giới nhiều thay đổi, trong đó nổi lên là sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của đầu tư xuyên biên giới thương mại dịch vụ...

Để thể vượt qua những thách thức trên đón trước được làn sóng thay đổi này, từng bước xây dựng một khu vực năng động, tính cạnh tranh cao trên thế giới, các nước ASEAN đã nhanh chóng xây dựng Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) với các mục tiêu lộ trình cụ thể. Ngày 31/12/2015, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 được tổ chức tại Malaysia, AEC chính thức được thành lập, với mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường chung sở sản xuất thống nhất, tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển thể nhân..., song song với việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin viễn thông,…

Các biện pháp trên đã đang được các nước thành viên ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận hiệp định quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA),… gồm các nguyên tắc điều chỉnh thương mại nội khối dựa trên sở các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mức độ mở cửa thị trường rất cao.

Nhằm mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN đã đang đẩy mạnh triển khai các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước đối tác bao gồm FTA ASEAN - Trung Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Ốtx-trây-lia - Niu Di-lân, FTA ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc).

Đặc biệt, với mục tiêu mở rộng liên kết khu vực, sau 8 năm, ASEAN đã kết thúc đàm phán thành công kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) với 5 nước đối tác: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ốtx-trây-lia Niu Di-lân vào ngày 15/11/2020 (bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch) đã thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực. Đây là một hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng cao cân bằng về lợi ích, khi được 15 nước thực thi, sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm 30% dân số thế giới GDP 26,2 nghìn tỉ USD.

Hiện ASEAN đang tiến hành đàm phán nâng cấp 03 FTA với các đối tác ngoại khối bao gồm: FTA ASEAN - Trung Quốc, FTA ASEAN - Hàn Quốc FTA ASEAN - Ốtx-trây-lia - Niu Di-lân. Ngoài ra, ASEAN cũng đang cân nhắc về khả năng đàm phán FTA ASEAN - Ca-na-đa FTA ASEAN - Liên minh châu Âu (EU).
 
Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Ảnh minh họa, nguồn Intenet
 

Thành tựu về kinh tế của Việt Nam

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Đâyquyết định mang tính lịch sử, mở ra một thời kỳ phát triển mới của Việt Nam với những bước hội nhập nhanh chóng tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, gia nhập ASEAN là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong suốt 26 năm qua, song song với tiến trình tham gia ASEAN, mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với các đối tác cũng không ngừng được mở rộng, tạo sở để Việt Nam hội nhập cả về kinh tế chính trị ở các cấp độ khác từ đa phương, khu vực đến song phương với dấu ấn là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao nhất như Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Việt Nam - EU (EVFTA).
 
Sau hơn ¼ thế kỷ là thành viên của ASEAN, kinh tế Việt Nam đến nay đã những thay đổi vượt bậc về mọi mặt. Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995. Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần, từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau In-đô-nê-xia, Thái Lan Phi-líp-pin).

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nammức tăng đáng kể, từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, dù Việt Nam đang phải căng mình chống chọi với làn sóng dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm, hoạt động sản xuất trong nước cũng như hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng, song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn đạt khá, ước tính đạt 240,52 tỷ USD tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,2%). Riêng trong khu vực ASEAN, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực năm 2020 là trên 23,1 tỷ USD; 9 tháng đầu năm nay ước tính đạt 20,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020 (số liệu Tổng cục Thống kê).

Với những con số này, Việt Nam đang từng bước xác lập vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu ghi tên mình vào top những nước xuất khẩu lớn thế giới về các mặt hàng gạo, dệt may, điều… dụ như, trong nhiều năm qua, kể cả trong những thời điểm đầy khó khăn, ngành điều Việt Nam luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều, thâm nhập vào thị trường của hơn 90 quốc gia vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Hay năm 2020, Việt Nam vượt Băng-la-đét thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới trong bảng kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của WTO với trị giá 29 tỷ USD, chỉ xếp sau Trung Quốc. Hiện sản phẩm may mặc “made in Vietnam” chiếm 6,4% thị phần thế giới về hàng may mặc trên toàn cầu. Việt Nam cũng đồng thời nằm trong top đầu các nước xuất khẩu gạo của thế giới đứng vị trị thứ 2 trong năm 2020 vừa qua…

Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế tham gia vào các tổ chức trong khu vực trên thế giới, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài thể hiện ở nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào nước ta tăng mạnh qua các năm đạt 29 tỷ USD vào năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm nay, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp song Việt Nam vẫn tiếp tục trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng cấp mới, vốn đăng điều chỉnh giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Những thành tựu trên đã khẳng định vị trí vai trò của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế đa phương, khu vực thế giới.
 

hội song hành cùng thách thức

thể thấy Cộng đồng kinh tế ASEAN đã đang tạo ra những hội đối với nền kinh tế, doanh nghiệp người dân Việt Nam. Trước hết, AEC mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn giữa các nước ASEAN, đem lại những hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực. Do đó, việc gia nhập AEC cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác đã giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường tiềm năng trong ngoài khu vực. Bên cạnh đó, là một thành viên của AEC, Việt Nam không ngừng mở rộng, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch bình đẳng hơn, tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoại khối, đặc biệt là các nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để tham gia chuỗi giá trị khu vực.

Sự hình thành của AEC dù tạo ra sức ép không nhỏ nhưng cũng là động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển khẳng định mình trong một sân chơi lớn hơn.

Hơn thế nữa, việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò vị thế quốc tế của Việt Nam. Hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi“điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Cùng với những hội trên, AEC cũng đặt ra các thách thức Việt Nam cần phải phải đối mặt vượt qua. Với việc tham gia AEC, Việt Nam đang chịu một sức ép cạnh tranh không nhỏ từ hàng hóa các nước trong khu vực, đâyvấn đề khá đáng lo khi các doanh nghiệp trong nước sức cạnh tranh chưa cao. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu của AEC khi được hình thành là tự do lưu chuyển lao động. Điều này đặt ra yêu cầu Việt Nam cần sự chuẩn bị tốt hơn về trình độ lao động, trong khi hiện nay lao động Việt Nam hiện tay nghề chưa cao, thiếu các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp… Trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa Việt Nam với nhóm 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6)Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Malaysia, Philippines, Singapore Thái Lan đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí, trong đó quan trọng nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), Việt Nam đã bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 6 nước thành viên ban đầu.

 

Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định chủ trương “chủ động tham gia phát huy vai trò tại các chế đa phương đặc biệt là ASEAN Liên hợp quốc”. Tiếp theo đó, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 cũng đã xác định phương châm “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt” tại các tổ chức quốc tế tầm quan trọng chiến lược như ASEAN. Chính vì vậy, việc thúc đẩy hơn nữa hội nhập của Việt Nam trong AEC thời gian tới là một nhiệm vụ ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để đạt được những thành tựu bền vững trong công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN, Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng, trong thời gian tới cần những định hướng, chính sách phù hợp, cụ thể:

Một là, cần cùng các nước ASEAN khẳng định thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế trong khu vực.

Hai là, cần thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025, điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN theo hướng đáp ứng tình hình mới.

Ba là, cần sớm phê duyệt Hiệp định RCEP để đưa Hiệp định thương mai tự do quy mô lớn nhất thế giới về dân số vào thực thi, góp phần thúc đẩy các chuỗi cung ứng khu vực. Đồng thời, chúng ta cũng cần phối hợp với các nước ASEAN khác thúc đẩy việc xây dựng các khuôn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững, dựa theo luật lệ với các đối tác ngoại khối nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư từ ngoài khối.

Duy trì động lực từ những thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong thời gian tới, Việt Nam cần thể hiện định hướng tiếp tục coi hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tinh thần chủ động, năng động trong việc triển khai các sáng kiến thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, góp phần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ, phát huy tố chất của một khu vực kinh tế ASEAN năng động, khẳng định vai trò trung tâm trong hợp tác kinh tếkhu vực./.

 
Bích Ngọc

Tài liệu tham khảo:

- Bài viết của Bộ trưởng Bộ Công Thương kỷ niệm 26 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Niên giám Thống - TCTK.

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top