Bắc Ninh nâng cao chất lượng chỉ số PCI và PAPI - Từ điểm số đến hành động

19/09/2019 - 03:20 PM
Thực trạng cải cách chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh
 
Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố với 64,5 điểm, tăng 2 bậc và tăng 0,14 điểm so với năm 2017.
 
Hình 1: Điểm số và xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2010-2018
 
Bắc Ninh nâng cao chất lượng chỉ số PCI và PAPI - Từ điểm số đến hành động
 
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp, điểm PCI của tỉnh có sự tăng trưởng. Nếu như năm 2015, Bắc Ninh chỉ đạt 59,91 điểm thì lần lượt các năm 2016, 2017 đạt 60,35; 64,36 điểm và năm 2018 tăng lên 64,5 điểm. Dù vậy, tổng điểm PCI của tỉnh vẫn chỉ ở trong nhóm các tỉnh có chất lượng khá.

Đối với các chỉ số thành phần, Bắc Ninh có 5 chỉ số tăng điểm so với năm 2017 là: Cạnh tranh bình đẳng, tăng cao nhất 1,45 điểm; Chi phí thời gian, tăng 0,47 điểm; Tính năng động của chính quyền tỉnh, tăng 0,18 điểm; Đào tạo lao động, tăng 0,13 điểm; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, tăng 0,67 điểm. Trong khi đó, cũngtới 5 chỉ số giảm điểm gồm: Chi phí không chính thức, giảm mạnh nhất với 0,58 điểm; Gia nhập thị trường giảm 0,05 điểm; Tiếp cận đất đai giảm 0,18 điểm; Tính minh bạch, giảm 0,08 điểm; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 
giảm cũng khá cao 0,34 điểm.
 
Bảng 1: Điểm số các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2014-2018
Bắc Ninh nâng cao chất lượng chỉ số PCI và PAPI - Từ điểm số đến hành động
 
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019

Bảng 1 cho thấy, năm 2018 điểm trung bình của chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đã được cải thiện đáng kể, nếu như liên tiếp 4 năm trước ở dưới mức trung bình thì năm 2018 đã tăng 1,45 điểm lên mức trên trung bình. Hay như chỉ số Đào tạo lao động năm thứ 4 liên tiếp tăng điểm. Bên cạnh đó, chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao hơn, đã được cải thiện… Có một thực tế là các chỉ số thành phần PCI của Bắc Ninh cũng chưa thật sự đồng đều. Năm 2018, các tỉnh, thành phố cần đạt trung bình 6,54 điểm/chỉ số để trở thành địa phương có chất lượng điều hành tốt. So sánh với mốc điểm này, điểm các chỉ số thành phần của Bắc Ninh dưới mốc còn nhiều (7/10 chỉ số), chỉ có 3 chỉ số là Chi phí gia nhập thị trường (7,22 điểm), Chi phí thời gian (7,12 điểm) và Đào tạo lao động (7,69 điểm) là đạt trên 7 điểm, thuộc nhóm tốt.

So với các tỉnh điểm số cao nhất toàn quốc cho thấy, Bắc Ninh vẫn còn nhiều địa để bứt phá. Trong 10 chỉ số, chỉ 1 chỉ số về Đào tạo lao động tiệm cận được với tỉnh điểm số cao nhất (thấp hơn 0,23 điểm); 8 chỉ số thấp hơn so với tỉnh điểm số cao nhất từ 1,1 đến 1,93 điểm, còn lại 2 chỉ số Chi phí không chính thức thấp hơn tỉnh điểm số cao nhất đến 2,29 điểm, đặc biệt chỉ số về Cạnh tranh bình đẳng thấp hơn tỉnh điểm số cao nhất đến 2,57 điểm. Điều này cho thấy, tỉnh Bắc Ninh cần phải tập trung bứt phá quyết liệt hơn nữa về Cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp cũng như ngăn chặn quyết liệt hơn nữa các Chi phí không chính thức trong các quan công quyền của tỉnh.

So với các tỉnh điểm số thấp nhất toàn quốc, tỉnh Bắc Ninh có 2 chỉ số có điểm số cao hơn từ 2 điểm trở lên là Đào tạo lao động cao hơn đến 2,99 điểm và Chi phí thời gian 2,21 điểm; Có 5 chỉ số có mức điểm cao hơn từ 1,26 điểm đến 1,93 điểm, còn lại có đến 3 chỉ số chỉ cao hơn tỉnhđiểm số thấp nhất toàn quốc dưới 1 điểm đó là chỉ số về Tính minh bạch, chỉ cao hơn 0,59 điểm; chỉ số Chi phí không chính thức cao hơn 0,78 điểm và chỉ số Gia nhập thị trường cũng chỉ cao hơn 0,81 điểm. ràng, độ roãng khoảng cách giữa tỉnh thấp nhất toàn quốc so với tỉnh Bắc Ninh đang có sự thu nhỏ lại, đòi hỏi Bắc Ninh phải những giải pháp mang tính đồng bộ hơn nữa để đảm bảo 10 chỉ số thành phần đều giữ vươn lên trong từng năm mới đảm bảo mục tiêu cải thiện hơn nữa tổng điểm PCI.
 
Thực trạng chỉ số PAPI tỉnh Bắc Ninh
 
Chỉ số PAPI hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương. Năm 2018, PAPI thêm 2 hai chỉ số nội dung mới là quản trị môi trường và quản trị điện tử (6 chỉ số gốc: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công).
 
Bảng 2: Điểm số các chỉ số thành phần PAPI năm 2018 tỉnh Bắc Ninh
so với tỉnh có điểm số cao nhất toàn quốc
Bắc Ninh nâng cao chất lượng chỉ số PCI và PAPI - Từ điểm số đến hành động 1
 

Năm 2018, chỉ số PAPI của Bắc Ninh đạt 45,75 điểm (tăng 6,55 điểm so với năm 2017), xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 5/8 chỉ số nội dung nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất. Chỉ số Tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 5,65 điểm, xếp hạng 14/63, trong đó ở nội dung thành phần “Chất lượng bầu cử”, Bắc Ninh thuộc nhóm các tỉnh điểm số cao nhất. Chỉ số “Công khai, minh bạch” với 5,52 điểm, xếp hạng 3/63, ở nội dung thành phần“Công khai danh sách hộ nghèo”nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất. Tuy nhiên, 2 nội dung thành phần“Công khai thu, chi ngân sách cấp xã/phường”và“Công khai quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù” bị tụt xuống nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao. Nội dung thành phần mới là “Tiếp cận thông tin”, đạt 0,9 điểm (điểm trung vị của cả nước 0,81 điểm), nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao. Chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân có mức cải thiện lớn nhất về mặt thứ hạng, xếp hạng 13/63, tăng 17 bậc so với năm 2017. Từ năm 2018,thêm hai nội dung thành phần là“Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân” và“Tiếp cận dịch vụ tư pháp”, Bắc Ninh đạt kết quả tương đối tốt, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao và cao nhất. Tuy nhiên, nội dung thành phần “Mức độ và hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền” còn yếu, chỉ đạt 1,87 điểm (điểm trung bình của cả nước 1,93 điểm), nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. Quản trị điện tử với 3,59 điểm, xếp hạng 9/63, nội dung thành phần là “Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương” của tỉnh được đánh giá khá tốt với 3,03 điểm (điểm trung bình cả nước 2,4) nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất. Song ở nội dung “Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” ở mức rất thấp (0,56 điểm trên thang điểm từ 0,5 đến 5). Chỉ số Cung ứng dịch vụ công với 7,36 điểm, xếp hạng 10/63. Chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình với 6,62 điểm (tăng 0,28 điểm so với năm 2017), xếp hạng 23/63 (tăng 5 bậc so với năm 2017). Hai nội dung thành phần “Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương” và “Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công” vẫn duy trì nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao; nội dung “Công bằng trong tuyển dụng vào khu vực công” bước cải thiện. Đối với nội dung thành phần“Quyết tâm chống tham nhũng”không có nhiều thay đổi về mặt điểm số, nhưng lại có thay đổi lớn về mặt thứ hạng, bị tụt xuống nhóm các tỉnh đạt điểm thấp nhất. Bắc Ninh có 2/8 chỉ số nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. Trong đó, Chỉ số Thủ tục hành chính công sự thụt lùi nhiều nhất, xếp hạng 38/63, giảm 24 bậc so với năm 2017. Ở chỉ tiêu “Xin cấp giấy phép xây dựng” Bắc Ninh nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm thấp nhất, chỉ tiêu “Xin chứng thực/xác nhận của chính quyền” nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. Còn Chỉ số “Quản trị môi trường” đánh giá về hai vấn đề môi trường tác động trực tiếp tới sức khỏe con người (Chất lượng không khí và chất lượng nguồn nước sinh hoạt), chỉ đạt 4,5 điểm, xếp hạng 33/63, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp.
 
Giải pháp cải thiện chỉ số PCI và PAPI tỉnh Bắc Ninh 
 
Trong quá trình thực hiện các chỉ số PCI và PAPI, tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Để cải thiện các chỉ số thành phần PCI và PAPI, tỉnh Bắc Ninh cần có những giải pháp cơ bản như sau:

Một là, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và ứng dụng công nghệ thông tin. Công khai, minh bạch hóa thông tin, rút ngắn, loại bỏ những thủ tục cản trở việc đầucủa các chủ dự án vào tỉnh, đặc biệt các ngành: Đầu tư, đất đai, xây dựng bản, thuế, hải quan... Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành chính, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức. Khuyến khích và giao nhiệm vụ các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố… phát huy sáng kiến, hình tốt trong triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh xây dựng hình ảnh cơ quan Nhà nước thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.

Hai là, nhanh chóng hoàn thiện các đồ án quy hoạch dài hạn, giải quyết tốt những vướng mắc của doanh nghiệp, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đúng luật mà không tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Làm tốt công tác quy hoạch xây dựng; quy hoạch sử dụng đất; tăng cường hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công về đất đai, xây dựng; công tác giải phóng mặt bằng, kết nối dữ liệu giữa các ngành trong quản lý doanh nghiệp và đầu tư…

Ba là, tạo ra bước đột phá mới trong vận hành hệ thống hướng tới mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử, thành phố thông minh. Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, tư vấn pháp lý. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ DN, trước hết ở các đơn vị sự nghiệp có chức năng hỗ trợ DN; khuyến khích các DN cung cấp dịch vụ hỗ trợ DN (công nghệ thông tin, tư vấn tài chính, đầu tư, tiếp thị,..). Các Sở ban, ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư vấn hoạt động, giới thiệu trên Website các công ty tư vấn, tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ tư vấn phát triển.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc và triệt để Quy chế phối hợp gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, đẩy mạnh công tác tham mưu của các Sở cho UBND tỉnh; chỉ đạo các huyện, thành, thị rà soát, triển khai các giải pháp để thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã; thực hiện đầy đủ các nội dung công việc liên quan đến xác định Chỉ số CCHC tỉnh hàng năm theo yêu cầu của Bộ Nội vụ. Xây dựng văn bản QPPL đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; Công bố, cập nhật đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu Quốc gia; triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế tự chủ trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công (TTHCC) các cấp; hoàn thiện những nội dung chi tiết để nâng cao chất lượng phục vụ tại TTHCC.

Tóm lại, chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh Bắc Ninh đã có những tiến triển đáng kể và vẫn nằm trong nhóm các tỉnh/thành phố đạt điểm số cao nhất trong cả nước. Nhưng thông qua việc đánh giá chi tiết từng chỉ số thành phần cho thấy, chính quyền Bắc Ninh cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; cải thiện hiệu quả hơn nữa quản trị và hành chính công nhất là trong bối cảnh Bắc Ninh đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương./.

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top