Bắc Ninh: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2019 khó khăn và thách thức

29/08/2019 - 04:13 PM
Kinh tế 6 tháng đầu năm: Những gam màu sáng - tối
 
Trong kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng từ đầu năm, Bắc Ninh đã dự báo mức tăng trưởng có thể chỉ đạt 2,9% trong 6 tháng đầu năm, nếu ngành công nghiệp điện tử không tạo được “bứt phá” trong tiêu thụ trên thị trường thế giới đối với 2 nhóm sản phẩm điện thoại và màn hình. Và, đúng như dự báo, những tác động tiêu cực của thị trường thế giới đã ảnh hưởng khá sâu đến kinh tế của tỉnh trong điu kiện độ mở nn kinh tế khá lớn, mức tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh đã giảm 4,29% so với cùng k năm 2018. Đây là lần đầu tiên kinh tế của Bắc Ninh tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm kể từ khi dự án của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010.
 
Ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, biến đổi khí hậu tác động rõ rệt đến thời tiết và ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân. Bên cạnh đó, do đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục được chuyển đổi mục đích sử dụng, nên diện tích gieo trồng vụ đông xuân năm nay giảm 1.046 ha so cùng vụ năm trước. Nhưng, nhờ mở rộng cơ cấu giống cây trồng chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao nên ngành trồng trọt đạt mức tăng trưởng 0,4% - đây là điểm sáng đáng lưu ý của khu vực này. Một điểm sáng nữa là ngành thủy sản duy trì mức tăng trưởng ổn định 1%, nhờ đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nên sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1% và nuôi cá lồng trên sông tăng 0,9%. Trong chăn nuôi, tuy chăn nuôi gia cầm đạt mức tăng trưởng 1,6% v tổng đàn, chăn nuôi trâu, bò ổn định, nhưng chăn nuôi lợn lại bị thiệt hại nặng n bởi dịch bệnh tả lợn Châu Phi nên ngành chăn nuôi giảm tới 20% - đây  là gam màu tối duy nhất, đã kéo cả khu vực này giảm 8,1% so cùng k năm trước.
 
Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, sản xuất công nghiệp của khu vực trong nước đạt mức tăng trưởng khá (+8,2%) so cùng k năm trước. Điểm sáng này được tạo ra nhờ các chính sách khuyến khích v phát triển công nghiệp hỗ trợ, ưu đãi tín dụng đối với doanh nghiệp dân doanh, hỗ trợ khởi nghiệp và các ngành ngh truyn thống của địa phương. Tuy nhiên, sản xuất của khu vực DN FDI tiếp tục đà sụt giảm từ quý IV/2018 do ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là sản xuất sản phẩm điện tử (70%) giảm sút ở cả hai mảng quan trọng là sản phẩm điện thoại và màn hình. Tính chung 6 tháng, sản xuất của khu vực FDI giảm 7,8% so cùng k năm trước và gam màu tối này đã kéo ngành công nghiệp của tỉnh giảm 6,7%. Nguyên nhân làm cho ngành sản xuất sản phẩm điện tử sụt giảm là do nhu cầu sử dụng đối với điện thoại thông minh đã bão hòa, chu k sử dụng dài hơn và những sản phẩm mới cũng không có thêm nhiu tính năng khác biệt, nên doanh số tiêu thụ của điện thoại trên toàn cầu sụt giảm so với các năm trước. Đây cũng là nguyên nhân làm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bắc Ninh trong 6 tháng đầu năm đạt 14,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,8% kim ngạch cả nước; so cùng k năm trước giảm 10,9% v kim ngạch và giảm 2,4% v tỷ trọng so với kim ngạch cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của điện thoại là 11,1 tỷ USD, chiếm 47,2% kim ngạch điện thoại cả nước; so cùng k năm trước giảm 14% v giá trị và giảm 10% v tỷ trọng của mặt hàng điện thoại.
 
Ở các ngành dịch vụ, do khó khăn v thị trường, một số doanh nghiệp công nghiệp FDI quy mô lớn đã điu chỉnh giảm kế hoạch sản xuất, cắt giảm hơn 20 nghìn lao động và số lượng lớn chuyên gia nước ngoài đã v nước sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt và vận hành dây chuyn, thiết bị, công nghệ sản xuất,.. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sức mua và mức tiêu dùng nhiu loại hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, hầu hết các ngành dịch vụ có tính chất thị trường đu chỉ tăng trưởng một con số, thậm chí có ngành còn giảm, như: Bán buôn, bán lẻ (+8,2%); lưu trú và ăn uống (+8,9%); thông tin truyn thông (+9,3%); tài chính, ngân hàng (+7,9%); bất động sản (-1%); dịch vụ hành chính và hỗ trợ (+1,1%) và dịch vụ khác (+7%). Tính chung, tăng trưởng của khu vực dịch vụ chỉ đạt 5,9%, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2013 (+5,3%) đến nay. Nhưng đây là khu vực duy nhất duy trì mức tăng trưởng dương và trở thành điểm sáng đóng góp được 0,79 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
 
Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2019
 
Tuy có những gam màu tối trong phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm, nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sẽ có sự phục hồi ở những tháng cuối năm, đó là: (1) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan, với 99 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký 606,8 triệu USD; so cùng k năm trước, tuy chỉ tăng 3,1% v số dự án, nhưng lại gấp 2,9 lần v số vốn đăng ký. Đồng thời, điu chỉnh cho 66 dự án cũ với tổng vốn điu chỉnh tăng thêm 386,3 triệu USD. Đây là nguồn lực lớn khi các dự án giải ngân vốn đầu tư trong những tháng tới sẽ tạo thêm“động lực” cho tăng trưởng kinh tế; (2) Trong 6 tháng, đã có thêm 1.086 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đăng ký 12.040 tỷ đồng (tương đương 510 triệu USD) và nếu các doanh nghiệp này gia nhập thị trường cũng sẽ góp phần tăng vốn đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế; (3) Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đạt 15.210 tỷ đồng, tăng 5,5% so cùng k năm trước; trong đó thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Nhà nước đạt 697 tỷ đồng, tăng 5,7%, DN FDI đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 13%, thu thuế ngoài Nhà nước đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 24,5%,… đã góp phần mở rộng các khoản mục đầu tư phát triển của tỉnh, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Bên cạnh đó, theo dự báo của các hãng nghiên cứu thị trường, sản lượng smartphone toàn cầu năm 2019 ước đạt 1,41 tỷ chiếc, giảm 3,3% so với năm 2018, nên thị phần Samsung cũng sẽ giảm ở cả hai mảng là điện thoại và màn hình. Từ kết quả sản xuất và xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Samsung cam kết doanh thu năm 2019 của Công ty Samsung Electronics (SEV) sẽ đạt mức tăng trưởng 5% so với năm 2018, công ty Samsung Display tăng 0,2% và công ty Samsung SDI (sản xuất pin điện thoại) tăng 14,5%; và cùng với các dự án FDI còn lại, dự án mới đi vào hoạt động trong 6 tháng cuối năm đạt mức tăng trưởng trên 16%, sẽ góp phần đưa GTSX toàn ngành công nghiệp tăng 4,7%. Ngoài ra, nếu tập đoàn Samsung tranh thủ được lợi thế từ cấm vận của Mỹ đối với tập đoàn Huawei của Trung Quốc và tăng được doanh số tiêu thụ điện thoại, màn hình, thì cứ tăng thêm được 10 nghìn tỷ đồng v GTSX (giá so sánh) sẽ đóng góp thêm được 0,9% tăng trưởng của ngành công nghiệp và 0,7% cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng ở mức 7% mà Hội đồng Nhân dân đ ra có thể đạt được.
 
Khó khăn và thách thức đối với duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định
 
Mặc dù Bắc Ninh đã lường trước và xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, trong đó có cả kịch bản xấu là 5%, nhưng những khó khăn và thách thức mới đã tạo thêm áp lực không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, đó là:
 
(i) Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khu vực FDI trong đó chủ yếu là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, thách thức đặt ra ở đây là Bắc Ninh cần thu hút được các dự án ở các ngành khác làm đối trọng với ngành điện tử hiện nay, nhằm tạo thế vững chắc cho sản xuất công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
 
(ii) Dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, nếu không được khống chế thì không chỉ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi năm 2019 mà còn kéo dài sang năm 2020. Bên cạnh đó, thời tiết cũng diễn biến phức tạp và khó lường, cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp, nếu Bắc Ninh không đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao…

(iii) Mặc dù, thu hút đầu tư nước ngoài là điểm sáng, nhưng suất đầu tư thấp (bình quân đạt 6,13 triệu USD/dự án); trong khi tiến độ giải ngân chậm với thời gian đầu tư dài, nên lượng vốn đầu tư thực tế được đưa vào nn kinh tế còn thấp, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ tuy đã được quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiu dự án đầu tư và có rất ít các doanh nghiệp dân doanh tham gia vào việc sản xuất và cung ứng linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị máy móc cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(iv) Việc phát triển các ngành dịch vụ có tính chất thị trường còn mang tính tự phát, nhất là ở khu dân cư của các xã quanh các KCN còn thiếu sự liên kết; hệ thống siêu thị tiện ích, thông minh (smart) trong các KCN, khu nhà ở xã hội chưa được quan tâm đầu tư và chưa thu hút được các dự án FDI vào các ngành trong nhóm này. Hiện nay, Bắc Ninh mới chỉ có 4 ngành là lưu trú và ăn uống; vận tải, bất động sản và ngân hàng là có DN FDI tham gia, nhưng doanh thu hàng năm chưa lớn, chưa tạo ra bứt phá. Trong khi các ngành giáo dục, y tế, nghiên cứu và phát triển (R&D) đang có cơ hội để phát triển và tạo đột phá, nhưng chưa được các tập đoàn lớn ở trong nước nói chung và các tập đoàn nước ngoài nói riêng quan tâm và đầu tư. Đây là thách thức không nhỏ và trong ngắn hạn khó có thể giải quyết để nâng cao tỷ trọng cho khu vực dịch vụ.
 
(v) Ngoài ra, do Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng với độ mở lớn và đã hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, cũng chịu không ít áp lực đan xen nhiu mặt bởi các diễn biến phức tạp, khó lường của thế giới. Trong đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tạo cả cơ hội và thách thức đối các các DN sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử, dệt may,… Vì thế, nếu không lường trước trong thu hút đầu tư, Bắc Ninh rất có thể trở thành “trung tâm điện tử” của một số DN Trung Quốc lách luật để xuất khẩu sang Mỹ, gây áp lực lên các doanh nghiệp cùng ngành vốn đang sản xuất kinh doanh ổn định trên địa bàn tỉnh./.
 
Ngô Văn Tuệ
Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top