Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022

29/09/2022 - 09:45 AM
Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn khi xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na kéo dài; lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bất thường ở nhiều châu lục… Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo giảm[1] so với các dự báo đưa ra trước đó. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 2,8%, giảm so với mức dự báo 4,1% tại thời điểm đầu năm 2022. Fitch Ratings điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo 2,9% tại thời điểm tháng 6/2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 4/2022.
 
Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
 
Trên cơ sở đó, kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt so với cùng kỳ năm trước, khi nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa… Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý III và 9 tháng năm 2022 như sau:
 
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
 
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021[2] là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,91%; khu vực dịch vụ tăng 18,86%. Về sử dụng GDP quý III/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 38,21% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 8,7%, đóng góp 21,13%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,32%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,72%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 40,66%.
 
GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.
 
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022
 
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 5,2% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
 
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9,63% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018[3], đóng góp 2,74 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,55%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
 
Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9 tháng năm 2022 đạt 10,57%, cao nhất của 9 tháng các năm 2011-2022[4]. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 14,2%, đóng góp 0,83 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ[5] với mức tăng 41,7%, đóng góp 0,81 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,65%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 2,67%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát[6].
 
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.
 
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%.
 
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
 
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2022 vẫn duy trì tăng trưởng ổn định mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường từ đầu quý II/2022 và giá vật tư đầu vào tăng cao. Sản lượng một số cây lâu năm trọng điểm tăng so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi phát triển ổn định; hoạt động khai thác gỗ triển khai tích cực. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi tăng; tuy nhiên khai thác thủy sản biển gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu ở mức cao.
 
a) Nông nghiệp
 
Lúa đông xuân
 
Vụ lúa đông xuân năm 2022 đạt 19,98 triệu tấn, giảm 649 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2021 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng để chuyển sang đất phi nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa, chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn; năng suất đạt 67,2 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước vì giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao người dân giảm lượng sử dụng.
 
Lúa mùa
 
Tính đến trung tuần tháng Chín, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.505,3 nghìn ha, bằng 100,2% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.023,8 nghìn ha, bằng 98,3%, các địa phương phía Nam đạt 481,5 nghìn ha, bằng 104,3%. Diện tích gieo cấy lúa mùa miền Bắc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế từ canh tác lúa không cao nên người dân giảm diện tích gieo trồng. Một số địa phương có diện tích gieo cấy giảm so với cùng kỳ năm trước: Nghệ An giảm 4,6 nghìn ha; Hà Nội giảm 3,1 nghìn ha; Thanh Hóa giảm 1,6 nghìn ha; Hưng Yên giảm 1,4 nghìn ha; Hà Nam giảm 1,1 nghìn ha. Hiện nay, tại các địa phương phía Bắc lúa đang làm đòng trổ bông, một số trà lúa sớm đang trong giai đoạn vào chắc và chín; các địa phương phía Nam đang tiếp tục gieo cấy.
 
Lúa hè thu
 
Vụ lúa hè thu năm nay cả nước gieo cấy được 1.915,6 nghìn ha, giảm 38,6 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước, trong đó giảm chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 32,9 nghìn ha do chi phí đầu vào tăng cao nên người dân giảm diện tích xuống giống và chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, trồng cỏ hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
Tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 95,5% diện tích gieo cấy và bằng 100,3% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1.440,7 nghìn ha, chiếm 97,6% và bằng 100,6%. Theo báo cáo của các địa phương, ước tính năng suất lúa hè thu cả nước năm nay đạt 56,4 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2021; sản lượng đạt 10,8 triệu tấn, giảm 340 nghìn tấn.
 
Lúa thu đông
 
Đến giữa tháng Chín, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 574 nghìn ha lúa thu đông, bằng 93,7% cùng kỳ năm trước do mưa lớn ngập nhiều nên người dân tạm cho đất nghỉ ngơi, mở ruộng đón phù sa chuẩn bị cho vụ đông xuân 2022-2023 sắp tới. Ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật và quy trình canh tác tiên tiến để giảm bớt chi phí sản xuất; theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, sâu bệnh; hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng giống lúa chất lượng cao.
 
Cây hàng năm
 
Cùng với việc gieo cấy lúa, các địa phương trên cả nước đang tiến hành gieo trồng cây hoa màu. Diện tích gieo trồng các loại cây hoa màu hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi, nhiều vùng bị ngập úng cùng với đó là hiệu quả kinh tế từ các loại cây như ngô, khoai lang, lạc không cao nên nông dân thu hẹp sản xuất.
 
Hình 2. Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm
(Tính đến trung tuần tháng 9/2022)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022
 Cây lâu năm
 
Tổng diện tích cây lâu năm 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.656,2 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.198,3 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.162,6 nghìn ha, tăng 2,3%.
 
Sản lượng thu hoạch một số cây công nghiệp chủ yếu 9 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chè búp đạt 891,9 nghìn tấn, tăng 0,7%; cao su đạt 841,3 nghìn tấn, tăng 3,2%; hồ tiêu đạt 267,6 nghìn tấn, tăng 0,5%. Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả đều tăng khá: Chuối đạt 1.832,5 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước; cam đạt 989,6 nghìn tấn, tăng 10,1%; xoài đạt 812,4 nghìn tấn, tăng 3,3%; nhãn đạt 531,7 nghìn tấn, tăng 3,5%; bưởi đạt 527,8 nghìn tấn, tăng 6%. Riêng thanh long đạt 701,1 nghìn tấn, giảm 9,6% do giá bán giảm, lượng xuất khẩu thấp nên người dân không chăm bón; nhiều vườn cây thanh long đến tuổi già cỗi, người dân chưa trồng lại.
 
Chăn nuôi
 
Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, dịch viêm da nổi cục dần được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn cao. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành vẫn cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán trâu, bò trái phép, không rõ nguồn gốc.
 
Hình 3. Tốc độ tăng/giảm số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 9/2022
so với cùng thời điểm năm trước
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 1
Chăn nuôi lợn và gia cầm hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có để thay thế một phần thức ăn công nghiệp, đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng từ trang trại tới bàn ăn.

Biểu 1: Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
 
  Ước tính
quý III/2022
Cộng dồn
9 tháng/2022
Tốc độ tăng so với 
cùng kỳ năm trước (%)
  Quý III/2022 9 tháng/2022
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Nghìn tấn)      
Thịt trâu 26,2 88,2 2,9 2,1
Thịt bò 107,8 348,9 3,6 4,2
Thịt lợn 1.116,4 3.232,7 6,0 5,8
Thịt gia cầm 486,4 1.467,1 4,0 4,8
Trứng (Triệu quả) 4.614,0 13.441,1 4,4 4,7
Sữa (Nghìn tấn) 314,4 932,1 10,7 10,3
 
 
Tính đến ngày 23/9/2022, cả nước không còn dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng;  dịch viêm da nổi cục còn ở Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tiền Giang và dịch tả lợn châu Phi còn ở 20 địa phương chưa qua 21 ngày.
 
b) Lâm nghiệp
 
Sản xuất lâm nghiệp quý III/2022 có nhiều thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc rừng; hoạt động khai thác gỗ được đẩy mạnh do nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng. Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước trong quý III/2022 ước đạt 71,3 nghìn ha, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 23,5 triệu cây, tăng 4,1%; sản lượng củi khai thác đạt 4,4 triệu ste, tăng 0,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 5.216,6 nghìn m3, tăng 6,6%. Sản lượng gỗ khai thác tăng cao so với cùng kỳ năm trước do rừng đến tuổi khai thác, giá gỗ tăng và nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến được khôi phục trở lại.
 
Tính chung 9 tháng năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 191,2 nghìn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 70,4 triệu cây, tăng 5,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 13,7 triệu m3, tăng 6,2%; sản lượng củi khai thác đạt 13,9 triệu ste, tăng 0,5%.
 
Diện tích rừng bị thiệt hại quý III/2022 là 276,5 ha, giảm 77,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là rừng bị chặt, phá với 275,1 ha, tăng 4,3%; diện tích rừng bị cháy là 1,4 ha, giảm 99,9%. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 887,9 ha rừng bị thiệt hại[7], giảm 62,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 24,5 ha, giảm 98,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 863,4 ha, giảm 1,6%.
 
c) Thủy sản
 
Sản lượng thủy sản quý III/2022 ước đạt 2.406 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.706,8 nghìn tấn, tăng 2,2%; tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 8%; thủy sản khác đạt 332,6 nghìn tấn, tăng 0,8%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 6.602,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: Cá đạt 4.751,2 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 886,6 nghìn tấn, tăng 8,8%; thủy sản khác đạt 965 nghìn tấn, tăng 1,1%.
 
Hình 4. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 2
 
Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý III/2022 ước đạt 1.343,5 nghìn tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 862,8 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 329,2 nghìn tấn, tăng 9%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 3.611,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 2.415,6 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 777,6 nghìn tấn, tăng 10,4%; thủy sản khác đạt 418 nghìn tấn, tăng 5,5%.
 
Nuôi trồng cá tra phát triển khá do giá cá tra nguyên liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trong những tháng gần đây[8] và nhu cầu thị trường thế giới cũng tăng cao[9]. Sản lượng cá tra quý III/2022 ước đạt 367 nghìn tấn, tăng 10,1% so cùng kỳ; tính chung 9 tháng đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9%.
 
Giá tôm nuôi cao và duy trì ở mức ổn định[10] người nuôi có lãi và việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng tôm sú quý III/2022 đạt 84,2 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 233,3 nghìn tấn, tăng 10,9%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng tôm sú đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 533 nghìn tấn, tăng 14,3%.
 
Sản lượng thủy sản khai thác quý III/2022 ước đạt 1.062,5 nghìn tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 844 nghìn tấn, giảm 1,8%; tôm đạt 37,4 nghìn tấn, giảm 0,8%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 2.991,6 nghìn tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 2.335,6 nghìn tấn, giảm 2,5%; tôm đạt 109 nghìn tấn, giảm 1,1%, thủy sản khác đạt 547 nghìn tấn, giảm 2,1%. Do giá nhiên liệu tăng cao cùng với tình hình thời tiết ngư trường không thuận lợi vì ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên ngư dân hạn chế ra khơi hoặc cho tàu nằm bờ nên sản lượng thủy sản khai thác biển 9 tháng năm 2022 đạt 2.850,1 nghìn tấn, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Cá đạt 2.240,1 nghìn tấn, giảm 2,6%; tôm đạt 98,8 nghìn tấn, giảm 1,3%.
 
3. Sản xuất công nghiệp
 
Sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước[11]. Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%.
 
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2022 ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng 12,12%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69% (quý I tăng 7,85%; quý II tăng 11,07%; quý III tăng 13,02%), đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,42%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
 
Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 31,9%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 11,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 5,4%; sản xuất kim loại giảm 0,8%. 
 
Biểu 2. Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ
năm trước các năm 2018-2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm
 
  2018 2019 2020 2021 2022
 
Sản xuất đồ uống
 
8,2
 
11,0
 
-6,2
 
-3,8
 
31,9
Sản xuất trang phục 10,9 8,4 -5,5 4,5 22,5
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 10,5 8,9 -4,1 4,8 20,4
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 25,2 -2,8 32,2 -20,6 18,3
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 2,4 12,4 -2,3 4,1 17,3
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện 2,5 9,8 -5,6 3,2 16,4
Sản xuất thiết bị điện 7,5 10,4 0,4 -0,4 14,9
Sản xuất phương tiện vận tải khác 5,7 -5,8 -9,3 -2,7 11,4
Sản xuất sản phẩm thuốc lá 5,2 4,0 7,4 -3,2 11,4
Sản xuất kim loại 19,7 36,7 4,6 27,5 -0,8
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 3,4 15,0 3,9 -1,8 -5,4
 
 Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao[12]. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm[13].

Hình 5. Tốc độ tăng/giảm IIP 9 tháng năm 2022 
so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương (%)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 3

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 35,8%; thủy hải sản chế biến tăng 20,4%; linh kiện điện thoại tăng 17,3%; ô tô tăng 16,5%; thép thanh, thép góc tăng 15,4%; quần áo mặc thường tăng 13,2%; thuốc lá điếu tăng 11,4%; giày, dép da tăng 10,2%; sơn hóa học tăng 10,1%; bột ngọt tăng 9,6%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô giảm 13,7%; điện thoại di động giảm 5,8%; phân hỗn hợp NPK giảm 4,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 3,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 3,1%; khí hóa lỏng LPG giảm 2,5%; tivi các loại giảm 1,8%; dầu thô khai thác giảm 0,6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2022 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,8%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2022 tăng 7,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 28,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2022 là 76,4% (bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2022 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21,8% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 6,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5% và tăng 17,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,4% và tăng 25,8%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,5% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,2% và tăng 23,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 2,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2% và tăng 5,5%.

4. Hoạt động của doanh nghiệp

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2022 đạt 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.908,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 112,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,8% so với 9 tháng năm 2021. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2022 với 82,6% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý III/2022.

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp[14]

Trong tháng Chín, cả nước có 11.466 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 136 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 61,9 nghìn lao động, giảm 3,8% về số doanh nghiệp, tăng 4,5% về vốn đăng ký và giảm 17,7% về số lao động so với tháng 08/2022; so với cùng kỳ năm 2021, tăng 194,1% về số doanh nghiệp, tăng 117,9% về số vốn đăng ký và tăng 24,1% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng, cả nước còn có 5.118 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 112,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.272,3 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 758,1 nghìn lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng 6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.635,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,7 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.908,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 50,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 56,1% so với 9 tháng năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 9 tháng năm nay có 1.543 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; 27,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 20,8%; 83,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 36,8%.

Hình 6. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 4

Cũng trong tháng Chín, có 2.935 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 21,9% so với tháng trước và tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.187 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 6% và tăng 66,9%; có 1.516 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% và tăng 150,2%.

Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 62,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước; 36,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 12,1%; 13,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 8%. Bình quân một tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Biểu 3. Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 9 tháng năm 2022
phân theo một số lĩnh vực hoạt động

  Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp) Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%)
Thành lập mới Giải thể Thành lập mới Giải thể
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 39.765 4.842 37,5 3,0
Công nghiệp chế biến chế tạo 14.391 1.635 30,5 11,0
Xây dựng 12.136 1.273 13,9 7,4
Kinh doanh bất động sản 7.124 870 31,9 36,8
Vận tải kho bãi 5.500 512 30,4 -10,3
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4.840 668 67,4 -8,2
Sản xuất phân phối, điện, nước, gas 817 345 -15,0 27,8
 
 
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
 
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: Có 38,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2022; 36,0% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 25,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn[15]. Dự kiến quý IV/2022, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022; 33,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 83,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 80,9% và 79,1%. 
 
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 1
 
Về khối lượng sản xuất, có 39,1% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III/2022 tăng so với quý II/2022; 35,3% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 25,6% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm[16]. Xu hướng quý IV/2022 so với quý III/2022, có 46,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 36,2% số doanh nghiệp dự báo ổn định và 17% số doanh nghiệp dự báo giảm.
 
Về đơn đặt hàng, có 35% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý III/2022 cao hơn quý II/2022; 39% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 26% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm[17]. Xu hướng quý IV/2022 so với quý III/2022, có 44,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 38% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định và 17,5% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm.
 
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý III/2022 so với quý II/2022, có 26,9% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 45,1% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 28% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý IV/2022 so với quý III/2022, có 37,1% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 44,9% số doanh nghiệp dự kiến ổn định và 18% số doanh nghiệp dự kiến giảm.
 
5. Hoạt động dịch vụ
 
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
 
Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Chín phục hồi và phát triển tích cực với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5% và quý II tăng 20,1% và quý III tăng 41,7%.
 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín ước đạt 493,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô năm 2019 - năm chưa có dịch Covid-19[18]. Trong quý III/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.450,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với quý trước và tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước[19]. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,8% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,6%).
 
Biểu 4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 
 
Nghìn tỷ đồng
  Ước tính
tháng 9
năm
2022
Ước tính
quý III
năm
2022
Ước tính
9 tháng
năm
2022
Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)
  Tháng 9
năm 2022
Quý III
năm 2022
9 tháng
năm 2022
 

Tổng số
493,1 1.450,4 4.170,2 36,1 41,7 21,0

Bán lẻ hàng hóa
379,3 1.125,1 3.300,0 19,9 25,5 15,8

Dịch vụ lưu trú, ăn uống
53,6 159,9 430,9 129,1 145,6 54,7

Du lịch lữ hành
3,0 9,6 18,2 3.106,2 3.954,4 294,9

Dịch vụ khác
57,2 155,8 421,1 154,2 153,7 34,5
 
 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm lại đây và tăng 14,2% so với 9 tháng năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù vậy, quy mô của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 ước tính chỉ đạt khoảng 84% trong điều kiện bình thường không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Hình 8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
9 tháng các năm 2018-2022
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 2

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.300 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước[20] (loại trừ yếu tố giá tăng 11,6%), chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 25,9%; may mặc tăng 16,6%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 15,3%; lương thực, thực phẩm tăng 11,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,9%. Bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm nay phục hồi tích cực với doanh thu tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Khánh Hòa tăng 60,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 57,2%, Bình Dương tăng 43,0%; Cần Thơ tăng 41,1%; Hà Nội tăng 40,4%; Đà Nẵng tăng 39,5%; Hải Phòng tăng 31,2%; Quảng Ninh tăng 27,3%

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2022 ước đạt 430,9 nghìn tỷ đồng, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè[21]. Mặc dù vậy doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm nay chỉ bằng 97,8% so với cùng kỳ năm 2019.​ Doanh thu 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Cần Thơ tăng 122,5%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 100,2%; Hà Nội tăng 92,4%; Quảng Ninh tăng 84,7%; Đà Nẵng tăng 84,0%; Đồng Nai tăng 55,5%; Bình Dương tăng 48,7%.

Doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm 2022 ước đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ[22], đặc biệt là du lịch nội địa. Tuy nhiên, doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm nay mới chỉ bằng 55,9% so với cùng kỳ năm 2019.​ Doanh thu 9 tháng năm 2022 của một số địa phương so với cùng kỳ năm trước như sau: Cần Thơ tăng 766,8%; Đà Nẵng tăng 634,7%; Hà Nội tăng 386,3%; Hải Phòng tăng 277%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 151,9%; Quảng Ninh tăng 90,3%.

Doanh thu dịch vụ khác 9 tháng năm 2022 ước đạt 421,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước[23]. Cụ thể mức tăng 9 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 85,8%; Cần Thơ tăng 55%; Thanh Hóa tăng 31,6%; Hà Nội tăng 30,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 23,8%; Bình Dương tăng 19,8%; Hải Phòng tăng 14,6%.

b) Vận tải hành khách và hàng hóa

Hoạt động vận tải trong tháng Chín tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ cả về vận tải hành khách và hàng hóa. Trong đó, vận chuyển hành khách gấp 3,9 lần và luân chuyển hành khách gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa tăng 52,6% về vận chuyển và tăng 60,4% về luân chuyển.

Quý III/2022, vận tải hành khách gấp 3,9 lần về vận chuyển và gấp 5,3 lần về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hoá tăng lần lượt là 65,5% và 63,7%. Tính chung 9 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 40,7% và luân chuyển tăng 59,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 24,4% và luân chuyển tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách tháng Chín ước đạt 323,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 1,1% so với tháng trước và luân chuyển 14,4 tỷ lượt khách.km, tăng 2,1%. Tính chung 9 tháng năm 2022, vận tải hành khách ước đạt 2.842,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 23,7%) và luân chuyển đạt 132 tỷ lượt khách.km, tăng 59,4% (cùng kỳ năm trước giảm 30,8%). Trong đó, vận tải trong nước đạt 2.839,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước và 122,6 tỷ lượt khách.km luân chuyển, tăng 48,7%; vận tải ngoài nước đạt 3 triệu lượt khách vận chuyển, gấp 32,7 lần và 9,4 tỷ lượt khách.km luân chuyển, gấp 29 lần cùng kỳ năm trước. Vận tải hành khách mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng sản lượng vận chuyển 9 tháng năm nay chỉ bằng 75,5% và luân chuyển bằng 71,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Biểu 5. Vận tải hành khách 9 tháng năm 2022
phân theo ngành vận tải

  Số lượt hành khách Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)
  Vận chuyển
(Triệu HK)
Luân chuyển
(T
HK.km)
Vận chuyển Luân chuyển
Tổng số 2.842,3 132,0        40,7        59,4
Đường sắt 3,5 1,3      180,6      145,5
Đường biển 5,5 0,3        34,9        43,9
Đường thủy nội địa 190,0 3,1        42,5        33,3
Đường bộ 2.605,6 85,1        39,5        26,0
Hàng không 37,7 42,2      181,5      245,2
 
 
Vận tải hàng hóa tháng Chín ước đạt 182,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,3% so với tháng trước và luân chuyển 39,1 tỷ tấn.km, tăng 0,6%. Tính chung 9 tháng năm 2022, vận tải hàng hóa ước đạt 1.492,7 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5,2%) và luân chuyển 318,1 tỷ tấn.km, tăng 31% (cùng kỳ năm trước giảm 0,3%). Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.460,3 triệu tấn vận chuyển, tăng 24,3% và 193 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 48%; vận tải ngoài nước đạt 32,4 triệu tấn vận chuyển, tăng 29,1% và 125,1 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 11,2%. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc nên nhu cầu vận tải hàng hóa trong và ngoài nước 9 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ các năm trước[24].
 
Biểu 6. Vận tải hàng hóa 9 tháng năm 2022 phân theo ngành vận tải
 
  Sản lượng hàng hóa Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)
  Vận chuyển
(Triệu tấn)
Luân chuyển
(Tỷ tấn.km)
Vận chuyển Luân chuyển
Tổng số 1.492,7 318,1        24,4        31,0
Đường sắt 4,4 3,4          6,6        24,2
Đường biển 77,8 171,5        27,5        37,7
Đường thủy nội địa 298,6 65,6        26,3        30,9
Đường bộ 1.111,7 73,1        23,8        17,9
Hàng không 0,2 4,5          8,9        27,2
 
 c) Viễn thông
 
­­­­Doanh thu hoạt động viễn thông quý III/2022 ước đạt 79,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,8%). Tính chung 9 tháng năm 2022, d­­oanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 248,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,6%).
 
Tổng số thuê bao điện thoại tại thời điểm cuối tháng 9/2022 ước đạt 129,2 triệu thuê bao, tăng 1,7% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó số thuê bao di động là 126,6 triệu thuê bao, tăng 2,3%. Số thuê bao truy nhập internet băng rộng cố định tại thời điểm cuối tháng Chín ước đạt 20,9 triệu thuê bao, tăng 12,2% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó thuê bao truy nhập qua hệ thống cáp quang (FTTH) và thuê kênh riêng có xu hướng tăng nhanh; thuê bao qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) và qua hình thức xDSL tiếp tục giảm.
 
d) Khách quốc tế đến Việt Nam[25]
 
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Chín[26] đạt 431,9 nghìn lượt người, giảm 11,2% so với tháng trước và gấp 45,4 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 9 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.872,9 nghìn lượt người, gấp 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 85,4% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa có dịch Covid-19.
 
Trong tổng số gần 1.872,9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt 1.659,9 nghìn lượt người, chiếm 88,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 22 lần so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 212,5 nghìn lượt người, chiếm hơn 11,3% và gấp 5,5 lần; bằng đường biển đạt 494 lượt người, chiếm 0,03% và tăng 24,1%.
 
Hình 9. Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm 2022 phân theo vùng lãnh thổ
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 5
 
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
 
1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
 
Tăng trưởng tín dụng đạt khá, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2022. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm. Thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán toàn cầu khi nhiều quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, trong đó mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến ngày 16/9/2022 giảm 17,1% so với cuối năm 2021.
 
Tính đến thời điểm 20/9/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 4,95%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,04% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 4,28%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,17%).
 
Trước xu hướng lạm phát quốc tế vẫn tiếp tục ở mức cao và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất lần thứ năm trong năm nay thêm 0,75% vào ngày 22/9/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh các mức lãi suất để tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm. Đồng thời, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,2%/năm lên 0,5%/năm; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm; riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Quỹ tín dụng Nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm.
 
Thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, tỷ giá USD/VND diễn biến linh hoạt và trong tầm kiểm soát, phù hợp với điều kiện thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Thanh khoản thị trường về cơ bản vẫn được đảm bảo. Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế diễn ra an toàn, hiệu quả, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện, thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh.
 
Thị trường bảo hiểm tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý III/2022 ước tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước tăng 19%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước tăng 15%. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm ước tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ ước tăng 17%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước tăng 18%. Đây là mức tăng trưởng tích cực của lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có xu hướng được duy trì, tăng cao hơn khi nền kinh tế được phục hồi trở lại.
 
Xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán thế giới, một số quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để ứng phó với lạm phát tăng cao đã tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong 9 tháng năm 2022.
 
Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/09/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.166,54 điểm, giảm 8,9% so với cuối tháng trước và giảm 22,14% so với cuối năm 2021.
 
Tính đến ngày 16/9/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.437 nghìn tỷ đồng, giảm 17,1% so với cuối năm 2021. Trong tháng 9/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 16.394 tỷ đồng/phiên, giảm 12% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 22.743 tỷ đồng/phiên, giảm 14,5% so với bình quân năm trước.
 
Thị trường cổ phiếu hiện có 753 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 858 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 1.901 nghìn tỷ đồng, tăng 9,32% so với cuối năm 2021.
 
 Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 16/9/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 6.987 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với tháng trước; tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 9.326 tỷ đồng/phiên, giảm 18,2% so với bình quân năm 2021.
 
Thị trường trái phiếu hiện có 440 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.687 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm 2021.
 
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 16/9/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 215.090 hợp đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước; tính chung 9 tháng năm 2022 đạt 210.910 hợp đồng/phiên, tăng 12% so với bình quân năm trước.
 
Trong tháng 9/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 31,1 triệu chứng quyền/phiên, giảm 2% so với tháng trước; giá trị giao dịch bình quân đạt 16,78 tỷ đồng/phiên, giảm 19%. Tính chung 9 tháng  năm 2022, khối lượng giao dịch đạt 30,4 triệu chứng quyền/phiên, tăng 43% so với bình quân năm 2021 và giá trị giao dịch đạt 26,28 tỷ đồng/phiên, giảm 63%.
 
2. Đầu tư phát triển
 
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, đạt mức cao nhất 9 tháng của các năm từ 2018 đến nay.
 
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III/2022 theo giá hiện hành ước đạt 833,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 216,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,8%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 491,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,5%.
 
Hình 10. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành
9 tháng các năm 2018-2022
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 3

 
Ước tính 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 544,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.227,1 nghìn tỷ đồng, bằng 57,6% và tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 358,3 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% và tăng 16,3%.
 
Hình 11. Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 
theo giá hiện hành 9 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 4

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022 ước đạt 334,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,7% kế hoạch năm và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 55,7% và giảm 5,7%). Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 59,5 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5% kế hoạch năm và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương đạt 275 nghìn tỷ đồng, bằng 59,9% và tăng 19,5%. Trong vốn địa phương quản lý, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 180,6 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8% và tăng 16,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 81,2 nghìn tỷ đồng, bằng 66% và tăng 29%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 13,2 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% và tăng 10,6%.
 
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam[27] tính đến ngày 20/9/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,75 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
 
Hình 12. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9
các năm 2018-2022 (Tỷ USD)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 5
 
­­­- Vốn đăng ký cấp mới có 1.355 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 7,12 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 43% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4,87 tỷ USD, chiếm 68,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,23 tỷ USD, chiếm 17,2%; các ngành còn lại đạt 1,02 tỷ USD, chiếm 14,4%.
 
Trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2022, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 1,45 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đan Mạch 1,32 tỷ USD, chiếm 18,5%; Nhật Bản 927,5 triệu USD, chiếm 13%; Hàn Quốc 749,1 triệu USD, chiếm 10,5%; Trung Quốc 735,3 triệu USD, chiếm 10,3%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 611,4 triệu USD, chiếm 8,6%.
 
- Vốn đăng ký điều chỉnh có 769 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,35 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,4 tỷ USD, chiếm 73,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,23 tỷ USD, chiếm 14,4%; các ngành còn lại đạt 1,84 tỷ USD, chiếm 11,9%.
 
- Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.697 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,28 tỷ USD, tăng 1,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 1.209 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,62 tỷ USD và 1.488 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,66 tỷ USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 39,4% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 726,3 triệu USD, chiếm 22,1%; ngành còn lại 1,26 tỷ USD, chiếm 38,5%.
 
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 15,43 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 12,05 tỷ USD, chiếm 78,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,26 tỷ USD, chiếm 8,2%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 7,5%.
 
Hình 13. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
9 tháng các năm 2018-2022
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 6
 
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng năm 2022 có 80 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 347,4 triệu USD, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 50,9 triệu USD, giảm 87,9%.
 
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 398,3 triệu USD, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 219,7 triệu USD, chiếm 55,2% tổng vốn đầu tư; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 35,3 triệu USD, chiếm 8,9%; bán buôn, bán lẻ, sửa chưa ô tô, mô tô, xe máy đạt 35,2 triệu USD, chiếm 8,8%.
 
Trong 9 tháng năm 2022 có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Lào là nước dẫn đầu với 66,4 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư; Xin-ga-po 41,5 triệu USD, chiếm 10,4%; Hoa Kỳ 38,2 triệu USD, chiếm 9,6%; Đức, Hà Lan, Pháp cùng đạt 34,7 triệu USD, cùng chiếm 8,7%.
 
3. Thu, chi ngân sách Nhà nước[28]
 
Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022 ước tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
 
Hình 14. Thu, chi ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 6

 
Thu ngân sách Nhà nước:
 
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9/2022 ước đạt 94,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022 đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán năm và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như sau:
 
- Thu nội địa tháng 9/2022 ước đạt 71,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 1.045,8 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
 
- Thu từ dầu thô tháng 9/2022 ước đạt 7 nghìn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 60,1 nghìn tỷ đồng, gấp 2,1 lần dự toán năm và tăng 103,5% so với cùng kỳ năm trước.
 
- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 9/2022 ước đạt 16,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 216,5 nghìn tỷ đồng, bằng 108,8% dự toán năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
 
Chi ngân sách Nhà nước:
 
Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 9/2022 ước đạt 132,7 nghìn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.086,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,9% dự toán năm và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 9 tháng năm 2022 đạt 758,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán năm và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 253,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48,1% và tăng 15,8%; chi trả nợ lãi 72,6 nghìn tỷ đồng, bằng 70% và giảm 9,1%.
 
4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
 
a) Xuất nhập khẩu hàng hóa[29]
 
Trong tháng Chín, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13%[30]. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.
 
Hình 15. Xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2022
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 7

Xuất khẩu hàng hóa
 
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 8/2022 đạt 34,92 tỷ USD, cao hơn 1.538 triệu USD so với số ước tính.
 
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 29,94 tỷ USD, giảm 14,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,57 tỷ USD, giảm 11,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,37 tỷ USD, giảm 15%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Chín tăng 10,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,4%.
 
Trong quý III/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,5% so với quý II/2022.
 
Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,22 tỷ USD, tăng 16,4%, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 209,3 tỷ USD, tăng 17,6%, chiếm 74,1%.
 
Trong 9 tháng năm 2022 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,9%). 
 
Biểu 7. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2022
 
 
 
Ước tính 9 tháng
năm 2022
(Triệu USD)
Tốc độ tăng/giảm
9 tháng năm 2022 so với
cùng kỳ năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD    
Điện thoại và linh kiện 45.396 10,7
Điện tử, máy tính và linh kiện 41.511 13,3
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 34.063 29,8
Dệt, may 29.135 24,3
Giày dép 18.169 36,6
Gỗ và sản phẩm gỗ 12.257 10,0
 

Hình 16. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2022 phân theo nhóm hàng
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 7

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,1 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,6 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,4 điểm phần trăm.

Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 8/2022 đạt 31,06 tỷ USD, cao hơn 99 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 28,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19 tỷ USD, giảm 8,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Chín tăng 6,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,8%.

Trong quý III/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với quý II/2022.

Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 96,11 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 179,89 tỷ USD, tăng 12,7%.

Trong 9 tháng năm 2022 có 42 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45,5%).

Biểu 8. Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2022

 
  Ước tính 9 tháng năm 2022
(Triệu USD)
Tốc độ tăng/giảm
9 tháng năm 2022 so với
cùng kỳ năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD    
Điện tử, máy tính và linh kiện 63.937 18,5
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 34.434 -1,1
Điện thoại và linh kiện 15.666 5,5
Vải 11.463 9,0

Hình 17. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2022
phân theo nhóm hàng
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 8
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,6%, giảm 1,3 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,2%, tăng 1,4 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 86,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 91,6 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 24,3 tỷ USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 10 triệu USD, (cùng kỳ nhập siêu 1,7 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 51,5 tỷ USD, tăng 21,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,6 tỷ USD, tăng 20,8%; nhập siêu từ ASEAN 9,3 tỷ USD, giảm 1,6%.
Hình 18. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 9 tháng năm 2022
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 9

Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng Tám xuất siêu 3,86 tỷ USD[31]; 8 tháng năm 2022 xuất siêu 5,38 tỷ USD; tháng Chín ước tính xuất siêu 1,14 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,44 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,89 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,41 tỷ USD.

b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Trong quý III/2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 174,6% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 34,2% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 6,9 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,4% so với quý trước.

Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 118,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó dịch vụ du lịch đạt 1,9 USD (chiếm 24,1% tổng kim ngạch), tăng gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải đạt 3,7 tỷ USD (chiếm 45,8%), tăng 164,1%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng năm 2022 ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 9,7 tỷ USD (chiếm 49,7% tổng kim ngạch), tăng 25,2%; dịch vụ du lịch đạt 4,7 tỷ USD (chiếm 24,2%), tăng 75,4%. Nhập siêu dịch vụ 9 tháng năm 2022 là 11,2 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 6,9 tỷ USD).

5. Chỉ số giá

a) Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023. So với tháng 12/2021, CPI tháng Chín tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%.

CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.

Hình 19. Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 9, quý III và 9 tháng 
các năm giai đoạn 2018-2022 (%)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 8


Trong mức tăng 0,4% của CPI tháng 9/2022 so với tháng trước, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

(1) Chín nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với 5,84%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 6,48%[32] do thời gian miễn, giảm học phí trong đại dịch tại nhiều địa phương đã kết thúc, đồng thời một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc quy định mức thu học phí, các khoản thu dịch vụ phục vụ và hỗ trợ hoạt động giáo dục từ năm học 2022-2023 trở đi tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn. Ngoài ra, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập phải tự chủ về kinh phí điều chỉnh mức tăng học phí phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,41%; giá vở, giấy viết các loại tăng 0,92%; bút viết các loại tăng 0,9% so với tháng trước.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,94% chủ yếu do giá thuê nhà thực tế tăng 8,16%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,07%; giá dầu hỏa tăng 0,06%. Ở chiều ngược lại, giá điện sinh hoạt tháng Chín giảm 0,42% so với tháng trước[33]; giá gas giảm 1,72%[34].

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,18%, tác động CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm, trong đó: Lương thực giảm 0,08%[35], tác động giảm 0,003 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,16%[36], tác động tăng 0,03 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,32%[37], tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: Giá giường, tủ, bàn ghế tăng 0,2%; máy xay sinh tố, ép hoa quả tăng 1,18%; ổn áp điện tăng 0,18%; nồi cơm điện tăng 0,36%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,23%; tủ lạnh tăng 0,15%... Ở chiều ngược lại, giá lò vi sóng, lò nướng, bếp từ giảm 0,64% so với tháng trước; đồ dùng kim loại giảm 0,14%.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14% tập trung chủ yếu ở giá dịch vụ chăm sóc người già tại nhà dưỡng lão tăng 2,19%; mặt hàng chăm sóc cơ thể như kem dưỡng da, son môi và nước hoa tăng 0,22%; vật dụng về hỉ, vật dụng tang lễ, thờ cúng tăng lần lượt 0,68%, 0,19%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,25%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13% do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống, thuốc lá tăng.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%, trong đó: Dịch vụ y tế tăng 0,01%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03% tập trung chủ yếu ở các nhóm: Giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 0,3%; thiết bị dụng cụ thể thao tăng 0,12%, vé xem phim, ca nhạc tăng 0,28%.

 (2) Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm giao thông giảm 2,23% góp phần giảm CPI chung 0,22 điểm phần trăm, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 05/9/2022, 12/9/2022 và 21/9/2022; giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,44%. Ở chiều ngược lại, giá xe ô tô mới tiếp tục tăng 0,17% do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng.

- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giao thông tăng 10,22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,65%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,83%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,42%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,03%; giáo dục tăng 1,84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%.

CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. CPI 9 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

 (i) Giá xăng dầu trong nước tăng 41,07% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 1,48 điểm phần trăm); giá gas tăng 18,75% (làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm).

 (ii) Giá ăn uống ngoài gia đình tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm) do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng.

(iii) Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 9 tháng tăng 7,88% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.

(iv) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm); giá gạo tăng 1,14% (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 9 tháng năm 2022:

(i) Giá dịch vụ giáo dục giảm 1,88% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm.

(ii) Giá bưu chính viễn thông giảm 0,42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

(iii) Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Lạm phát cơ bản[38] tháng 9/2022 tăng 0,47% so với tháng trước, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/9/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.702,79 USD/ounce, giảm 4,74% so với tháng 8/2022 khi Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 9/2022 giảm 1,71% so với tháng trước; tăng 1,34% so với tháng 12/2021; tăng 4,06% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 6,22%.

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng trong tháng 9/2022 do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát. Ngày 21/9/2022, Fed thông báo tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% - 3,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và là lần thứ 3 liên tiếp Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Tính đến ngày 25/9/2022, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 109,7 điểm, tăng 2,8 điểm so với tháng trước. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.530 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2022 tăng 0,53% so với tháng trước; tăng 2,87% so với tháng 12/2021 và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 0,7%.

c) Chỉ số giá sản xuất

Trong 9 tháng năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các yếu tố rủi ro, bất định gia tăng cùng với chính sách thay đổi nhanh chóng của các nền kinh tế lớn. Chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy, nguy cơ mất an ninh năng lượng làm lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia. Trong nước, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao, cùng với tác động của giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường thế giới đã đẩy giá sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý III và 9 tháng năm 2022[39] đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Hình 20. Chỉ số giá sản xuất 9 tháng so với cùng kỳ năm trước
các năm 2018-2022 (%)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 9

 Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2022 tăng 1,83% so với quý trước và tăng 6,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 2% và tăng 4,99%; lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 3,34% và tăng 5,83%; thủy sản khai thác, nuôi trồng tăng 1,15% và tăng 11,22%. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,05% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 1,58%; lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan tăng 3,21%; thủy sản khai thác, nuôi trồng tăng 7,68%.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý III/2022 tăng 0,65% so với quý trước và tăng 4,62% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 0,9% và tăng 24,18%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,39% và tăng 3,86%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,36% và tăng 5,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,25% và tăng 1,62%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,71% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 23,29%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,05%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,93%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,81%.

Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý III/2022 tăng 1,28% so với quý trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số giá sản xuất dịch vụ của một số ngành như sau: Dịch vụ vận tải, kho bãi tăng 2,8% và tăng 12,44%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 1,22% và tăng 6,28%; thông tin và truyền thông tăng 0,08% và tăng 0,38%; giáo dục và đào tạo tăng 2,13% và tăng 2,82%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 0,06% và tăng 0,83%; nghệ thuật vui chơi, giải trí tăng 0,19% và tăng 0,48%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 3,34% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dịch vụ vận tải, kho bãi tăng 8,01%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,06%; thông tin và truyền thông tăng 0,54%; giáo dục và đào tạo tăng 1,36%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 0,79%; nghệ thuật vui chơi, giải trí tăng 0,42%.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý III/2022 tăng 0,91% so với quý trước và tăng 5,92% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,2% và tăng 10,85%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,96% và tăng 5,72%; dùng cho xây dựng tăng 0,36% và tăng 8,24%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,29%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,76% dùng cho xây dựng tăng 8,96%.

d) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Hình 21. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa
 
và tỷ giá thương mại hàng hóa 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2018-2022 (%)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 10
 

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý III/2022 tăng 1,19% so với quý trước và tăng 8,85% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 0,9% và tăng 8,98%; nhóm nhiên liệu tăng 2,85% và tăng 70,12%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 1,17% và tăng 6,96%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 8,31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 9,29%; nhóm nhiên liệu tăng 67,54%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 6,35%. Chỉ số giá xuất khẩu 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số mặt hàng như sau: Dầu thô tăng 69,08%; xăng dầu tăng 73,21%; phân bón tăng 48,81%; sắt, thép tăng 15,2%.

Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa quý III/2022 tăng 0,65% so với quý trước và tăng 10,15% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 0,76% và tăng 10,29%; nhóm nhiên liệu tăng 0,3% và tăng 37,49%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 0,67% và tăng 8,97%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 10,86% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 10,82%; nhóm nhiên liệu tăng 42,2%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 9,53%. Chỉ số giá nhập khẩu 9 tháng của một số mặt hàng: Xăng dầu tăng 47,65%; phân bón tăng 40,87%; sắt, thép tăng 32,3%; lúa mì tăng 28,67%.

Tỷ giá thương mại hàng hóa (TOT)[40] quý III/2022 tăng 0,53% so với quý trước và giảm 1,18% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó sắt, thép giảm 8,89% và giảm 14,17%; hàng rau quả tăng 2,29% và giảm 1,14%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,75% và giảm 3,09%; cao su giảm 1,63% và giảm 3,39%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 0,79% và tăng 7,22%; hàng thủy sản tăng 0,14% và tăng 5,67%; xăng dầu các loại tăng 7,91% và tăng 28,28%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, TOT giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sắt, thép giảm 12,93%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 5,68%; cao su giảm 3,63%; hàng rau quả giảm 2,63%; xăng dầu các loại tăng 17,31%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,15%; hàng thủy sản tăng 4,55%. TOT 9 tháng năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước do chỉ số giá xuất khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng của chỉ số giá nhập khẩu, phản ánh Việt Nam đang ở vị trí không thuận lợi khi giá hàng nhập khẩu có lợi thế hơn so với giá hàng xuất khẩu.

III. ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Tình hình lao động, việc làm quý III/2022 tiếp tục đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang làm việc và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2022 ước tính là 51,9 triệu người, tăng 0,2 triệu người so với quý trước và tăng 2,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là là 51,6 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2022 ước đạt 68,5%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Biểu 9. Lực lượng lao động quý III và 9 tháng năm 2022
 
Triệu người
  Quý II
năm
2022
Quý III
năm
2022
Ước tính
9 tháng
năm 2022
Tăng so với
cùng kỳ năm trước
  Quý III
năm 2022
9 tháng
năm 2022
 
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 51,6 51,9 51,6 2,8 1,2
Phân theo giới tính          
Nam 27,4 27,7 27,5 1,5 0,7
Nữ 24,2 24,2 24,1 1,3 0,5
Phân theo thành thị, nông thôn          
Thành thị 19,2 19,3 19,2 1,3 0,9
Nông thôn 32,4 32,6 32,4 1,5 0,3
Lực lượng lao động trong độ tuổi 46,1 46,4 45,9 3,3 1,4
Phân theo giới tính          
Nam 25,3 25,5 25,3 1,6 0,7
Nữ 20,7 20,9 20,6 1,7 0,7
Phân theo thành thị, nông thôn          
Thành thị 17,6 17,8 17,6 1,4 0,9
Nông thôn 28,4 28,6 28,3 1,8 0,5
 
 Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 ước tính là 50,8 triệu người, bao gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm 39%. Tính chung 9 tháng năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,9 triệu người, tăng 4,5%; khu vực dịch vụ là 19,7 triệu người, tăng 4,8%.

Hình 22. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm
của lực lượng lao động trong độ tuổi các quý năm 2020-2022 (%)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý III và 9 tháng năm 2022 11

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2022 ước tính là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%, trong đó khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,02%.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý III/2022 là 8,02%, tăng 0,39 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,87 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2022 ước tính là 7,86%, trong đó khu vực thành thị là 9,65%; khu vực nông thôn là 6,91%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III/2022 là 1,92%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,54 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,29%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,75%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,63%

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản[41] quý I/2022 là 56,2%; quý II/2022 là 55,6%; quý III/2022 ước tính là 54,1%, trong đó khu vực thành thị là 45,4%; khu vực nông thôn là 61,4%. Tính chung 9 tháng năm 2022 tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 55,3%, trong đó khu vực thành thị là 47,0%; khu vực nông thôn là 62,2% (9 tháng năm 2021 tương ứng là 56,4%; 47,8%; 63,7%).

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý III/2022 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 126 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 8 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 7 triệu đồng/tháng. Tính chung 9 tháng năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 805 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư trong 9 tháng năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư đã ngày càng cải thiện. Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2021 là 83,2%; tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm là 16,8%. Trong các nguyên nhân làm giảm thu nhập của hộ gia đình có 74% hộ gia đình đánh giá do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; 19,5% hộ đánh giá do thành viên của hộ mất việc làm/tạm nghỉ việc và 16,0% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng lên. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng phần lớn đến đời sống dân cư khi 60,2% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19; 2,2% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng và tương tự có 1,8% hộ chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh khác.

Trong 9 tháng năm nay, có 25,4% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 10,4%; từ họ hàng, người thân là 12,1%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 9,4%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 5,5% và từ các nguồn khác là gần 0,2%.

Công tác an sinh xã hội được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện. Theo báo cáo từ địa phương, giá trị quà tặng cho các đối tượng bảo trợ theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP là 2,1 nghìn tỷ đồng; trị giá tiền, quà thăm hỏi và các hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là gần 1,5 nghìn tỷ đồng; trị giá tiền và quà cho các đối tượng ưu đãi là người có công, thân nhân người có công với cách mạng là 3,4 nghìn tỷ đồng (riêng dịp 27/7 là gần 1,9 nghìn tỷ đồng); hỗ trợ đột biến, bất thường (thiên tai, bão lũ…) phát sinh tại địa phương hơn 4,38 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, có gần 29,7 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ tiếp tục được thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 22/9/2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ 3.055 tỷ đồng, cho 4,7 triệu người lao động đang làm việc trong 91.892 doanh nghiệp; hỗ trợ hơn 484 tỷ đồng cho 422.687 người lao động quay trở lại thị trường lao động tại 28.403 doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo người dân không bị thiếu lương thực, ngày 29/8/2022 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1010/QĐ-TTg cấp gạo cứu đói hỗ trợ giáp hạt cho tỉnh Bình Định 1.290,7 tấn gạo và tỉnh Phú Yên 84 tấn gạo. Tính chung 9 tháng năm nay, Chính phủ cấp xuất tổng số hơn 23,3 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 471.343 hộ với 1.558,8 nghìn nhân khẩu. Trong đó: 13.959 tấn gạo hỗ trợ cho 291.723 hộ với 930.639 khẩu trong dịp tết; 8.989,8 tấn gạo cho 171.211 hộ với 599.318 khẩu dịp giáp hạt và 432 tấn gạo hỗ trợ hậu quả khắc phục thiên tai cho 8.409 hộ với 28.852 khẩu.

Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Đến ngày 26/8/2022, có 5.842/8.225 xã (chiếm 71%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 837 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 105 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM (đạt 39,6% số huyện cả nước); 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

3. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2022-2023, cả nước có 15.329 trường mầm non[42], bao gồm 12.071 trường công lập và 3.258 trường ngoài công lập; 25.741 trường phổ thông. Số giáo viên mầm non là 531,8 nghìn người; số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 828,3 nghìn người, bao gồm: 391,1 nghìn giáo viên tiểu học; 292,2 nghìn giáo viên trung học cơ sở và 145 nghìn giáo viên trung học phổ thông. Cũng trong năm học này, cả nước có 5,1 triệu trẻ em đi học mầm non; 18,1 triệu học sinh phổ thông, bao gồm: 9,3 triệu học sinh tiểu học; 6 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,8 triệu học sinh trung học phổ thông.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2021-2022, cả nước có 2.243 điểm thi với 42.293 phòng thi và 1.002,4 nghìn thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh tham dự thi là 989,9 nghìn thí sinh, bằng 98,7% so với số thí sinh đăng ký dự thi. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2021-2022 đạt 98,62%.

Về giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu tuyển sinh đặt ra cho năm 2022 là 2.086 nghìn người, trong đó: trình độ cao đẳng và trung cấp là 530 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 1.556 nghìn người; số học sinh, sinh viên tốt nghiệp là 1.824 nghìn người. Trong đó: trình độ cao đẳng và trung cấp là 346 nghìn người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 1.478 nghìn người.

Tính chung 8 tháng năm 2022, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn cả nước đã tuyển sinh được 1.462,3 nghìn người, đạt 70,1% so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, các trường cao đẳng và trung cấp nghề tuyển sinh được 162,3 nghìn người, đạt 31%; sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác tuyển sinh 1.300 nghìn người, đạt 83,5%.

4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng (19/8-18/9/2022), cả nước có 33.674 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (16 trường hợp tử vong); 4.502 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (01 trường hợp tử vong); 25 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút và 44 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 199.518 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (78 trường hợp tử vong); 48.839 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (03 trường hợp tử vong); 215 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (04 trường hợp tử vong); 10 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 205 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.

Trên thế giới, dự báo dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới[43]. Tại Việt Nam, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới BA.4, BA.5, BA2.74, BA2.12.1 với khả năng lây lan nhanh. Kể từ ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23/01/2020 đến ngày 27/9/2022, Việt Nam có 11.475,3 nghìn trường hợp mắc, trong đó 10.588,8 nghìn trường hợp đã được chữa khỏi và 43,1 nghìn trường hợp tử vong.

Từ ngày 08/3/2021 đến ngày 26/9/2022, tổng số liều vắc xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 259.983,3 nghìn liều, trong đó tiêm mũi 1 là 90.006,1 nghìn liều; tiêm mũi 2 là 84.293,9 nghìn liều; mũi bổ sung là 14.539,1 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 1 là 55.778,7 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 2 là 15.365,5 nghìn liều.

Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 18/9/2022 là 219.266 người và số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 112.146 người.

Về ngộ độc thực phẩm, trong tháng 9/2022 xảy ra 03 vụ với 22 người bị ngộ độc. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước xảy ra 39 vụ với 544 người bị ngộ độc (11 người tử vong).

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được Nhà nước quan tâm, đầu tư, góp phần bảo vệ, lưu giữ các giá trị văn hóa của quốc gia. Một số hoạt động phải kể đến như: Thẩm định, quyết định đưa 12 di sản văn hóa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm Công ước năm 1972 tại Ninh Bình; tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Tuyên Quang; lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Yên Bái.

Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Các phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh và tổ chức rộng khắp các địa phương: Tổ chức 08 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia và 02 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thể dục thể thao cho 322 cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở.

Về thể thao thành tích cao, tổ chức thành công 58 giải thể thao quốc gia và quốc tế. Tổng số huy chương đạt được là 151 huy chương, bao gồm: 44 huy chương vàng, 56 huy chương bạc và 51 huy chương đồng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam tham dự một số giải thể thao quốc tế như: Tại Đại hội Thể thao thế giới tổ chức tại Mỹ, đội tuyển Việt Nam đã giành 1 huy chương vàng; tại giải vô địch Cử tạ thanh thiếu niên và vô địch trẻ châu Á tại U-dơ-bê-ki-xtan giành 19 huy chương vàng, 29 huy chương bạc, 17 huy chương đồng. Tại giải vô địch Thể hình châu Á tổ chức tại Man-đi-vơ giành 5 huy chương vàng, 8 huy chương bạc, 6 huy chương đồng; giải vô dịch Cầu mây thế giới tổ chức tại Thái Lan giành 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Tại giải vô địch trẻ Kurash châu Á tổ chức tại Thái Lan giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 5 huy chương đồng; tại giải Thể dục Aerobic châu Á tổ chức tại Thái Lan giành 5 huy chương vàng, 7 huy chương bạc. Bên cạnh đó, tập trung chuẩn bị tốt nhất từ lực lượng chuyên môn cho đến các công tác phục vụ thi đấu để hướng về Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

6. Tai nạn giao thông[44]

Trong tháng (từ 15/8 đến 14/9), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 825 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 560 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 265 vụ va chạm giao thông, làm 438 người chết, 307 người bị thương và 282 người bị thương nhẹ. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Chín giảm 13,3% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 13,4% và số vụ va chạm giao thông giảm 13,1%); số người chết giảm 10,8%; số người bị thương giảm 17,5% và số người bị thương nhẹ giảm 14,3%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Chín tăng 69,1% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 71,8% và số vụ va chạm giao thông tăng 63,6%); số người chết tăng 72,4%; số người bị thương tăng 102% và số người bị thương nhẹ tăng 89,3%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.313 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.785 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.528 vụ va chạm giao thông, làm 4.714 người chết, 2.963 người bị thương và 2.583 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 9 tháng năm nay tăng 2,2% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 10,5%; số vụ va chạm giao thông giảm 12,8%); số người chết tăng 13,7%; số người bị thương tăng 9,9% và số người bị thương nhẹ giảm 11,9%. Bình quân 1 ngày trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, gồm 21 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 9 vụ va chạm giao thông, làm 17 người chết, 11 người bị thương và 9 người bị thương nhẹ.

7. Thiệt hại do thiên tai[45] 

Thiệt hại do thiên tai trong tháng Chín chủ yếu là mưa lớn, sạt lở đất làm 16 người chết và mất tích; 6 người bị thương; 29,1 nghìn ha lúa và 7,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 4,7 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là 770,8 tỷ đồng, tăng 74,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 9 tháng năm nay, thiên tai làm 134 người chết và mất tích; 86 người bị thương; 202,1 nghìn ha lúa và 44,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; hơn 253,2 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; gần 19,2 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 9 tháng năm 2022 ước tính gần 6.617 tỷ đồng, gấp 4,9 lần cùng kỳ năm trước.

8. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Trong tháng 9/2022, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.936 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 1.711 vụ với tổng số tiền phạt 22,9 tỷ đồng, tăng 10,2% so với tháng trước và gấp gần 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay đã phát hiện 16.652 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 14.515 vụ với tổng số tiền phạt là 195,5 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng[46], cả nước xảy ra 138 vụ cháy, nổ, làm 39 người chết và 20 người bị thương, thiệt hại ước tính 14,9 tỷ đồng, giảm 49,8% so với tháng trước và tăng 66,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.285 vụ cháy, nổ, làm 104 người chết và 85 người bị thương, thiệt hại ước tính 536,5 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta đã đạt được kết quả tích cực ở hầu hết các lĩnh vực. Đó là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Nền kinh tế đạt mức tăng 8,83%, đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng khá cao khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm đảm bảo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý IV, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu. Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng với các biến thể mới có nguy cơ gia tăng trên thế giới. Do đó các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện “4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không”[47], nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022, tạo đà cho năm 2023. Đồng thời, tập trung một số nội dung trọng tâm sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Sống chung an toàn với dịch Covid-19”; đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25/8/2022, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin. Chủ động ứng phó kịp thời với các biến chủng mới của dịch Covid-19, vi rút adeno và các loại dịch bệnh theo mùa như sốt xuất huyết, chân tay miệng, các dịch bệnh trên thế giới có thể xâm nhập vào Việt Nam, như bệnh đậu mùa khỉ... Bảo đảm nguồn cung về thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ khám, chữa bệnh và phòng chống dịch. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân.

Hai là, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từ đó cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Ba là, quyết liệt triển khai nhanh, hiệu quả nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022-2023, tập trung vào các lĩnh vực cấp bách và có khả năng hấp thụ tốt, dự án có tính liên vùng, chương trình hỗ trợ, trợ cấp cho người lao động; khơi thông các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm thực hiện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế; đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai quy hoạch, tăng cường liên kết vùng để tạo sự đồng bộ, không gian mới và động lực mới cho sự phát triển của các vùng kinh tế - xã hội cũng như các địa phương trong vùng.

Bốn là, chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Liên tục cập nhật kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành ứng phó với các tình huống phát sinh. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng xăng dầu, xây dựng các phương án điều tiết nguồn cung, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát đến đời sống người dân.

Năm là, đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào để hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; có chính sách thắt chặt các quy định về truy xuất nguồn gốc của các mặt hàng nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu.

Tập trung triển khai sản xuất nông nghiệp bảo đảm trong khung thời vụ; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho ngư dân, tàu cá hoạt động trên biển.

Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, kỷ luật phát ngôn; công khai, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng. Ngăn chặn, triệt phá các thông tin xấu, sai sự thật gây hoang mang dư luận; tăng cường thông tin, tuyên truyền các hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam./.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

 


[1] Dự báo tại thời điểm tháng 9/2022.
[2] Tốc độ tăng GDP quý III/2021 giảm 6,03% so với cùng kỳ năm trước.
[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng các năm 2011-2022 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 12,06%; 8,1%; 5,91%; 6,21%; 8,78%; 10,49%; 10,76%; 11,51%; 9,91%; 3,2%; 5,02%; 10,69%.
[4] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng các năm 2011-2022 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 7,43%; 6,8%; 6,59%; 7,21%; 6,97%; 7,29%; 6,97%; 7,25%; 7,52%; 1,87%; -0,05%; 10,57%.
[5] Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước giảm 25,52%.
[6] Giá trị tăng thêm ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng 21,08%.
[7] Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến 15/9/2022.
[8] http://www.agromonitor.vn/group/48/280/giam-sat-gia: Giá cá tra loại 0,8 kg đến 1,0 kg/con đầu quý III/ 2022 dao động trong khoảng 27.000-28.500 đồng/kg; đến tháng 8 năm 2022 dao động 28.500-30.000 đồng/kg và trung tuần tháng 9 năm 2022 ở mức 30.500-31.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước.
[9] https://vasep.com.vn/: xuất khẩu cá tra 8 tháng năm 2022 đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước.
[10] http://agromonitor.vn/group/47/272/giam-sat-gia: Trong quý III/2022, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg dao động từ 90.000-95.000 đồng/kg; loại 80 con/kg dao động từ 104.000-108.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
[11] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III năm 2018 và 2019 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 9,45% và 9,38%.
[12] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: Bắc Giang tăng 46,6%; Cần Thơ tăng 37,1%; Quảng Nam tăng 30,3%; Vĩnh Long tăng 30,7%; Đắk Lắk tăng 11,4%; Kiên Giang tăng 26,8%; Khánh Hòa tăng 26,8%; Bến Tre tăng 24,2%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Đắk Lắk tăng 44,4%; Lai Châu tăng 25,6%; Sơn La tăng 27,5% do thủy điện tăng cao.
[13] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm là: Lào Cai và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng tăng 8,7%; Quảng Ngãi tăng 8%; Bắc Kạn tăng 6,9%; Ninh Bình tăng 3,7%; Hà Tĩnh giảm 11,5%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước giảm: Bình Thuận giảm 2%; Quảng Ninh giảm 3,7%; Cà Mau giảm 8,6%; Ninh Bình giảm 13,4%; Hà Tĩnh giảm 35,3%; Trà Vinh giảm 36,2%. Địa phương có ngành khai khoáng 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm: Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3%; Lào Cai giảm 9,8%; Bình Định giảm 30,3%.
[14] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 23/9/2022.
[15] Chỉ số tương ứng của quý II/2022: Có 42,1% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn quý trước; 36,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
[16] Chỉ số tương ứng của quý II/2022: Có 43,7% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất tăng so với quý trước; 35,0% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 21,3% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm.
[17] Chỉ số tương ứng của quý II/2022: Có 38,9% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng cao hơn quý trước; 39% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 22,1% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm.
[18] Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2019 đạt 422,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
[19] Quý III/2021 là thời điểm bùng phát mạnh làn sóng dịch Covid-19 lần thứ Tư tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2021 chỉ đạt 1.023,4 nghìn tỷ đồng, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
[20] Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2022 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 tăng 16,8% và quý III/2022 tăng 25,5%.
[21] Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I/2022 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 tăng 52,4% và quý III/2022 tăng 145,6%.
[22] Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2022 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 gấp 4,2 lần và quý III gấp 40,5 lần.
[23] Doanh thu dịch vụ khác quý I/2022 giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 tăng 16,9% và quý III/2022 tăng 153,7%.
[24] Vận tải hàng hóa 9 tháng năm 2022 tăng 9,3% về vận chuyển và tăng 19,9% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019.
[25] Theo báo cáo của Cục cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
[26] Kỳ báo cáo từ ngày 21/8/2022-20/9/2022.
[27] Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 22/9/2022.
[28] Theo Báo cáo tình hình cân đối Ngân sách Nhà nước đến ngày 28/9/2022 của Bộ Tài chính.
[29] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 9/2022 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 27/9/2022. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 9/2022 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 25/9/2022 do Tổng cục Hải quan cung cấp.
[30] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2021 đạt 485,2 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 240,9 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 244,3 tỷ USD, tăng 31,4%.
[31] Ước tính tháng Tám xuất siêu 2,42 tỷ USD.
[32] Tốc độ tăng chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tháng 9/2022 so với tháng trước của một số địa phương: Điện Biên tăng 112,07%; Thái Nguyên tăng 85,31%; Yên Bái tăng 68,72%; Vĩnh Phúc tăng 60,91%; Sơn La tăng 55,43%; Tuyên Quang tăng 54,20%; Bắc Giang tăng 44,27%; Cao Bằng tăng 40,42%; Hòa Bình tăng 33,25%; Lào Cai tăng 30,04%; Lạng Sơn tăng 15,69%; Quảng Ninh tăng 15,59%; Kiên Giang tăng 13,02%; Đà Nẵng tăng 12,17%; Nghệ An tăng 11,29%; Hà Nội tăng 10,53%; Kom Tum tăng 9,78%...
[33] Chỉ số giá điện sinh hoạt tháng 9/2022 được tính dựa trên doanh thu và sản lượng điện tiêu dùng từ ngày
01-31/8/2022, do đó phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác.
[34] Do từ ngày 01/9/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 25 USD/tấn (từ mức 665 USD/tấn xuống mức 640 USD/tấn).
[35] Giá gạo giảm do nguồn cung gạo trong nước được bảo đảm. Ở chiều ngược lại, giá nguyên liệu đầu vào tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như giá bánh mỳ tăng 0,66%; bột ngô tăng 0,4%; miến tăng 0,29%; mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,28%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,13%.
[36] Giá thức ăn chăn nuôi; giá thủy hải sản tươi sống; giá rau tươi, khô và chế biến; giá nước mắm, nước chấm đều tăng. Ở chiều ngược lại, giá thịt lợn giảm 0,52%, làm CPI giảm 0,02 điểm phần trăm.
[37] Do giá nguyên liệu chế biến cao và nhu cầu du lịch trong tháng tăng cao vào dịp Lễ Quốc khánh 2/9.
[38] CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục.
[39] Số liệu sơ bộ.
[40] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.
[41] Lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm những người không làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và thuộc một trong ba nhóm sau: (i) người làm công ăn lương thuộc khu vực chính thức không được ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực chính thức và thành viên hợp tác xã không có bảo hiểm xã hội bắt buộc; (ii) chủ cơ sở, lao động tự làm, lao động làm công ăn lương và lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực phi chính thức; (iii) lao động tự làm phục vụ nhu cầu tự tiêu dùng của hộ gia đình và lao động làm thuê trong các hộ gia đình.
[42] Bao gồm cả nhà trẻ, mẫu giáo và mầm non.
[43] Từ cuối tháng 12/2019 đến ngày 27/9/2022 trên thế giới có 620.374,9 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (6.540,6 nghìn trường hợp tử vong).
[44] Theo báo cáo nhanh ngày 23/9/2022 của Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải).
[45] Tổng hợp Báo cáo từ 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ báo cáo từ ngày 19/8-18/9/2022.
[46] Theo báo cáo nhanh từ Bộ Công an ngày 23/9/2022.
[47] 4 ổn định gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; 3 tăng cường gồm: Tăng cường nắm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, tiêm phòng vaccine COVID-19; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính nhà nước; 2 đẩy mạnh gồm: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là đầu tư công và công tác quy hoạch; 1 tiết giảm là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết; và "1 kiên quyết không": không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột mà phải luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo, khoa học, hiệu quả và chắc chắn.
 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top