Điều tra khuyết tật năm 2016 - Một số phát hiện chính

16/05/2019 - 03:51 PM
Một số kết quả chủ yếu

1. Tỷ lệ khuyết tật

Kết quả điu tra hộ gia đình cho thấy, có 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên là người khuyết tật, trong đó tỷ lệ khuyết tật trẻ em từ 2 đến 17 tuổi là 2,83% và người lớn là 8,67%. Tỷ lệ khuyết tật khu vực nông thôn cao hơn gần 1,5 lần khu vực thành thị. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải min Trung, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo 5 nhóm mức sống, tỷ lệ khuyết tật của nhóm 20% dân số nghèo nhất (nhóm 1) là 11,2%, cao gấp 3 lần so với nhóm 20% dân số giàu nhất (nhóm 5). Tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng lên theo tuổi, tỷ lệ của nữ cao hơn nam. Trong tương lai, tỷ lệ khuyết tật có thể tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số và gia tăng chất lượng sống.

2. Số lượng người khuyết tật

Theo kết quả điu tra chọn mẫu, tính đến cuối năm 2016, đầu năm 2017, cả nước có gần 6,2 triệu người khuyết tật thực tế thường trú trong các hộ gia đình, trong đó có trên 663,9 nghìn trẻ em 2-17 tuổi (riêng trẻ em từ 2-15 tuổi là 635,8 nghìn trẻ) và trên 5,5 triệu người từ 18 tuổi trở lên.

3. Số lượng người khuyết tật theo dạng tật

Trong tổng số người khuyết tật nhiu người bị đa khuyết tật. Dạng tật chiếm số lượng cao nhấtkhuyết tật vận động thân dưới với 3.566,8 nghìn người; tiếp đó là khuyết tật nhận thức với gần 2.622,6 nghìn người; khuyết tật vận động thân trên (ví dụ rất khó khăn khi nâng được 1 vật nặng 2 kg từ thắt lưng lên ngang tầm mắt hoặc dùng ngón tay để nhặt các vật nhỏ…) là gần 2.159 nghìn người; Thần kinh, tâm thần1.097,6 nghìn ngườitrên 836,2 nghìn người bị khuyết tật v giao tiếp. Kết quả cũng cho thấytới trên 1.219 nghìn người gặp khó khăn v tự chăm sóc bản thân.
ĐIỀU TRA KHUYẾT TẬT 2016 MỘT SỐ PHÁT HIỆN CHÍNH
Ảnh minh họa, nguồn Internet

4. Số hộ có người khuyết tật

Cả nước có gần 5 triệu hộ có người khuyết tật. Cứ 5 hộ thì có 1 hộ có người khuyết tật. Phân bố số hộ có người khuyết tật không đồng đu. Hơn 3/4 số hộ có người khuyết tật sống ở khu vực nông thôn; Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải min Trung và Đồng bằng sông Hồng có nhiu người khuyết tật nhất và chiếm hơn ½ số lượng hộ khuyết tật của cả nước. Hai nhóm mức sống nghèo nhất, nhóm 1 và nhóm 2 có 40% số hộ gia đình, nhưng chiếm hơn 55% số hộ gia đình có người khuyết tật của cả nước. Riêng nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1), số hộ gia đình có người khuyết tật nhiu gần gấp 3 lần nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5).

5. Nghèo điu kiện sống

Khuyết tật vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghèo. Có hai thước đo nghèo được sử dụng trong báo cáo này khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nghèo và khuyết tật là: (1) Nghèo theo tiếp cận đa chiu và (2) Nghèo đa chiu (hay thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản) giai đoạn 2016-2020.

Theo chuẩn tiếp cận nghèo đa chiu năm 2016, hộ gia đình người khuyết tật sẽ có nguy nghèo cao gấp hơn 2 lần so với hộ gia đình không có người khuyết tật (19,4% so với 8,9%). Theo chuẩn nghèo đa chiu, tỷ lệ người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiu 17,8% và tỷ lệ người không khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiu 13,9%. Gần 3/4 số người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên sống trong hộ nghèo đa chiu chưa bao giờ đi học hoặc không có bằng cấp. Điu kiện sống của người khuyết tật gặp nhiu khó khăn. Chỉ một nửa (52,1%) số người khuyết tật được sống trong nhà kiên cố, chưa đến ba phần tư trong số họ được dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (73,3%). Các tỷ lệ tương ứng so với người không khuyết tật là 53,4% và 79,1%.

6. Y tế

Hầu hết người khuyết tật bị ốm/bệnh, chấn thương hoặc có sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điu tra (91,5%). Tỷ lệ này ở người không khuyết tật thấp hơn khoảng 18 điểm phần trăm. Có sự khác biệt đáng kể giữa người khuyết tật và không khuyết tật trong sử dụng dịch vụ y tế: Khám bệnh (69,4% so với 51,1%), điu trị bệnh (57,4% so với 36,5%) và phục hồi chức năng (2,3% so với 0,3%). Tỷ lệ người khuyết tật cần trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày vì vấn đ sức khỏe là 26,7%, trong khi ở người không khuyết tật chỉ có 2,0% cần trợ giúp. Cứ 10 người khuyết tật thì có khoảng 9 người có bảo hiểm y tế (90,1%), tương tự với người không khuyết tật thì con số này là 8 người (80,1%).
 
ĐIỀU TRA KHUYẾT TẬT 2016 MỘT SỐ PHÁT HIỆN CHÍNH 1

Trong cả nước, có 57,3% trạm y tế có chương trình phục hồi chức năng, 90,6% trạm y tế thực hiện giáo dục, phổ biến kiến thức v chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật và 88,3% trạm y tế có tài liệu theo dõi người khuyết tật. Có sự khác biệt rất rõ giữa các vùng trong việc triển khai thực hiện chương trình phục hồi chức năng, tỷ lệ xã/phường triển khai chương trình phục hồi chức năng thấp nhất ở vùng Trung du và Min núi phía Bắc (39,3%) và cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ (76,0%).

Chỉ 16,9% trạm y tế được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật. Trong đó, chỉ 22,4% trạm y tế có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp cho người khuyết tật, khoảng 41,7% trạm y tế có lối đi, đường dốc dành cho người khuyết tật. Giữa các vùng có sự khác nhau. Ví dụ, trong khi Trung du và Min núi phía Bắc chỉ có 7,8% trạm y tế thiết kế phù hợp với người khuyết tật, thì tỷ lệ này tương ứng là 27,4% và 26,0% ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ công trình vệ sinh thiết kế phù hợp cho người khuyết tật cao nhất là 34,1%. Khu vực thành thị tốt hơn đôi chút khi có lối đi, đường dốc cho người khuyết tật nhưng tỷ lệ vẫn thấp hơn 50%.

7. Giáo dục

hội tiếp cận trường học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiu trẻ em không khuyết tật. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học của trẻ khuyết tật khoảng 88,7%, trong khi tỷ lệ này của trẻ không khuyết tật 96,1%. Chênh lệch v tỷ lệ đi học giữa trẻ khuyết tật và không khuyết tật tăng lên ở các cấp học cao hơn. Đến cấp Trung học phổ thông chỉ có 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi (33,6%), so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tật (88,6%). Cứ 100 trường học, chỉ có 3 trường thiết kế phù hợp (2,9%), 8 trường có lối đi dành cho người khuyết tật (8,1%) và 10 trường công trình vệ sinh phù hợp với trẻ khuyết tật (9,9%). Không chỉ thiếu cơ sở vật chất, gần 3/4 số trường thiếu giáo viên giảng dạy học sinh khuyết tật (72,3%), cứ 7 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thì mới có 1 người được đào tạo để giảng dạy cho học sinh khuyết tật (14,1%). Có sự chênh lệch rõ rệt trong đào tạo ngh, cứ 100 người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên thì chỉ có 7 người được dạy ngh (7,3%), trong khi con số này người không khuyết tật là 22 người (21,9%).

8. Việc làm

Người khuyết tật có nhu cầu làm việc để có thu nhập sống độc lập, nhưng chỉ chưa đầy 1/3 người khuyết tật việc làm. Người khuyết tật ít có cơ hội việc làm so với người không khuyết tật. Tỷ lệ người khuyết tật 15 tuổi trở lên có việc làm là 31,7%, tỷ lệ nàyngười không khuyết tật cao gấp 2,5 lần, lên tới 82,4%. Tỷ lệ có việc làm của người khuyết tật có khác biệt giữa các vùng. Tỷ lệ này cao nhất vùng Tây Nguyên 39,8%, Trung du và Min núi phía Bắc là 7,9% thấp nhất vùng Đông Nam bộ là 24,3%. Tuy nhiên, cũng tại hai vùng này tỷ lệ người khuyết tật vận động thân dưới việc làm lại thấp nhất (Tây Nguyên33,8%Trung du và Min núi phía Bắc là 31,9%). Nguyên nhân do đây là vùng đồi núi điu kiện đi lại khó khăn, đã ảnh hưởng lớn tới cơ hội việc làm của người khuyết tật vận động thân dưới. Điu này chỉ ra rằng tác động của khuyết tật tới cơ hội việc làm của người khuyết tật không giống nhau, phụ thuộc vào những hoàn cảnh và môi trường cụ thể mà người lao động làm việc.

9. Tiếp cận thông tin tham gia các hoạt động xã hội

Công nghệ thông tin truyn thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật, góp phần hỗ trợ người khuyết tật khắc phục các rào cản để hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có người khuyết tật sở hữu các phương tiện truyn thông đu thấp hơn so với hộ không có người khuyết tật, cụ thể: Ti vi (87,7% so với 94,4%); thuê bao internet (16,8% so với 30,9%); máy tính (13,7% so với 28,6%) và điện thoại (84,7% so với 96,2%).

Có khoảng cách chênh lệch lớn v tỷ lệ sử dụng điện thoại di động giữa người khuyết tật và không khuyết tật (38,85% so với 73,09%). Sự chênh lệch này cũng tương tự khi so sánh giới tính và khu vực thành thị với nông thôn.
Tỷ lệ sử dụng internet không chỉ có sự khác biệt giữa các nhóm người khuyết tật, mà còn có sự chênh lệch khá lớn giữa người khuyết tật và không khuyết tật. Tỷ lệ người không khuyết tật sử dụng internet cao gấp 6,5 lần người khuyết tật (42,9% so với 6,7%). Tương tự, chênh lệch giữa người không khuyết tật và người khuyết tật: Khu vực thành thị là 4,7 lần, nông thôn là 7,4 lần; Nam là 5,5 lần, nữ là 7,2 lần…

10. Bảo trợ xã hội

Chính phủ đã có nhiu nỗ lực trong việc hỗ trợ người khuyết tật, cứ 10 người khuyết tật thì 4 người được nhận trợ cấp hàng tháng, cứ hai người thì một người được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế và cứ 3 người thì một người được miễn giảm chi phí khám chữa bệnh.

11. Thái độ đối với khuyết tật tham gia hòa nhập xã hội

Tham gia vào xã hội không chỉ là giáo dục và việc làm. Để trở thành một thành viên hoàn chỉnh của xã hội cũng cần được lập gia đình, tham gia các sự kiện cộng đồng, liên hệ với những người ngoài gia đình.
Thái độ k thị đối với người khuyết tật một rào cản nghiêm trọng đối với sự tham gia vàohội của họ. Chỉ 42,7% người trả lời cho rằng trẻ khuyết tật nên đi học với trẻ em khác. Khoảng 55% số người trả lời tinnhà tuyển dụng không muốn thuê lao động người khuyết tật. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đã được thực tế chứng minh tốt, tuy nhiên chỉ 42,7% người được hỏi tin rằng trẻ khuyết tật nên đi học cùng các trẻ em khác, trong khi 28,8% cho rằng tùy thuộc vào tình trạng khuyết tật và 24,0% người trả lời cho rằng trẻ khuyết tật nên học trường chuyên biệt. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi có xu hướng tiến bộ hơn nhóm người cao tuổi hơn khi trên 46% những người dưới 30 tuổi tin rằng trẻ khuyết tật nên đi học trường bình thường, so với 38,5% những người trên 60 tuổi.

V thái độ chăm sóc người khuyết tật, chỉ có 15% người trả lời cho rằng việc chăm sóc NKT nên dựa vào gia đìnhcộng đồng, trong khi có 45,5% trả lời cho rằng nên chăm sóc NKT tại cơ sở bảo trợ xã hội và 35,8% cho rằng tùy thuộc vào loại và mức độ khuyết tật.

Người khuyết tật có quyn được kết hôn và có gia đình riêng. Tuy nhiên phần lớn người trả lời đưa ra câu trả lời cho rằng quyết định kết hôn hay không phụ thuộc vào tình trạng khuyết tật. Gần 10% người trả lời cho rằng người khuyết tật không nên kết hôn. Thái độ này giải thích tại sao có sự khác biệt lớn v tình trạng hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên giữa nhóm người khuyết tật và nhóm người không khuyết tật: Tỷ lệ người khuyết tật đang có vợ/ chồng là 51,9% so với 71,5% ở người không khuyết tật; Có 35,2% người khuyết tật có tình trạng hôn nhân là góa, ly hôn hoặc ly thân; trong khi con số này ở người không khuyết tật chỉ 7,6%.

Người khuyết tật gặp nhiu khó khăn và các rào cản. Nhà nước, gia đình và xã hội có trách nhiệm tạo môi trường thuận tiện để người khuyết tật nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống.

 
ĐIỀU TRA KHUYẾT TẬT 2016 MỘT SỐ PHÁT HIỆN CHÍNH 2

(Lược trích Sách: Việt Nam điu tra quốc gia người khuyết tật 2016 của Tổng cục Thống kê)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top