Du lịch Yên Bái: Những tín hiệu khởi sắc

19/09/2019 - 04:00 PM
Là một tỉnh nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp và hùng với các địa danh nổi tiếng như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm Hậu, đầm Vân Hội, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thangCang Chải, đèo Khau Phạ - một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo, núi Xùa... Cùng với cảnh đẹp tự nhiên, Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn với 105 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp (trong đó có 13 di tích cấp quốc gia, 92 di tích cấp tỉnh). Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc mình như: Hội Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông...; nghệ thuật xòe của người Thái, múa khèn của người Mông, hát giao duyên của người Cao Lan, nghi lễ cấp sắc của người Dao Đỏ...
 
Du lịch Yên Bái: Những tín hiệu khởi sắc
 
Nét đẹp văn hóa đặc sắc xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ

 
Tiềm năng lớn vậy nhưng do địa bàn rộng xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ du lịch còn chưa đồng bộ, sản phẩm mang tính tự phát, riêng biệt... Do đó, để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ đó hình thành các sản phẩm mang  bản sắc du lịch riêng đồng thời tính kết nối, bổ trợ giữa các địa phương trong tỉnh cũng như kết nối với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, tỉnh Yên Bái đã nghiên cứu, xác định 4 vùng du lịch với nét đặc thù độc đáo riêng bao gồm:

Vùng du lịch hồ Thác Bà và dọc Sông Chảy có thế mạnh là Hồ Thác Bà - một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với 19 nghìn ha mặt nước1.300 đảo, có hệ động, thực vật hết sức phong phú. Khu vực này sẽ phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm lòng hồ kết hợp loại hình du lịch khác.

Vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận có lợi thế là trung tâm tỉnh lỵ với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại sẽ tập trung phát triển hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch như: Trung tâm mua sắm, trung tâm vui chơi, nghỉ dưỡng đẳng cấp... Thành phố Yên Bái đóng vai trò“cổng kết nối”đón chào du khách trong nước, quốc tế khi đặt chân tại Yên Bái trong hành trình trải nghiệm tại các điểm du lịch khác trong toàn tỉnh.

Vùng du lịch miền Tây của tỉnh với trung tâm là thị xã Nghĩa Lộ là nơi lưu giữ được các giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của người Thái, Mông, Mường, đặc biệtxòe cổ của dân tộc Thái. Ngoài ra, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc cũng điểm nhấn của khu vực phía Tây. Sản phẩm du lịch mới lạ đã và đang thu hút được nhiều du khách trongngoài nước đó là du lịch mạo hiểm.
 
Vùng du lịch Trấn Yên - Văn Yên với điểm nhấn là đền Đông Cuông và Đền Nhược Sơn rất nổi tiếng thu hút đông du khách thập phương. Sản phẩm du lịch đặc trưng đây sẽ là du lịch tín ngưỡng tâm linh.

Trên cơ sở định hình những vùng du lịch đặc thù, Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Yên Bái đã tham mưu để Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, sau đó Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này. Theo đó, Yên Bái đã và đang tiếp tục triển khai những giải pháp quan trọng cụ thể như:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Tỉnh đã xây dựng kế hoạch đầu tư, đồng thời tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cùng với ngân sách địa phương để đầu nâng cấp tuyến đường giao thông, kết nối điểm du lịch với trục giao thông huyết mạch, mở rộng không gian, diện tích các khu, điểm du lịch quan trọng. Thứ hai, tập trung phát triển loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng. Tỉnh và các huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ và khuyến khích người dân phát triển loại hình nhà nghỉ cộng đồng (Homestay), lựa chọn các bản còn giữ gìn được những bản sắc dân tộc để vận động và hỗ trợ nhân dân xây dựng bản du lịch cộng đồng, tổ chức duy trì hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo cảnh quan môi trường bản làng xanh - sạch - đẹp, tập huấn kiến thức làm du lịch cho đồng bào...

Thứ ba, phục dựng gìn giữ phát huy các di sản văn hóa. Sở đã hoàn thiện  hồ sơ trình Bộ để công  nhận Nghệ thuật trình  diễn  dân gian Hạn Khuống,  dân tộc Thái  (Mường  Lò,  thị xã Nghĩa  Lộ)  là Di sản  văn hóa phi vật thể quốc gia; tham gia hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh nghệ thuật Xòe Thái Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại... Ngành đã tham mưu để các địa phương xây dựng và duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác quảng du lịch. Tỉnh đã tham gia nhiều chương trình xúc tiến, hội chợ du lịch tổ chức Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, kết hợp giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh thông qua việc tổ chức các sự kiện lớn tại các địa phương như: Tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Cang Chải; Lễ hội Bưởi Đại Minh; đua thuyền trên Hồ Thác Bà; Lễ hội Quế Văn Yên; Festival“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thượng ngàn”; Festival lượn“Bay trên mùa nước đổ”và“ Bay trên mùa vàng”; Chương trình“Yên Bái - Trải nghiệm hành trình di sản”; Triển lãm nghệ thuật cảnh quan Mây pha - La Pán Tẩn.

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong khu vực tỉnh Tây Bắc mở rộng, nhằm liên kết và tạo dựng cơ chế phối hợp quảngtuyên truyền, thu hút đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực tạo ra sức mạnh cho phát triển du lịch của cả khu vực.

Lê Thị Thanh Bình
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái
 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top