Hiệu quả chính sách giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

10/09/2020 - 08:49 AM

Tham gia tích cực và hiệu quả vào Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (NKT), Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp NKT đem lại hiệu quả thiết thực, giúp NKT tự tin vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đã tác động mạnh mẽ đến NKT, đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách trợ giúp hiệu quả hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NKT.Thực trạng người khuyết tật
 

Hiệu quả chính sách giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị khuyết tật ở Việt Nam từ 5 tuổi trở lên là 3,7%. Tỷ lệ khuyết tật của nữ giới cao hơn nam giới (Nữ: 4,4%; Nam: 3,1%), khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (nông thôn: 3,9%; thành thị: 3,3%). Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ lệ NKT cao nhất cả nước (4,5%); Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ NKT thấp nhất (đều bằng 2,9%). Tỷ lệ khuyết tật chịu ảnh hưởng mạnh bởi cơ cấu tuổi, nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ khuyết tật cao nhất (20,7%), cao hơn nhiều so với tỷ lệ khuyết tật của cả nước (3,7%).

Tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật theo thành thị, nông thôn, giới tính và vùng kinh tế - xã hội

                                                                  Đơn vị: %

 

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

TOÀN QUỐC

3,7

3,3

3,9

Nam

3,1

2,8

3,2

Nữ

4,4

3,8

4,7

Vùng kinh tế - xã hội

 

 

 

Trung du và miền núi phía Bắc

3,4

3,4

3,3

Đồng bằng sông Hồng

4,1

3,5

4,4

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

4,5

4,0

4,7

Tây Nguyên

2,9

2,8

2,9

Đông Nam Bộ

2,9

2,7

3,1

Đồng bằng sông Cửu Long

3,8

3,7

3,8

                                          (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên gặp ít nhất một khó khăn về sức khỏe là 8,1% (tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2009).

Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên gặp khó khăn về sức khỏe theo giới tính, thành thị, nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 2009 – 2019

                                                             Đơn vị: %

 

2009

2019

 

Không khó khăn

Gặp ít nhất một khó khăn

 

Không khó khăn

Gặp ít nhất một khó khăn

TOÀN QUỐC

92,2

7,8

91,9

8,1

Nam

92,9

7,1

92,9

7,1

Nữ

91,5

8,5

91,0

9,0

Thành thị

93,6

6,4

92,7

7,3

Nông thôn

92,4

7,6

91,6

8,4

Vùng kinh tế - xã hội

 

 

 

 

Trung du và miền núi phía Bắc

92,0

8,0

92,3

7,7

Đồng bằng sông Hồng

91,9

8,1

91,3

8,7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

90,3

9,7

91,0

9,0

Tây Nguyên

93,3

6,7

93,0

7,0

Đông Nam Bộ

94,3

5,7

93,5

6,5

Đồng bằng sông Cửu Long

92,8

7,2

91,7

8,3

                                    (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhìn chung, những gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho NKT cũng thấp hơn những người không khuyết tật.

Hiệu quả chính sách trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác trợ giúp NKT với việc ban hành, triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của NKT. Cụ thể, Luật Người khuyết tật đã được ban hành và có hiệu lực thi hành vào ngày 17/6/2010, cùng với đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật. Đặc biệt có thể kể đến Quyết định số 1019 ngày 5/8/2012 về việc phê duyệt Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 và Quyết định số 1100 ngày 21/6/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Quốc tế về quyền của NKT của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây nhất, ngày 1/11/2019, Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT và ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi trong đó có nhiều nội dung điều chỉnh liên quan đến lao động là NKT qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT xóa bỏ mặc cảm, tự vươn lên hòa nhập xã hội và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 2016 đến nay, một số văn bản liên quan đến NKT tiếp tục được nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và ban hành. Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành 37 văn bản bao gồm: Nghị định, thông tư, quyết định, công văn nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn việc thực hiện các chính sách đối với NKT trong các lĩnh vực như: Giáo dục, dạy nghề, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giao thông, y tế chăm sóc sức khỏe cho NKT… Nhìn chung, việc ban hành hệ thống chính sách về NKT đã tương đối đầy đủ, thống nhất và toàn diện với Luật Người khuyết tật.

Việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trợ giúp NKT vào thực tế cũng đang đem lại hiệu quả thiết thực. Năm 2019, ngân sách Nhà nước đã bố trí cho các địa phương 17,5 nghìn tỷ đồng để thực hiện Nghị định số 136 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và 131 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho NKT. Năm 2019, cả nước đã có trên 1 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng, khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và hàng triệu NKT, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm đã hỗ trợ cho 2,2 nghìn NKT vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Trong đó, Hội Người mù Việt Nam giao gần 51 tỷ đồng triển khai tại 51 tỉnh, thành phố cho gần 10.000 hộ người mù tạo việc làm ổn định cho trên 13.000 lao động là NKT. Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã giúp đỡ 4,1 triệu lượt NKT, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo. Văn phòng Ủy ban quốc gia Người khuyết tật hỗ trợ sinh kế cho trên 150 gia đình có NKT tại 8 tỉnh, thành phố…

Trong chăm sóc sức khỏe cho NKT, cả nước có 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó, 18 tỉnh triển khai tới cấp huyện, xã. Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở chăm sóc NKT tiếp tục được củng cố và phát triển từ trung ương đến địa phương. Tính đến năm 2019, cả nước có 63 bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng và cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh.

Về giáo dục cho NKT, cả nước đã thành lập và hoạt động hiệu quả các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập; xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục học sinh khuyết tật. Năm 2019, cả nước tuyển sinh khoảng 20.000 NKT trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng và đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,508 triệu lao động, trong đó khoảng 10% là NKT.

Cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, hoạt động trợ giúp NKT trong xã hội cũng đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua các hoạt động trợ giúp, sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hoạt động trợ giúp NKT của người dân và các cấp chính quyền cũng có sự thay đổi căn bản, chuyển từ trợ giúp mang tính nhân đạo sang trợ giúp phát triển với việc ban hành nhiều chính sách bảo đảm an sinh cho NKT, thúc đẩy chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, tạo sinh kế phù hợp giúp NKT tự tin, tự lập trong cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách trợ giúp NKT còn một số khó khăn như: Hệ thống chính sách trợ giúp NKT cơ bản đầy đủ, song việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn; tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số vướng mắc, bất cập còn chậm; một số Bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ NKT hàng năm và cả giai đoạn trong đó tiến độ triển khai Đề án trợ giúp NKT còn chậm; công tác tổ chức thực hiện pháp luật về NKT một số nơi còn chậm, chưa toàn diện; rào cản về tiếp cận giao thông, đi lại ảnh hưởng đến lộ trình tiếp cận giao thông và công trình công cộng theo quy định của Luật Người khuyết tật khó hoàn thành; NKT chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng…

Mức trợ cấp xã hội cho NKT còn thấp; số NKT được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn ít; việc thành lập tổ chức của NKT ở một số địa phương khó khăn; đời sống của một bộ phận NKT còn nhiều khó khăn, nhất là NKT đặc biệt nặng.

Giải pháp trợ giúp người khuyết tật trong thời gian tới

Để giúp NKT tự tin hòa nhập cộng đồng thời qian tới công tác trợ giúp NKT cần tập trung vào các giải pháp như:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về NKT phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền của NKT; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về NKT; xây dựng tiêu chuẩn các cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp cuộc sống của NKT, tạo cơ hội bình đẳng cho NKT.

Hai là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp NKT; đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp NKT.

Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho NKT; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho NKT.

Bốn là, vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ cho NKT và hội viên các tổ chức của NKT. Có cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước đầu tư cho các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc NKT.

Năm là, thực hiện có hiệu quả chương trình trợ giúp NKT; khuyến khích NKT có khả năng học tập, lao động khắc phục khó khăn, vươn lên sống độc lập, hòa nhập xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và giúp đỡ NKT khác.

Sáu là, xây dựng chương trình, tài liệu; đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp NKT trong các lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục hòa nhập cho NKT.

Bảy là, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về NKT, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội đối với NKT./.

Ngân An

       

 


 


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top