Hội thảo về chương trình điều tra thống kê quốc gia

17/02/2022 - 01:00 PM
Sáng ngày 17/2/2022, Tổng cục Thống kê ( TCTK) tổ chức Hội thảo về Chương trình điều tra thống kê quốc gia bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến cùng lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc Tổng cục.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương cho biết, theo kế hoạch công tác, năm 2022 sẽ thực hiện một số công việc chuẩn bị triển khai cho năm 2023 tới như: Xây dựng các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thống kê sửa đổi năm 2021; Xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia; Quy trình biện soạn GDP, PRDP… Để đảm bảo tiến độ kế hoạch đã đề ra cũng như để có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực, các công việc trên cần được thực hiện đồng thời, song song. Thời gian qua, Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (Cục TTDL) đã phối hợp các đơn vị liên quan triển khai rà soát lại chương trình điều tra quốc gia trước đây được ban hành theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg và xây dựng Dự thảo chương trình điều tra thống kê quốc gia mới, gửi xin ý kiến các đơn vị có liên quan. Tổng cục trưởng đề nghị các đơn vị tập trung thảo luận để chương trình điều tra thống kê quốc gia mới sớm được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe bà Vũ Thị Thu Thủy, Cục trưởng Cục TTDL  giới thiệu Dự thảo Chương trình điều tra thống kê quốc gia sửa đổi, gồm các nội dung chính: Cơ sở pháp lý; Nguyên tắc sửa đổi; Nội dung sửa đổi; Bố cục và nội dung chính của dự thảo chương trình điều tra thống kê quốc gia; Danh mục chương trình điều tra thống kê quốc gia sửa đổi; Các văn bản xin ý kiến và lộ trình thực hiện. Theo Dự thảo Chương trình điều tra thống kê sửa đổi, so với chương trình điều tra quốc gia được ban hành theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg, Cục TTDL đã đề xuất giảm số cuộc điều tra thống kê quốc gia, từ 50 cuộc xuống còn 43 cuộc; trong đó số cuộc điều tra do TCTK thực hiện giảm từ 35 cuộc xuống còn 31 cuộc; số cuộc điều tra thống kê do các Bộ, ngành thực hiện giảm từ 15 cuộc xuống còn 12 cuộc; giảm 02 nhóm cuộc điều tra thống kê (từ 09 nhóm xuống 07 nhóm); giữ nguyên 31 cuộc điều tra thống kê, sửa đổi 13 cuộc điều tra, lồng ghép và sắp xếp lại 5 cuộc điều tra, loại bỏ 3 cuộc điều tra. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu của từng cuộc điều tra cũng được rà soát kỹ.
 
Hội thảo về chương trình điều tra thống kê quốc gia
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Cục trưởng Cục TTDL (áo đen, bên phải)
trình bày Dự thảo Chương trình điều tra thống kê quốc gia sửa đổi

Hội thảo dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận và góp ý các vấn đề của dự thảo Chương trình điều tra thống kê quốc gia sửa đổi cũng như các công việc liên quan như: Thể thức, nội dung các văn bản trình Chính phủ phê duyệt; Số lượng các cuộc điều tra; Các chỉ tiêu điều tra thống kê trong từng lĩnh vực; Kinh phí điều tra…
 
Hội thảo về chương trình điều tra thống kê quốc gia 1
Toàn cảnh Hội thảo
 
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến đánh giá cao sự nỗ lực của Cục TTDL trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia trong thời gian qua và đồng ý quan điểm lồng ghép một số cuộc điều tra, song cũng cần nghiên cứu kỹ, do đó đề nghị các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Cục TTDL để việc lồng ghép cho phù hợp. Phó Tổng cục trưởng đồng thời đưa ra yêu cầu các công việc cụ thể đối với từng đơn vị chuyên môn. Sau hội thảo này, Cục TTDL cần nghiên cứu các ý kiến đóng góp, tổ chức các buổi làm việc cụ thể với từng đơn vị chuyên môn. Các ý kiến đóng góp của các đơn vị thuộc Tổng cục và các bộ, ngành sẽ là cơ sở để Cục hoàn thiện dự thảo và tổ chức các buổi hội thảo tiếp theo với các đơn vị thuộc Tổng cục, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và với các bộ, ngành.

Kết luận Hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương yêu cầu Cục TTDL làm rõ hơn một số nội dung phạm vi, đơn vị điều tra..., đảm bảo nguyên tắc đáp ứng các yêu cầu thông tin không có sẵn, tính thực tiễn và tính khả thi. Cục TTDL đồng thời sớm hoàn thiện dự thảo và có lịch làm việc thảo luận sâu với các đơn vị… để các công việc đảm bảo theo đúng tiến độ và chất lượng./.

B.N

 

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top