Huyện Ý Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

19/07/2019 - 04:01 PM
Sức bật từ các chương trình hỗ trợ
 
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Ý Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, trong đó ưu tiên quỹ đất thuận lợi, có khả năng sinh lời cao ở các trục giao thông chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư sản xuất CN-TTCN.
 
Với thế mạnh về làng nghề (toàn huyện có 27 làng nghề ở 18 xã, thị trấn), Huyện đã thực hiện quy hoạch các các điểm, cụm công nghiệp tập trung để thu hút và bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp, cơ sở tại các làng nghề xây dựng nhà xưởng.

 
Huyện Ý Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Hiện nay, Ý Yên đã hình thành được 5 cụm công nghiệp tập trung với hạ tầng được đầu tư cơ bản. Các cụm công nghiệp đã thu hút được 160 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước số lượng lớn các sản phẩm đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ…
 
Song song với việc tạo quỹ đất, huyện Ý Yên còn triển khai nhiều giải pháp quan trọng khác như: Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trung hạn để đổi mới dây chuyền, công nghệ, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động; triển khai các chương trình xúc tiến thương mại...
 
Cụ thể, Huyện đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhờ được đào tạo nghề, một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp đã có thể tiếp cận được với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có kỹ năng và định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
 
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu làng ngh, huyện Ý Yên đã hình thành được 2 trung tâm thương mại quảng sản phẩm làng nghề thuộc Cụm công nghiệp phía Nam thị trấn Lâm với các sản phẩm đúc đồng mỹ nghệ và Khu thương mại La Xuyên, Yên Ninh quảng các sản phẩm mộc mỹ nghệ.
 
Nhờ các giải pháp thiết thực, đồng bộ, giá trị sản xuất công nghiệp của Ý Yên đạt cao và duy trì tốc độ tăng trưởng tốt (năm 2018 đạt trên 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ); thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 23 nghìn lao động. Cơ cấu kinh tế của huyện Ý Yên đã chuyển dịch tích cực; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của Huyện.
 
Giữ vững mặt trận nông nghiệp
 
Không chỉ đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, trong sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Nổi bật, trên địa bàn Huyện đã từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nông sản đã trở thành hàng hóa, sản xuất theo chuỗi liên kết như: Vùng sản xuất lạc trong vụ chiêm xuân; vùng sản xuất khoai tây vụ đông; vùng sản xuất lúa đặc sản; vùng sản xuất rau chuyên canh; vùng chăn nuôi tập trung phát triển tại các xã Yên Ninh, Yên Lợi, Yên Lộc, Yên Thắng, Yên Đồng...
 
Đồng thời, Huyện chú trọng phát triển các mô hình theo hướng công nghệ sạch, an toàn như: Mô hình của HTX SXKD DVNN Nam Cường liên kết với Công ty Xuất khẩu Đồng Giao; mô hình sản xuất gạo sạch Bắc thơm 7 với Công ty TNHH Toản Xuân; mô hình nuôi cá lồng bè Sông Đào Yên Phúc; thử nghiệm và mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản tại Yên Dương, Yên Cường... Bên cạnh đó, Huyện cũng khuyến khích nông dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật và mở rộng đưa cơ giới hóa vào sản xuất, sản xuất phân hữu cơ... Đến nay, toàn huyện đã đạt 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất, 80% cơ giới hóa trong thu hoạch./.

 
Long Phương

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top