Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018

05/05/2020 - 02:52 PM

Một số đặc điểm nhân khẩu học cơ bản liên quan đến mức sống

Nhân khẩu bình quân 1 hộ (quy mô h) chung cả nước năm 2018 là 3,70 người, giảm dần trong 12 năm qua, từ 2006-2018. Xu hướng này diễn ra đối với cả khu vực thành thị và nông thôn, các vùng và ở các nhóm thu nhập.

Qui mô nhân khẩu của hộ dân cư nghèo vẫn cao hơn hộ gu. Theo KSMS 2018, nhân khẩu bình quân 1 hộ nhóm hộ nghèo nht (nhóm 1) là 4,0 người, cao gấp hơn 1,2 lần so với nhóm hộ giàu nht (nhóm 5). Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc có quy mô nhân khẩu của hộ cao nhất, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung đứng thứ 2 và vùng Đông Nam Bộ thấp nhất.

Các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn, các vùng nghèo hoặc thuộc nhóm hộ nghèo thường có đông nhân khẩu hơn, nhưng t lệ lao động lại ít hơn các hộ gia đình khu vực thành thị, các vùng giàu và các hộ thuộc nhóm giàu.
 
T lệ phụ thuộc (15-55 tuổi đối với nữ và 15-60 tuổi đối với nam) của năm 2018 là 0,69%, cao hơn năm 2016 là 0,64%, một phần là do tuổi thọ của người dân ngày càng tăng lên (cơ cấu nhân khẩu theo nhóm tuổi từ 60 trở lên năm 2006 là 10,4%, năm 2016 là 13,3%, đến năm 2018 tăng lên 14,8%). Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm hộ nghèo nht cao hơn 1,8 lần so với nhóm hộ giàu nhất. Tỷ lệ phụ thuộc cũng cao hơn ở các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn so với thành thị.
Giáo dục
Năm 2018, c 16,9% dân số từ 15 tuổi trở lên không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường; 20,2% tốt nghiệp tiểu học; 28,3% tốt nghiệp THCS; 16,3% tốt nghiệp THPT; 18,4% có bằng cấp nghề hoặc cao đẳnđại học trở lên. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường hoặc không có bằng cấp của nhóm hộ nghèo nht là 34,6%, gấp 5,3 lần so với nhóm hộ giàu nht; của nữ giới là 20,6%, gấp 1,6 lần so với của nam giới. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng, đại học và trên đại học cũng ckhoảng cách đáng kể giữa hai nhóm hộ nghèo nhất và nhóm hộ giàu nhất (1,0% so với 25,7%).

T lệ đi học đúng tuổi các cấp c xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông. Xu hướng này cho thấy giáo dục đang được nâng cao, hướng tới phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Xét theo loại trường đang học, có 94,9% học sinh đang học tại trường công lập, giảm nhẹ so với năm 2016. Ngược lại, tỷ lệ học sinh đang học tại các trường dân lập, tư thục vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (chỉ 4,8%). Các hộ gia đình thuộc nhóm giàu có xu hướng cho con học tại các trường dân lập, tư thục cao hơn nhiều các hộ thuộc nhóm nghèo (10,3% so với 0,7%). Tương t, tỷ lệ học tại các trường dân lập, tư thục ở khu vực thành thị cũng cao hơn khu vực nông thôn (9,8% so với 2,3%). Việc lựa chọn học trường tư một phần nguyên nhân do tình trạng đăng ký hộ khẩu. Số liệu cho thy, nhóm dân số không có đăng ký hộ khẩu c tỷ lệ học tại các trường tư cũng cao hơn so với nhóm dân số có đăng ký hộ khẩu (17,9% so với 4,6%).

Trung bình các hộ dân cư phải chi hơn 6,6 triệu đồng cho một thành viên đang đi học trong 12 tháng, tăng hơn 21,3% so với năm 2016. Điều này cho thy, đầu tư cho giáo dục ngày càng được chú trọng hơn qua các năm. Ở thành thị, các hộ chi 10,8 triệu đồng cho một thành viên đi học trong 12 tháng, cao hơn hộ nông thôn 2,4 lần; nhóm hộ giàu nht chi 14,8 triệu đồng/người/12 tháng. Nhìn chung, chi tiêu cho giáo dục và đào tạo không có sự khác biệt nhiều về giới. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rõ rệt khi quan sát theo cấp vùng,  vùng có chi tiêu cho giáo dục, đào tạo cao nht là Đông Nam Bộ gần 10,7 triệu đồng/người/12 tháng, cao hơn 3,3 lần so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Có thể thy rằng, sự chênh lệch về chi cho giáo  dục giữa các vùng đang dần thu hẹp.

Trong cơ cấu chi cho giáo dục, khoản học phí (35,6%), học thêm (18,8%) và chi giáo dục khác (khoảng 22,0%) là các khoản chi chiếm t trọng lớn. Tỷ lệ lượt người đi học được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp là 41,6%.

Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua tại các trường công lập khoảng 5,7 triệu đồng/người/12 tháng, thấp hơn nhiều so với các loại trường dân lập (20,9 triệu đồng/người/12 tháng) và tư thục (14,5 triệu đồng/người/12 tháng).
Y tế
Theo kết quả khảo sát có 38,9% số người được hỏi cho biết, họ có khám chữa bệnh trong 12 tháng, cụ thể tcó 35,2% người được hỏi nói rằng họ ckhám ngoại trú, trong khi chỉ 8% ckhám nội trú. Người dân sử dụng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, trong 8% những người ckhám nội trú, tỷ lệ khám nội trú và sử dụng bảo hiểm y tế là 6,6% (chiếm hơn 82% những người có khám nội trú). Trẻ em và người cao tuổi là nhóm có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cao, 59,3% trẻ em từ 0-4 tuổi và 64,8% người trên 60 tuổi ckhám chữa bệnh.

Trong Khảo sát mức sống hộ gia đình, bảo hiểm y tế được coi là một khoản đầu tư cho y tế. Trong 10 năm từ 2008-2018, tỷ lệ người sử dụng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh tăng hơn 30% (từ 61% năm 2008 lên 92,2% năm 2018). Không thấy sự khác biệt giữa nhóm thu nhập khá giả và nhóm người nghèo; dân cư sống ở thành thị với nông thôn; người dân tộc Kinh và thiểu số trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế. Chi tiêu y tế ngày một gia tăng cùng với sự cải thiện của đời sống dân cư, và một phần do sự tăng lên về giá của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Năm 2018, chi trung bình 1 người ckhám chữa bệnh trong 12 tháng là gần 3,16 triệu đồng (cao gấp 3 lần năm 2008). Chi phí khám bệnh nội trú bình quân 1 người cao gấp 5,6 lần so với chi phí khám bệnh ngoại trú (8,47 triệu so với với 1,52 triệu đồng). Chi cho khám chữa bệnh tăng dần theo độ tuổi và cao nht ở nhóm người trên 60 tuổi, trung bình gần 5 triệu đồng/năm, đặc biệt chi cho khám bệnh nội trú của nhóm này lên tới 12 triệu đồng/năm.
Việc làm và thu nhập
Việc làm

Cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên có việc làm) theo hai khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể 
trong giai đoạn 2008-2018 theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế phi nông lâm nghiệp và thủy sản và giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ th, tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 11,7 điểm phần trăm (từ 50,8% xuống 39,1%), trong khi đó, khu vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng từ 49,2% tới 60,9%. Năm 2008, tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực phi nông nghiệp lần lượt là 50,8% và 49,2%, gần như tương đương nhau.
 
Việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi cơ cấu lao động rt rõ nét, đến năm 2018, tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản gấp 1,6 lần khu vực phi nông nghiệp (60,9% so với 39,1%). Chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh nht diễn ra tại đồng bằng sông Hồng (từ 60,3% năm 2008 tăng lên 76,4% năm 2018 trong khu vực phi nông nghiệp), chậm nhất là vùng Tây Nguyên (29,7% so với 32,7%). Thực tế cho thy trong 10 năm qua, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng crt nhiều khu công nghiệp được mở ra để thu hút lao động trong khu vực, điều này dẫn đến làm thay đổi tỷ trọng lao động.

Về chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế, năm 2018, lao động trong khu vực “Nông, lâm nghiệp, thủy sản” chiếm 39,1%, giảm 11,7 điểm phần trăm so với năm 2008. Ngược lại, khu vực Công nghiệp, xây dựng” tăng từ 20,4% tới 25,9% so với cùng kỳ; khu vực “Dịch vụ” tăng từ 28,8% tới 35,0%. So với năm 2016,  đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực dịch vụ, đưa tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ lên 35%.

Cơ cấu về ngành kinh tế của hộ dân cư đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển thêm nhiều ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tỷ trọng lao động trong các ngành sản xut kinh doanh chính như công nghiệp, xây dựng, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ khác của hộ năm 2018 đều tăng so với năm 2008. Cụ thể, tỷ trọng lao động tăng nhiều nht trong ngành dịch vụ khác là 4 điểm phần trăm (từ 18% lên 22%), ngành công nghiệp tăng lên 3% (từ 15% lên 18%), ngành buôn bán lẻ và xây dựng cũng tăng lên. Trong khi đó ttỷ trọng lao động trong ngành thủy sản và lâm nghiệp hầu như không đổi. Thay đổi nhiều nht là tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm 12% (giảm từ 47% xuống 35%). Qua đó có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang ngành khác là rõ nét nhất.

Sgiờ làm việc bình quân 1 người 1 tuần của dân số 15 tuổi trở lên chia theo ngành sản xut kinh doanh chính của công việc chiếm nhiều thời gian nhất năm 2018 là 35,3 giờ, số giờ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp lần lượt là 23,4 giờ và 43,0 gi. Tuy nhiên số giờ làm việc trung bình một tuần của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2018 có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm hộ nghèo nhất với nhóm hộ giàu nht (24,4 giờ so với 42,3 gi). Sgiờ làm việc trung bình một tuần của dân số từ 15 tuổi trở lên năm  2018 thuộc nhóm hộ giàu nhất luôn cao hơn nhóm hộ nghèo nhất trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh chính. Chênh lệch về số giờ làm việc cao nht trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của nhóm hộ nghèo nht của năm 2018 là 33,4 gi, trong khi ở nhóm hộ giàu nht tỷ lệ này tương ứng là 45,3 gi.

Thu nhập

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2018 theo giá hiện hành đt khoảng 3.873,8 nghìn đồng, tăng 25% so với năm 2016, tăng bình quân 11,8% một năm trong thời kỳ 2016-2018.

Thu nhập theo giá so sánh (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 2016-2018 tăng 8% mỗi năm, cao hơn so với thu nhập theo giá so sánh thời kỳ 2014-2016 (6,6%).

Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với năm 2016. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đt 5.624 nghìn đồng; khu vực nông thôn đt 2.987 nghìn đồng, chênh lệch gấp gần 2 lần.
Nhóm hộ nghèo nht (nhóm thu nhập 1) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đt 923 nghìn đồng, tăng 19,8%; nhóm hộ giàu nht (nhóm thu nhập 5) đt 9.318 nghìn đồng, tăng 23,5% so với năm 2016, cao gấp 10 lần nhóm 1. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2018 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2016. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nht vẫn là Đông Nam B, cao gấp 2,3 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nht là vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong tổng thu nhập, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 51,1%, thu từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,3%, thu từ công nghiệp, xây dựng chiếm 4,8%, thu từ thương nghiệp, dịch vụ chiếm 17,9%, thu khác chiếm 12,8%. Cơ cấu thu nhập năm 2018 đã có chuyển biến đáng kể so với các năm trước, trong đó các khoản thu về tiền lương, tiền công tăng hơn các năm trước; cơ cấu thu từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm so với các năm trước.
Chi tiêu
Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2018 bình quân 1 người 1 tháng đt 2.545 nghìn đồng, tăng 18,0% so với năm 2016. Chi tiêu thực tế (chi tiêu sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) thời kỳ 2016-2018 tăng 4,9% một năm, cao hơn mức tăng 3,5% một năm của thời kỳ 2014-2016.

Ở các vùng, chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm 2018 đều tăng so năm 2016.
 
Năm 2018, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng ở khu vực nông thôn đt 1.906 nghìn đồng, tăng 18,5% so với năm 2016; khu vực thành thị đt 3.285 nghìn đồng, tăng 13,8% so năm 2016. Chi tiêu cho đời sống năm 2018 của nhóm hộ nghèo nhất tăng 26,8%, trong khi nhóm hộ giàu nhất tăng 19,8% so với năm 2016. Chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ giàu nht cao gấp 3,7 lần của nhóm hộ nghèo nht (hệ số này năm 2016 là 3,9 lần, 2014 là 3,8 lần, năm 2012 là 3,8 lần, năm 2010 là 4,6 lần, năm 2008 là 4,2 lần, năm 2006, 2004 và 2002 đều là 4,5 lần). Mức chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm hộ giàu nhất  và nghèo nht không đổi từ năm 2012 đến 2016 (khoảng 3,8 lần), điều này cho thy tốc độ tăng về chi tiêu của nhóm hộ giàu và nghèo là khá đồng đều trong giai đoạn 2012-2016. Nhưng đến năm 2018, tốc độ tăng  về chi tiêu của nhóm hộ nghèo có cao hơn nhóm hộ giàu dẫn đến chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm giàu và nghèo có giảm bớt trong năm 2018 so với các năm trước.

T trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp của một hộ dân cư. Tỷ trọng này càng cao biểu hiện mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình thấp nên tỷ trọng này còn cao. Tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống có xu hướng giảm từ năm 2008 đến 2018 (từ 52,8% giảm xuống 47,3%) cho thấy mức sống người dân ngày càng được nâng cao.

Nhóm hộ giàu nhất có tổng mức chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống lớn gấp 5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất. Trong đó, chi về nhà , điện nước, vệ sinh gấp 6,1 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 3,9 lần; chi y tế, chăm sóc sức khoẻ gấp 2,5 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 7,3 lần; chi giáo dục gấp 4,9 lần; chi văn hoá, thể thao, giải trí gấp 90,2 lần.
Nhà ở, điện, nước, phương tiện vệ sinh
T lệ nhà tạm tính trên cả nước có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2008 cả nước còn tới 13,1%  hộ có nhà tạm thì đến năm 2016 chỉ còn 2,6% và năm 2018 là 1,7%. Đây là con số rt ấn tượng, bởi trong các năm qua, Đảng và Nhà nước đã crt nhiều chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà , thực hiện các chương trình xoá nhà tạm, cải thiện nhà ở cho người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ven biển và hải đảo.

Theo số liệu của KSMS dân cư 2018, c một số tỉnh hiện đã không còn nhà thiếu kiên c, nhà tạm như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. Bên cạnh đó, một số địa phương vẫn còn tỷ lệ nhà tạm cao,  tập trung ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, còn nhiều điều kiện khó khăn đối với người dân như: Hà Giang (12,7%), Tuyên Quang (15,6%)…

Tính toán của KSMS 2018 cho biết, diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu của cả nước đt 23,8m2/người, đây là tỷ lệ cao khi đối chiếu với chuẩn nghèo về diện tích nhà ở là 8m2/người. Không có sự chênh lệch nhiều giữa khu vực thành thị và nông thôn qua các năm (năm 2018 khu vực thành thị là 26,2% còn nông thôn 22,6%).

Trong cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn chính, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy riêng là cao nht qua các năm, chiếm tới hơn ¼ dân số (năm 2016 là 38,4%, năm 2018 là 43,4%). Đây là một sự tiến bộ lớn, vì nước máy riêng được coi là nguồn nước sạch và đảm bảo nht cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, cũng vẫn còn gần ¼ dân số sử dụng giếng khoan có bơm làm nguồn nước ăn chính (năm 2016 là 24,3%, năm 2018 là 21,6%). Trong  những năm gần đây, trên cả nước tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở khu vực nông thôn diễn biến phức tạp, nhiều nơi nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được kiểm nghiệm, chứa nhiều độc t nhưng người dân vẫn sử dụng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Con số 21,6% người dân còn sử dụng nước giếng khoan có bơm trên cả nước năm 2018 là khá đáng lo ngại khi tình trạng ô nhiễm nước giếng đang có dấu hiệu gia tăng.

Về vấn đề xử lý rác: Năm 2018, trên cả nước cách xử lý rác của hộ đã có nhiều tiến bộ khi tỷ lệ hộ có rác có người đến ly đi đt 59,9%. Tuy nhiên vẫn còn tới 40,1% số hộ có cách xử lý rác không an toàn, gây nguy hại cho môi trường như vứt xuống ao, h, sông, suối, vứt ở khu vực gần nhà… Đặc biệt, tỷ lệ hộ xử lý rác không an toàn ở vùng nông thôn lên tới 54,1%. Con số này phản ánh vấn đề xử lý rác thải sinh hot của hộ gia đình đang khá nhức nhối, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.
Giảm nghèo
T lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước năm 2018 là 6,8%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2017. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ở nông thôn là 9,6% cao hơn nhiều ở khu vực thành thị là 1,5%.
T lệ nghèo tiếp cận đa chiều có sự khác biệt giữa các vùng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc ct lệ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (18,4%). Tiếp theo là các vùng Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (13,9% và 8,7%), vùng ctỷ lệ thấp nht là Đông Nam Bộ (0,6%). Tính về tốc độ giảm nghèo thì vùng ctỷ lệ nghèo cao nht lại ctốc độ giảm nghèo chậm nht là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (tốc độ giảm nghèo bình quân năm giai đoạn 2016-2018 là khoảng 5,9%). Hai vùng cũng ctỷ lệ nghèo cao là Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ctốc độ giảm nghèo bằng tốc độ giảm nghèo chung cả

nước giai đoạn 2016-2018 là 7,5%.
Trong năm 2018, có 25,3% số hộ dân cư được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo, giảm so với các năm trước (2016 là 23,9%, 2014 là 23,2%, 2012 là 27,7%, 2011 là 26,9%, 2010 là 26,7%). Trong đó, 22,1% hộ được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, 2,3% hộ được miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, 0,7%  hộ được hưởng tín dụng ưu đãi cho người nghèo.

T lệ hộ được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo đt mức cao ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ; duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

C 84,9% số hộ tự đánh giá cuộc sống của gia đình năm 2018 được cải thiện hơn so với 5 năm trước, 9,7% như cũ và 5,2% giảm sút. Những nguyên nhân cuộc sống như cũ hoặc giảm sút chủ yếu là do hộ có người ốm (29,4%), đặc biệt là ở nông thôn; do thu nhập thấp (32,7%) và do giá cả tăng cao (9,9%).

C thể nói, năm 2018, dù kinh tế - xã hội nước ta gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng thu nhập của dân cư tiếp tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, mức sống vẫn có sự cách biệt xa giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa một số vùng, đặc biệt vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên còn khó khăn so với các vùng khác. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục quan tâm, chú ý để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mức sống của người dân trên cả nước./.

 
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top