Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi tăng trưởng

31/12/2022 - 06:49 PM
Năm 2022, tỉnh Lạng Sơn bước vào triển khai nhiệm vụ trong điều kiện có một số thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 22.683 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 7,22% (mục tiêu từ 7 - 7,5%), trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,01%, đóng góp 1,06 điểm phần trăm vào mức tăng chung; công nghiệp - xây dựng tăng 11,03%, đóng góp 2,75 điểm phần trăm vào mức tăng chung; dịch vụ tăng 6,6%, đóng góp 3,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,53% đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 41.487 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,1%, công nghiệp - xây dựng 24,4%, dịch vụ 49,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,52%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 51,72 triệu đồng, tương đương 2.155,1 USD.
 
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi tăng trưởng

Về đầu tư, xây dựng

Với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA; quyết liệt triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022. Chính quyền địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, xây dựng chính sách hỗ trợ, bồi thường tái định cư; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án trọng điểm; tăng cường quản lý công tác lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh năm 2022 ước thực hiện 2.977,2 tỷ đồng, tăng 5,28% so với cùng kỳ, đạt 89,12% so với kế hoạch, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 1.671,7 tỷ đồng, giảm 11%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 1.305,5 tỷ đồng, tăng 37,47%.

Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cả năm 2022 tăng 19,03% so với cùng kỳ.

Dự ước vốn đầu tư thực hiện năm 2022 đạt 20.395 tỷ đồng, tăng 19,03% so với cùng kỳ. Phân theo nguồn vốn: Vốn Nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.698,9 tỷ đồng, tăng 11,46% so với cùng kỳ. Vốn ngoài Nhà nước 15.552,3 tỷ đồng, tăng 21,08% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 143,9 tỷ đồng. Trong tổng số vốn thực hiện phân theo khoản mục đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản cả năm 2022 ước đạt 17.207,9 triệu đồng, chiếm 84,37%.

Về tình hình doanh nghiệp

Từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, có 442 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,64% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 4.829,4 tỷ đồng tăng 13,84% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động 271 doanh nghiệp tăng 37,56%, doanh nghiệp thông báo giải thể 131 doanh nghiệp giảm 57,32% so với cùng kỳ.

Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý IV/2022 so với quý trước: 32,26% doanh nghiệp đánh giá tốt lên; 38,71% doanh nghiệp giữ ổn định; 29,03% số doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Trong đó, khu vực FDI 25% doanh nghiệp đánh giá tốt lên, 75% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất giữ ổn định; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 33,33% đánh giá tốt lên và 33,33 % giữ ổn định, 33,33% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn quý trước.

Đánh giá tình hình hoạt động xây dựng quý tiếp theo có 8,33% doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn; 60% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn, 31,67% doanh nghiệp đánh giá tình hình không đổi so với quý trước.

Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm toàn tỉnh thực hiện được 92.839,86 ha, tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước. Cây lúa diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được 48.128,93 ha, tăng 1,87%; năng suất đạt 43,24 tạ/ha, tăng 0,55%; sản lượng đạt 208.129,38 tấn, tăng 2,43%. Diện tích lúa vụ Đông Xuân gieo trồng được 15.598,11 ha, tăng  3,95% , diện tích gieo trồng cây lúa tăng do thời tiết đầu vụ tương đối thuận lợi, có mưa lớn đảm bảo lượng nước cho việc tưới tiêu nên người dân đã đẩy nhanh tiến độ cày ải, nên diện tích gieo trồng tăng hơn so với năm trước. Năng suất lúa  đạt 51,62 tạ/ha, giảm 0,19%, do ảnh hưởng của đợt mưa to kéo dài đầu tháng 5  đã gây ngập úng diện tích lúa ở các khu vực ven sông, suối nên năng suất giảm. Sản lượng lúa đạt 80.517,34 tấn, tăng 3,75%.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khác thực hiện được 6.601,87 ha, giảm 1,62% so với cùng kỳ. Cây gia vị hàng năm có diện tích 2.028,91 ha, giảm 14,71% so với cùng kỳ, do diện tích cây ớt cay giảm. Cây dược liệu, hương liệu hàng năm có diện tích 110,81 ha giảm 0,48%.

Ước tính diện tích cây lâu năm sơ bộ năm 2022 là 50.507,32 ha, tăng 1,27% so với cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn quả là 16.777,62 ha, chiếm 33,22% tổng diện tích cây lâu năm, giảm 0,99% so với cùng kỳ; diện tích cây lấy quả chứa dầu 41,17 ha; diện tích cây chè 420,6 ha, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước; cây gia vị, dược liệu lâu năm có diện tích 32.421,75 ha, tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước. Cây lâu năm khác 846,18 ha, tăng 10,99% so với cùng kỳ năm trước.

Ước tổng đàn trâu đạt 63.016 con, giảm 1,25% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn bò ước đạt 28.386 con, tăng 0,62% so với cùng kỳ, bò chủ yếu được nuôi để lấy thịt. Ước tổng đàn lợn 179.530 con, tăng 6,28% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng đàn gia cầm: 4.410,79 nghìn con, giảm 1,63% so với cùng năm trước.

Diện tích rừng trồng mới năm 2022 thực hiện được 11,04 nghìn ha, tăng 0,46% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác năm 2022 thực hiện 206,32 nghìn m3, tăng 22,14% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi khai thác và tiêu thụ năm 2022 là 1.381,53 nghìn ste, tăng 5,11% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản khai thác 293 tấn, tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong năm 1.505 tấn, tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá nuôi là 1.496 tấn, tăng 0,94% so với cùng kỳ năm trước.

Về sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại dịch vụ

So với cùng kỳ, IIP năm 2022 tăng 7,09%. Đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của toàn ngành công nghiệp trong năm 2022 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với IIP ước tăng 10,25%.

Năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh so với cùng kỳ, do phía Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách "Zero Covid". Hoạt động XNK vẫn được duy trì ở 04 cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Chi Ma. Lũy kế, tổng kim ngạch hàng hóa XNK qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 23.849 triệu USD.

Hoạt động thương mại, dịch vụ có mức tăng khá, hàng hoá giá cả ổn định đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dânThị trường hàng hóa đa dạng phong phú, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và khan hiếm hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu được bảo đảm cung ứng đầy đủ, nhất là các nhu yếu phẩm, khẩu trang y tế, thiết bị phòng dịch bệnh..., các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh - trật tự an toàn xã hội được tăng cường; duy trì môi trường ổn định.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 dự ước 21.728,9 tỷ đồng, tăng 14,02% so với năm trước. Nhóm lương thực, thực phẩm ước 12.053,4 tỷ đồng, tăng 17,44% so với năm trước do nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của người dân tăng.
 
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi tăng trưởng 1

Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2022 dự ước doanh thu 2.198,1 tỷ đồng, tăng 26,62% so với năm trước: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước 120,5 tỷ đồng, tăng 18,64% so với năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước 2.077,6 tỷ đồng, tăng 27,12% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ lữ hành năm 2022 ước 13,5 tỷ đồng, so với năm trước tăng 47,83%.

Dự ước năm 2022, doanh thu dịch vụ khác 510,8 tỷ đồng, so với năm trước tăng 12,49%.

Dự ước năm 2022, doanh thu vận tải ước đạt 1.983,6 tỷ đồng, tăng 17,73% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hành khách đạt 224,1 tỷ đồng tăng 18,47%. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 10,41%; hành khách luân chuyển tăng 14,84% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hoá đạt 1.137 tỷ đồng, tăng 10,52%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 19,03%; hàng hoá luân chuyển tăng 14,25% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 618,5 tỷ đồng tăng 33,59%; dịch vụ chuyển phát đạt 4 tỷ đồng tăng 10,28% so với cùng kỳ.

Về xã hội

Trong năm 2022, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản ổn định không có biến động lớn. Công tác an sinh xã hội trên địa bàn được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả. Các chương trình, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt kết quả tích cực. Tổ chức hiệu quả Kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Thực hiện đồng bộ các kế hoạch, giải pháp về bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực, xâm hại trẻ em. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 3%, tương đương 5.785 hộ, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 9,27%.


Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, các chính sách lao động - việc làm được duy trì thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, ước thực hiện cả năm là 23.740 lượt người, đạt 183% so với kế hoạch; số người đăng ký tìm việc làm: 1.883; số người được giới thiệu việc làm: 1.871 người, số người nhận được việc làm là: 991 người đạt 227% so sánh với cùng kỳ năm 2021; Số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 4.746 người, số người có quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng là 4.032 người, tăng 21,7% so năm 2021, với tổng số tiền chi trả là 54.756 triệu đồng, tăng 25,35% so năm 2021. Tạo việc làm mới cho khoảng 17.000 lao động, tuyển sinh và đào tạo cho 19.436 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%...
 
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top